3 tỷ phú giàu nhất sàn chứng khoán tạo lập nên những dự án BĐS đình đám nhất Việt Nam

Monday, 02/01/2017, 07:12 AM

Chiếm tới 8/20 người giàu nhất sàn chứng khoán, những đại gia kinh doanh bất động cho thấy họ sở hữu tài sản lớn hơn bất kỳ đại gia nào kinh doanh các lĩnh vực khác.

3 tỷ phú giàu nhất sàn chứng khoán tạo lập nên những dự án BĐS đình đám nhất Việt Nam

Hiện tượng “sao đổi ngôi”

Năm 2016, Thị trường Chứng khoán Việt Nam đã chứng kiến nhiều điều thú vị. Một trong số đó là việc ông Phạm Nhật Vượng, người giữ vị trí người giàu nhất sàn chứng khoán suốt 7 năm đã được thay bởi đại gia trẻ tuổi Trịnh Văn Quyết (41 tuổi).

Tuy nhiên cũng cần phải nói thêm rằng, ông Phạm Nhật Vượng, theo danh sách của Tạp chí Forbes ở thời điểm này vẫn là người giàu nhất Việt Nam với tài sản là 2,2 tỷ USD. Forbes tính tài sản các tỷ phú không chỉ gồm những tài sản trên sàn mà cả những tài sản khác, chưa niêm yết.

Một điểm thú vị khác trong danh sách những người giàu nhất trên sàn chứng khoán đó là một gương mặt chỉ xuất hiện đúng vào những ngày cuối cùng. Ông Bùi Thanh Nhơn, giữ vị trí thứ 4 trong TOP người giàu nhất sàn 2016 chỉ sau 3 phiên giao dịch kể từ khi Novaland (mã NVL ) của ông lên niêm yết.

Ông Nhơn sở hữu gần 126,2 triệu cổ phiếu NVL, kết thúc phiên giao dịch cuối cùng của năm, tổng tài sản chứng khoán của ông Nhơn đạt 7.584 tỷ đồng.

Dự án FLC trải dài từ Bắc vào miền Trung

Trở lại với trường hợp “hiện tượng” của sàn chứng khoán năm vừa qua, tháng 9/2016, cổ phiếu ROS của Công ty cổ phần xây dựng FLC Faros lên sàn và đã ngay lập tức gây xáo trộn trên bảng xếp hạng người giàu. ROS được biết đến như doanh nghiệp có tốc độ tăng vốn nhanh chóng mặt. Chỉ trong khoảng 2 năm, vốn điều lệ của ROS đã tăng từ 1,5 tỷ đồng lên tới 4.300 tỷ đồng.

Tập đoàn FLC Group hiện nay là tập đoàn cạnh tranh trực tiếp với tập đoàn lớn nhất Việt Nam – Vingroup trong lĩnh vực bất động sản. Hiện nay, tập đoàn FLC đã sở hữu rất nhiều các dự án bất động sản cao cấp đang làm mưa làm gió trên các sàn giao dịch trên khắp cả nước.

Tập đoàn FLC và Faros được biết đến với nhiều công trình bất động sản lớn và tốc độ thi công nhanh như dự án FLC Samson Beach & Golf Resort (Thanh Hóa) quy mô đầu tư 5.500 tỷ đồng, FLC Quynhon Beach & Golf Resort (Bình Định) quy mô 7.500 tỷ đồng, FLC Vĩnh Phúc Resort (giai đoạn 1), FLC Hạ Long (Quảng Ninh), FLC Vĩnh Thịnh Resort, FLC Quảng Bình và FLC Đồ Sơn cũng đang được gấp rút triển khai. Đến nay tổng diện tích các dự án nghỉ dưỡng của FLC đạt xấp xỉ 5.000 ha, với tổng mức đầu tư xấp xỉ 4 tỷ USD.

Mới đây nhất, ngày 27/12/2016, dưới sự chứng kiến của Thủ tướng chính phủ Nguyễn Xuân Phúc, FLC đã ký kết cam kết đầu tư thêm 1,1 tỷ USD để triển khai giai đoạn 2 của dự án FLC Vĩnh Thịnh, là một trong những nhà đầu tư lớn nhất tại tỉnh này.

