42 ngân hàng được phép bảo lãnh nhà ở hình thành trong tương lai

Monday, 27/11/2017, 01:21 AM

 

Doanhnhanvietuc – Trong đó, có 4 ngân hàng thương mại cổ phần Nhà nước đang kiểm soát vốn, gồm: Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn (Agribank), Công Thương Việt Nam (VietinBank), Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank), Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV).

Trong khi đó, khối ngân hàng cổ phần tư nhân có Ngân hàng Sài Gòn-Hà Nội (SHB), Ngân hàng Bưu điện Liên Việt (LienvietPostBank), Ngân hàng Á Châu (ACB)…

Liên quan đến việc công bố danh sách này, trước đó, Ngân hàng Nhà nước đã ban hành Thông tư 13/2017 sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 07/2015 ngày 25/6/2015 quy định về bảo lãnh ngân hàng.

Ngân hàng đủ năng lực phải đáp ứng 2 tiêu chí: Trong giấy phép thành lập và hoạt động hoặc tại văn bản sửa đổi, bổ sung giấy phép thành lập và hoạt động có quy định nội dung hoạt động bảo lãnh ngân hàng; không bị cấm thực hiện bảo lãnh nhà ở hình thành trong tương lai trong giai đoạn bị kiểm soát đặc biệt.

Cũng theo Thông tư 13, kể từ ngày 15/11/2017, các ngân hàng thương mại phải phát hành cam kết bảo lãnh nhà ở hình thành trong tương lai cho từng bên mua trong vòng 10 ngày làm việc kể từ ngày ký hợp đồng mua nhà.

Bảo lãnh nhà ở hình thành trong tương lai là bảo lãnh ngân hàng, theo đó ngân hàng thương mại cam kết với bên mua, bên thuê mua (gọi tắt bên mua) về việc sẽ thực hiện nghĩa vụ tài chính thay cho chủ đầu tư.

Khi đến thời hạn giao, nhận nhà ở đã cam kết nhưng chủ đầu tư không bàn giao nhà ở cho bên mua mà không hoàn lại hoặc hoàn lại không đầy đủ số tiền đã nhận ứng trước và các khoản tiền khác theo hợp đồng mua, thuê mua nhà ở đã ký kết cho bên mua; chủ đầu tư phải nhận nợ và hoàn trả cho ngân hàng thương mại.

Danh sách 42 ngân hàng thương mại đủ năng lực nêu trên gồm:Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam

Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam

Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam

Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam

Ngân hàng TMCP An Bình

Ngân hàng TMCP Bưu điện Liên Việt

Ngân hàng TMCP Á Châu

Ngân hàng TMCP Xăng dầu Petrolimex

Ngân hàng TMCP Đại chúng Việt Nam

Ngân hàng TMCP Sài Gòn

Ngân hàng TMCP Tiên Phong

Ngân hàng TMCP Việt Á

Ngân hàng TMCP Việt Nam Thương Tín

Ngân hàng TMCP Bảo Việt

Ngân hàng TMCP Bản Việt

Ngân hàng TMCP Quân đội

Ngân hàng TMCP Phát triển TPHCM

Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh vượng

Ngân hàng TMCP Kỹ thương Việt Nam

Ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam

Ngân hàng TMCP Đông Nam Á

Ngân hàng TMCP Quốc Dân

Ngân hàng TMCP Bắc Á

Ngân hàng TMCP Sài Gòn – Hà Nội

Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương tín

Ngân hàng TMCP Quốc tế Việt Nam

Ngân hàng TMCP Phương Đông

Ngân hàng TMCP Nam Á

Ngân hàng TMCP Kiên Long

Ngân hàng TMCP Xuất nhập khẩu Việt Nam

Ngân hàng TMCP Sài gòn Công thương

Ngân hàng TMCP MTV ANZ Việt Nam

Ngân hàng TMCP MTV Hong Leong Việt Nam

Ngân hàng TMCP MTV HSBC Việt Nam

Ngân hàng TMCP MTV Shinhan Việt Nam

Ngân hàng TMCP MTV Standard Chartered Việt Nam

Ngân hàng TMCP MTV Woori Việt Nam

Ngân hàng TMCP MTV CIMB Việt Nam

Ngân hàng TMCP MTV UOB Việt Nam

Ngân hàng TMCP MTV Public Việt Nam

Ngân hàng TMCP Indovina

Ngân hàng liên doanh Việt – Nga.

