1 tỷ USD cho đồng bằng sông Cửu Long

Thursday, 28/09/2017, 00:36 AM

Ít nhất sẽ có 1 tỷ USD dành cho ĐBSCL để làm một số công trình, Thủ tướng khẳng định.

1 tỷ USD cho đồng bằng sông Cửu Long

Tại phiên thảo luận của hội nghị phát triển bền vững ĐBSCL thích ứng với biến đổi khí hậu tại Cần Thơ sáng nay, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cho biết, Chính phủ đang cố gắng tìm các nguồn đầu tư khác trong đó có ODA, WB để hỗ trợ ĐBSCL chống biến đổi khí hậu.

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cùng 2 Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ, Trịnh Đình Dũng. Ảnh: VGP
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cùng 2 Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ, Trịnh Đình Dũng. Ảnh: VGP

“Ít nhất sẽ có 1 tỷ USD dành cho ĐBSCL để làm một số công trình điều tiết nước ngọt, điều tiết lũ và nước nhiễm mặn”, Thủ tướng khẳng định.

2.500 quy hoạch: Chồng chéo

Trước đó, cũng trong phiên thảo luận, Bộ trưởng KH-ĐT Nguyễn Chí Dũng chỉ ra hàng loạt bất cập trong quy hoạch vùng đất Chín Rồng.

Bộ trưởng Dũng cho hay, quy hoạch ĐBSCL là vấn đề có tính chất liên ngành, vượt qua phạm vi của một ngành, một địa phương. Tuy nhiên các dự án, quy hoạch được triển khai đang thiên về hướng ứng phó cục bộ, giải quyết cục bộ, chưa xem xét ở góc độ liên ngành liên vùng.

ĐBSCL hiện có trên 2.500 quy hoạch được lập, riêng quy hoạch cấp vùng có tới 22 bản quy hoạch.

Bộ trưởng KH-ĐT Nguyễn Chí Dũng. Ảnh: VGP
Bộ trưởng KH-ĐT Nguyễn Chí Dũng. Ảnh: VGP

Việc lập riêng rẽ nhiều quy hoạch đang thiếu liên kết, thiếu tầm nhìn, thiếu tính khả thi, chồng chéo, xung đột, chất lượng quy hoạch kém đang gây khó khăn cho việc phát triển kinh tế xã hội, gây lãng phí cơ hội, lãng phí nguồn lực của đất nước.

Ông Nguyễn Quang Các, Vụ trưởng Vụ Quản lý quy hoạch, Bộ KH-ĐT còn chỉ ra, nhiều quy hoạch chủ quan, duy ý chí, không dựa trên cơ sở khoa học. Nhiều địa phương tập trung công nghiệp hoá như quy hoạch xây dựng Tiền Giang định hướng 2030 là tỉnh công nghiệp, trong khi thế mạnh là nông nghiệp.

Nói về giải pháp, Bộ trưởng Dũng nhấn mạnh, phải coi nước là nguồn tài nguyên quan trọng nhất, hạn chế khai thác nước ngầm tuỳ tiện. Kinh tế biển là động lực phát triển. Nông nghiệp là nền kinh tế chủ đạo nhưng phải thay đổi tư duy phát triển. Cần đảm bảo phát triển hài hòa giữa 3 trụ cột kinh tế – xã hội – môi trường. Đồng thời sắp xếp lại các nhà máy nhiệt điện trong vùng.

Bộ trưởng KH-ĐT cho biết, các ĐB đề nghị tăng ngân sách cho vùng lên 20% GDP để đảm bảo nguồn lực phát triển.

Tập trung 3 ngành hàng chủ lực

Bộ trưởng NN&PTNT Nguyễn Xuân Cường cho hay, ĐBSCL đang cùng lúc chịu tác động của biến đổi khí hậu và bất hợp lý trong nội tại quản lý, tạo ra những tác động tiêu cực lớn nhất trong lịch sử kiến tạo cho vùng đất này. Trong đó nông nghiệp – nông dân – nông thôn là những đối tượng chịu tổn thương nhiều nhất.