Song song đó, tập đoàn của đại gia trẻ tuổi này còn sở hữu một số dự án cao cấp khác như FLC 36 Phạm Hùng (Hà Nội), FLC Star Tower Hà Đông, FLC Garden City, FLC Twin Towers (Hà Nội), Khu công nghiệp FLC Hoàng Long (Thanh Hoá), FLC Quy Nhơn, Khu công nghiệp Tam Dương II, FLC Landmark Tower, Dự án BT Khu đô thị hành chính mới tỉnh Khánh Hòa…

Cú nổ nhà giá rẻ của người giàu nhất Việt Nam

Là nhà phát triển bất động sản có hoạt động toàn diện trên thị trường từ nhà ở cao cấp tới bất động sản thương mại, bất động sản nghỉ dưỡng, Tập đoàn Vingroup đang giữ vị trí thống lĩnh trên thị trường bất động sản nhà ở phân khúc cao cấp với số lượng căn hộ khổng lồ khó có doanh nghiệp nào sánh kịp.

Chủ tịch HĐQT Tập đoàn Vingroup, Phạm Nhật Vượng sở hữu 30.407 tỷ đồng. Năm 2016 là một năm tăng trưởng mạnh mẽ của Vingroup với hàng loạt siêu dự án mới, hàng loạt kế hoạch M&A, với sự hiện diện của Vinmart ở nhiều nơi và quyết định bất ngờ khi chuyển Vinschool thành hệ thống giáo dục phi lợi nhuận. Thời gian gần đây, ông Phạm Nhật Vượng bất ngờ tạo ra cú nổ trong thị trường bất động sản Việt Nam với kế hoạch xây dựng nhà giá rẻ.

Đây là đỉnh cao của thị trường bất động sản Việt Nam nói chung và Vingroup nói riêng. Với con số giao dịch kỷ lục trong năm 2016, Vingroup mang về 70.000 tỷ đồng giá trị bán hàng, gấp 4 lần con số của năm 2014.

Cụ thể, đóng góp lớn nhất là Vinhomes Central Park với 30.000 tỷ đồng, biệt thự biển với 20.000 tỷ đồng và Vinhomes Times City với 15.000 tỷ đồng. Số còn lại đến từ Vinhomes Royal City và Vinhomes Nguyen Chi Thanh. Trong năm 2016, tập đoàn này còn mở bán dự án Vinhomes Metropolis, Vinhomes Golden River và Vinhomes Thăng Long.

Các dự án của Vingroup được chia làm 3 phần và trải dài từ Bắc chí Nam: Nhà ở & Nhà phố thương mại có các hương hiệu Vinhomes, VinCity (27 dự án) và Vincom Shophouse (28 dự án); Trung tâm thương mại có thương hiệu Vincom Shopping Center (57 dự án); Biệt thự nghỉ dưỡng mang tên Vinpearl Villas (27 dự án trải dài cả nước) và Khách sạn – Vinpearl City Hotel (23 dự án có mặt khắp các tỉnh thành). Khả năng đến năm 2020 Vincom sẽ có khoảng từ 200 đến 300 trung tâm thương mại mang 4 thương hiệu Vincom Mega Mall,Vincom Center,Vincom Plaza,Vincom Plus…

Gia nhập CLB tỷ đô vào những ngày cuối năm

Ngày 28/12/2016, CTCP tập đoàn đầu tư địa ốc No va (Novaland) đã niêm yết trên HOSE và trở thành doanh nghiệp BĐS lớn thứ 2 trên TTCK. Việc này cũng đưa ông Bùi Thành Nhơn – Chủ tịch HĐQT của Novaland trở thành một trong những người giàu nhất sàn chứng khoán.

Tập đoàn Novaland của ông Bùi Thành Nhơn nổi bật trong hai năm trở lại đây với hoạt động “thâu tóm” các quỹ đất vàng khan hiếm khu vực nội đô và các khu đô thị trung tâm vùng đang phát triển như quận 7 và quận 2, TP.HCM. Hiện Novaland đang sở hữu 40 dự án bất động sản, trong đó có 30 dự án đang triển khai và 10 dự án đang hoàn thiện pháp lý và các điều kiện khác.

Chiến lược phát triển dự án gần đây của Novaland tiếp cận sang phân khúc nhà thấp tầng đô thị như Gold Park (Q.9), Harbor City (Q.8) 50ha, Palm Marina (Q9) gần 300ha, Lakeview City (30ha) và đặc biệt là gần đây lấn sân sang BĐS nghỉ dưỡng bằng việc thâu tóm dự án Sunrise Bay (Đà Nẵng) 180ha và 3 dự án khác cũng tại Đà Nẵng…chứ không còn riêng phân khúc căn hộ cao cấp. Các dự án này đều nằm trong giai đoạn phát triển 2016-2018 của Novaland.