Theo chinhphu.vn

Rate this post

Leave your comment

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Tin nên xem

Lạm bàn về “phong trào” thoái vốn của ngân hàng ngoại

Doanhnhanvietuc – Gần đây đã có một số ngân hàng nước ngoài muốn thu hẹp hoạt động hoặc rút vốn khỏi Việt Nam và điều này đã làm dấy lên lo ngại rằng đây là một xu hướng, cho thấy những dấu hiệu không tích cực về môi trường kinh doanh của ngành ngân hàng Việt Nam. Bài viết này xin lạm bàn một số điểm liên quan đến “phong trào” thoái vốn ngân hàng hiện… Continue readingLạm bàn về “phong trào” thoái vốn của ngân hàng ngoại

4 nguyên nhân khiến lãi vay tiêu dùng của các công ty tài chính cao hơn ngân hàng

Doanhnhanvietuc – Vai trò của tài chính tiêu dùng là không thể phủ nhận, tuy nhiên, vẫn còn các ý kiến cho rằng lãi suất cho vay tiêu dùng của các CTTC hiện đang ở mức cao? Quy mô thị trường tài chính tiêu dùng sẽ đạt mốc 1 triệu tỷ đồng vào năm 2019 Theo các chuyên gia, thị trường tài chính tiêu dùng Việt Nam đang đứng trước cơ hội phát triển vàng nhờ… Continue reading4 nguyên nhân khiến lãi vay tiêu dùng của các công ty tài chính cao hơn ngân hàng

ĐHĐCĐ Nam A Bank: Thông qua nghị quyết tăng vốn điều lệ lên 5.000 tỷ đồng

Doanhnhanvietuc – Bên cạnh mục tiêu tăng trưởng kinh doanh, Đại hội đồng Cổ đông Ngân hàng Nam Á còn đặt ra 2 mục tiêu chính trong năm 2017 là tăng vốn điều lệ lên 5.000 tỷ đồng, nhằm tạo thêm nguồn vốn trung, dài hạn và mở rộng mạng lưới giao dịch. Sáng nay 28/4, Ngân hàng Nam Á (Nam A Bank) đã tiến hành Đại hội đồng Cổ đông (ĐHĐCĐ) thường niên lần thứ… Continue readingĐHĐCĐ Nam A Bank: Thông qua nghị quyết tăng vốn điều lệ lên 5.000 tỷ đồng

Ngân hàng nên xử lý nợ xấu ra sao trong thời gian tới?

Doanhnhanvietuc – Có nhiều lý do để các ngân hàng phải tính cách thức xử lý nợ xấu chủ động một cách mạnh mẽ trong năm nay. Theo Ngân hàng Nhà nước (NHNN), tỷ lệ nợ xấu nội bảng đã được kiểm soát ở mức dưới 3% nhưng nợ xấu có xu hướng tăng trở lại về quy mô. Tính đến 31/12/2016, tỷ lệ nợ xấu nội bảng, nợ xấu do VAMC quản lý và nợ… Continue readingNgân hàng nên xử lý nợ xấu ra sao trong thời gian tới?

6 điểm nhấn lớn trong nhiệm vụ xử lý sở hữu chéo giai đoạn 2016-2020

Với lộ trình tái cơ cấu giai đoạn II kéo dài từ 2016-2020, nhiệm vụ đặt ra với hệ thống ngân hàng bên cạnh việc tiếp tục xử lý nợ xấu, nâng cao hiệu quả sử dụng vốn và quản trị ngân hàng… thì việc sở hữu chéo kỳ vọng sẽ được xử lý quyết liệt hơn trong năm 2017. Giữa tháng 7 vừa qua, Tổ công tác của Thủ tướng Chính phủ đã làm… Continue reading6 điểm nhấn lớn trong nhiệm vụ xử lý sở hữu chéo giai đoạn 2016-2020

Tin cùng chuyên mục

Có thể bạn quan tâm