Bộ trưởng Cường dẫn chứng, trong đầu năm 2016 có 1 triệu hộ dân thiếu nước ngọt, 17.000 ha lúa đông xuân phải gặt bỏ. Hạn mặn sẽ xuất hiện nhiều hơn, một bộ phận người dân sẽ thiếu nước sinh hoạt.

Để giải quyết, Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường kiến nghị 4 nội dung bức thiết trước mắt.

Thứ nhất, đề nghị Thủ tướng giao Bộ NN&PTNT cùng KH-CN kết hợp hợp các thành phần kinh tế trong 5 năm tới, giải quyết căn cốt 3 nhóm sản phẩm chính: Thủy sản, cây ăn quả, lúa gạo bằng các giống chủ lực.

Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường đề nghị tập trung 3 nhóm hàng chính gồm: Thuỷ sản, cây ăn quả và lúa gạo. Ảnh: VGP
Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường đề nghị tập trung 3 nhóm hàng chính gồm: Thuỷ sản, cây ăn quả và lúa gạo. Ảnh: VGP

Trong 10 năm tới phải có bộ giống hiện đại đáp ứng cho 3 ngành hàng chủ lực này.

Thứ hai, tập trung xây dựng các hợp tác xã kiểu mới cùng các trang trại lớn liên kết với doanh nghiệp hình thành sản xuất chuỗi ở các quy mô, cấp độ khác nhau.

Thứ ba, có văn bản quy định giữ nguyên 227 nghìn ha rừng của các tỉnh trong vùng, đặc biệt là 63 nghìn ha rừng ngập mặn, không được chuyển đổi dưới bất kỳ hình thức nào trừ nhiệm vụ an ninh, quốc phòng.

Bổ sung đề án và tạo nguồn lực phát triển thêm rừng ngập mặn ở những nơi có điều kiện, rừng mới giữ được bờ biển. Đồng thời cho phép lấn biển bằng chính sách giao đất 50 – 70 năm.

Thứ tư, trình Chính phủ ưu tiên nguồn lực xử lý khẩn cấp 41 điểm sạt lở nghiêm trọng bờ sông, bờ biển.

Trong lĩnh vực TN&MT, Bộ trưởng Trần Hồng Hà cũng đưa ra 4 giải pháp cho khu vực ĐBSCL phát triển bền vững.

Trong đó nhấn mạnh, phải lấy tài nguyên nước là yếu tố cốt lõi, trung tâm, làm cơ sở xuyên suốt cho việc hoạch định chiến lược, chính sách, quy hoạch phát triển vùng, phải coi nước lợ và nước mặn là nguồn tài nguyên, bên cạnh nước ngọt.

Bộ trưởng TN&MT Trần Hồng Hà. Ảnh: T.Hạnh
Bộ trưởng TN&MT Trần Hồng Hà. Ảnh: T.Hạnh

Khi chuyển đổi mô hình cần có tầm nhìn dài hạn, phải dựa trên hệ sinh thái, phù hợp với quy luật tự nhiên; phải kết hợp giữa công nghệ tiên tiến, hiện đại với tri thức, kinh nghiệm truyền thống bản địa.

“Chúng ta nên ưu tiên cho thích ứng với biến đổi khí hậu nhưng cũng phải tận dụng các cơ hội để phát triển kinh tế carbon thấp, kinh tế xanh, bảo vệ hệ sinh thái tự nhiên”, Bộ trưởng Hà lưu ý.

Trong mọi chuyển đổi, phải đảm bảo sinh kế ổn định. Người dân và doanh nghiệp đóng trung tâm, Nhà nước đóng vai trò định hướng, dẫn dắt.