Những dự án đáng chú ý của Novaland còn có dự án Lexington Residence với quy mô 21.356 m2; The Sun Avenue, mặt tiền Đại lộ Mai Chí Thọ (Quận 2); Galaxy 9 (Quận 4); Icon 56 (Quận 4); RiverGate Residence (Quận 4); Lucky Palace (Quận 6); Orchard Garden và GardenGate tại Quận Phú Nhuận, gần sân bay Tân Sơn Nhất… Đặc biệt, tập đoàn này đang sở hữu những khu đất “vàng” tại trung tâm thành phố, điển hình như dự án Me Linh Tower ngay bến Bạch Đằng, dự án phức hợp cao cấp số 6 Thi Sách, quận 1.

Theo trithuctre

Rate this post

Leave your comment

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Tin nên xem

Cận cảnh đại công trường khu Đông Sài Gòn, cung cấp cho thị trường hơn 20.000 căn hộ trong năm 2017

Đi cùng sự phát triển mạnh mẽ của hạ tầng trong thời gian gần đây, thị trường bất động sản tại khu đông TP.HCM đang ngày càng sôi động. Trong đó, sự xuất hiện của một số dự án biệt thự, nhà phố do những chủ đầu tư “có tầm” phát triển được kỳ vọng sẽ góp phần hình thành nên một khu đô thị hiện đại. Thống kê của Cushman & Wakefield Việt Nam… Continue readingCận cảnh đại công trường khu Đông Sài Gòn, cung cấp cho thị trường hơn 20.000 căn hộ trong năm 2017

Tỷ phú Trịnh Văn Quyết lý giải vì sao lại đầu tư vào bất động sản

Tỷ phú giàu nhất trên sàn chứng khoán khá lạc quan với bất động sản mặc dù đang có nhiều thông tin cảnh báo về nguy cơ thừa nguồn cung ở phân khúc cao cấp. “Với riêng tôi, ưu tiên đầu tư số một trong năm 2017 vẫn là chứng khoán, và thứ hai mới là bất động sản. Còn với vàng và USD, tôi chưa bao giờ lựa chọn đầu tư vào hai kênh… Continue readingTỷ phú Trịnh Văn Quyết lý giải vì sao lại đầu tư vào bất động sản

“Đại gia Việt chủ yếu làm giàu từ bất động sản và khai thác tài nguyên”

Doanhnhanvietuc – TS Lê Đăng Doanh, nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu Quản lý Kinh tế trung ương (CIEM) cho rằng: Khoảng cách pháp luật trên giấy và thực tiễn vẫn khá xa vời. Đại gia Việt Nam hiện nay phần lớn làm giàu bằng bất động sản và khai thác tài nguyên khoáng sản. Như vậy, trong tương lai năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp (DN) Việt sẽ dựa trên nền tảng nào? Đây… Continue reading“Đại gia Việt chủ yếu làm giàu từ bất động sản và khai thác tài nguyên”

Bộ trưởng Bộ KHĐT: Việt Nam sẽ sớm có 3 đặc khu tạo cú hích cho nền kinh tế

Đây sẽ là 3 khu vực đặc biệt được tự do thỏa sức sáng tạo, ứng dụng các ý tưởng để thu hút vốn đầu tư nước ngoài, qua đó tạo cú hích cho phát triển chung của nền kinh tế.   Tại Diễn đàn M&A Việt Nam 2017 “Tìm bước đột phá” diễn ra chiều ngày 10/8, ông Nguyễn Chí Dũng – Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư, cho biết nền kinh… Continue readingBộ trưởng Bộ KHĐT: Việt Nam sẽ sớm có 3 đặc khu tạo cú hích cho nền kinh tế

Bá chủ mảng tương ớt nhờ Cholimex, nhưng Masan lại đang thất thủ ở cả 2 mặt trận truyền thống là nước mắm & mì gói

Doanhnhanvietuc – Tuy mất thị phần ở nước mắm và nước tương nhưng doanh thu từ mảng này của Masan vẫn tăng trưởng 5% trong năm vừa qua, cho thấy quy mô thị trường vẫn đang lớn lên. Theo số liệu từ Masan, năm 2016 thị phần các ngành hàng tiêu dùng của tập đoàn này đồng loạt giảm so với năm trước, chỉ riêng thị phần tương ớt tăng trưởng mạnh nhờ thương vụ mua… Continue readingBá chủ mảng tương ớt nhờ Cholimex, nhưng Masan lại đang thất thủ ở cả 2 mặt trận truyền thống là nước mắm & mì gói

Tin cùng chuyên mục

Có thể bạn quan tâm