Theo Vietnamnet

Rate this post

Leave your comment

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Tin nên xem

Giá gạo tăng hàng ngày, Bộ Công Thương hỏa tốc đề nghị không mua gom ồ ạt

Bộ Công Thương lưu ý các doanh nghiệp tránh mua gom lúa gạo ồ ạt, gây bất ổn thị trường, mất cân đối cung cầu cục bộ, đẩy giá lúa gạo trong nước tăng bất hợp lý. Thứ trưởng Bộ Công Thương Đỗ Thắng Hải vừa ký văn bản hỏa tốc gửi UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương đề nghị phối hợp triển khai công tác bình ổn thị trường thóc gạo.… Continue readingGiá gạo tăng hàng ngày, Bộ Công Thương hỏa tốc đề nghị không mua gom ồ ạt

“Chìa khóa” mở ra tương lai kinh tế Australia

Năng suất lao động của Australia đang chững lại trong khi các hộ gia đình đang “quay cuồng” đối phó với lãi suất tăng cao và niềm tin người tiêu dùng sụt giảm mạnh. Người dân mua sắm tại một siêu thị ở Sydney, Australia. Ảnh: AFP/TTXVN   Theo trang mạng của Viện nghiên cứu Regional Australia, Australia đang đứng trước một lựa chọn quan trọng. Năng suất lao động của Australia đang chững lại… Continue reading“Chìa khóa” mở ra tương lai kinh tế Australia

Ngành nông nghiệp dồn sức cho mục tiêu xuất khẩu 54-55 tỷ USD

Ngày 5/7, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) tổ chức Hội nghị Sơ kết 6 tháng đầu năm và triển khai kế hoạch 6 tháng cuối năm 2023. Bộ trưởng Bộ NN&PTNT Lê Minh Hoan: Mở những con đường khác để nông sản ra thị trường, chứ không chỉ là những phương cách truyền thống – Ảnh: VGP/Đỗ Hương Tại Hội nghị, Bộ trưởng Bộ NN&PTNT Lê Minh Hoan phân tích về… Continue readingNgành nông nghiệp dồn sức cho mục tiêu xuất khẩu 54-55 tỷ USD

Thúc đẩy quan hệ hợp tác Việt Nam – Australia lên tầm cao mới

Trong suốt 50 năm qua, quan hệ Việt Nam – Australia từng bước phát triển mạnh mẽ, đi vào chiều sâu, bền vững và thiết thực bằng việc gia tăng lòng tin chiến lược, chia sẻ lợi ích trong một trật tự quốc tế dựa trên luật pháp quốc tế, quan hệ kinh tế ngày càng phát triển và giao lưu nhân dân bền chặt.   Chuyến thăm Việt Nam của Thủ tướng Australia Anthony… Continue readingThúc đẩy quan hệ hợp tác Việt Nam – Australia lên tầm cao mới

SỰ TIN CẬY VỀ CHÍNH TRỊ VÀ HỖ TRỢ LẪN NHAU GIỮA HAI NỀN KINH TẾ LÀ TIỀM NĂNG THÚC ĐẨY QUAN HỆ HỢP TÁC VIỆT NAM – AUSTRALIA LÊN TẦM CAO MỚI

Chuyến thăm Việt Nam của Thủ tướng Australia Anthony Albanese từ ngày 03 đến ngày 04 tháng 6 năm 2023 đã tiếp tục góp phần củng cố tin cậy chính trị, thúc đẩy hợp tác nhiều mặt như chính trị-ngoại giao, quốc phòng-an ninh, kinh tế, đầu tư, lao động, giáo dục, công nghệ, biến đổi khí hậu, giao lưu nhân dân…..tạo nhiều dấu ấn và là tiềm năng thúc đẩy quan hệ hợp tác… Continue readingSỰ TIN CẬY VỀ CHÍNH TRỊ VÀ HỖ TRỢ LẪN NHAU GIỮA HAI NỀN KINH TẾ LÀ TIỀM NĂNG THÚC ĐẨY QUAN HỆ HỢP TÁC VIỆT NAM – AUSTRALIA LÊN TẦM CAO MỚI

Tin cùng chuyên mục

Có thể bạn quan tâm