7 sai lầm thường mắc khi định cư Úc theo con đường đầu tư kinh doanh

Thursday, 13/04/2017, 11:59 AM

Doanhnhanvietuc – Định cư Úc theo đường đầu tư kinh doanh (subclass 188 visa) đang là chủ đề nóng hổi tại Việt Nam. Giờ thì không phải chuyên gia di trú hay luật sư, bạn hẳn cũng đã biết đầu tư, mua lại doanh nghiệp tại Úc là một lựa chọn.

Câu hỏi đặt ra là mua như thế nào để vừa đạt mục tiêu di trú, vừa kinh doanh có lời?

Câu hỏi này không phải công ty luật hay di trú nào cũng trả lời được cho bạn.

Để giúp bạn tránh “mua nhầm” trên đất khách, tôi xin giới thiệu 7 sai lầm thường mắc nhất khi mua doanh nghiệp (business), tổng hợp từ trải nghiệm thực tế làm việc với các khách hàng tại Sydney.

1. Mua nhầm công việc kinh doanh không phù hợp.

Trước khi tìm mua business thì hãy tự trả lời câu hỏi bản thân bạn mong muốn và phù hợp kinh doanh trong lĩnh vực nào và VÌ SAO lại như vậy. Đừng nghĩ rằng người khác mở nhà hàng thành công thì mình cũng có thể làm tương tự.

Bất kể là bạn mua ‘business’ để tự điều hành hay thuê giám đốc điều hành thì bạn vẫn cần phải mua một business phù hợp với kỹ năng, kiến thức, đam mê và cả tính cách của bạn.

Ngay cả việc mua franchise business (kinh doanh nhượng quyền) – thương hiệu đã “thành danh”, chỉ cần bỏ tiền là được người nhượng (franchisor) thiết lập, đào tạo và trợ giúp toàn bộ để hệ thống sẵn sàng vận hành và đẻ ra tiền, thì việc lựa chọn loại hình phù hợp vẫn hết sức quan trọng. Có người sẽ phù hợp với franchise về nhà hàng, cà phê, nhưng có người lại phù hợp với franchise về cắt cỏ (lawn-mowing) chẳng hạn.

2. Căng sức quá mức về mặt tài chính

Một trong những sai lầm thường thấy ở những người đi mua business là lâm vào hoàn cảnh nợ nần quá sức. Nếu chưa tích lũy đủ tài chính, bạn không nên quá phụ thuộc vào các khoản vay để mua business. Hãy chờ cho đến khi có đủ tiền hoặc nếu không hãy gọi thêm cộng sự.

Một khi đã ‘tất tay’ để mua business mà không có một khoản tiền dự phòng cho những chi phí phát sinh, bạn sẽ hết sức khó khăn trong việc vận hành thành công business đó.

Nên nhớ, trong giai đoạn đầu của kinh doanh, bạn cần nhiều tiền hơn bạn tưởng.

3. Không biết tại sao business đó được bán

Chủ của business có thể nói với bạn đơn giản là vì họ đã đến lúc muốn về hưu để nghỉ ngơi hay gia đình họ có vấn đề nên không thể toàn tâm toàn ý tập trung cho công việc kinh doanh nữa. Tuy nhiên, sự thực có thể là họ đã biết mảnh đất ở phía đối diện đã được một đối thủ cạnh tranh đáng gờm mua hay hội đồng thành phố đang dự kiến siết chặt lĩnh vực kinh doanh này trên địa bàn.

Việc tìm hiểu được lý do tại sao business được rao bán (đặc biệt là các business có vẻ đang kinh doanh thuận lợi) và môi trường kinh doanh xung quanh sẽ ra sao khi bạn tiếp nhận business sẽ giúp bạn nắm được ba yếu tố “thiên thời”, “địa lợi” và “nhân hòa” để có quyết định sáng suốt.

4. Không khảo sát, nghiên cứu kỹ về business định mua

Sau khi đã tìm hiểu được lý do vì sao business được rao bán, ‘due diligence’ (nghiên cứu khả thi chi tiết) là bước quan trọng tiếp theo trước khi đàm phán việc mua bán. Đừng nghĩ rằng một business trông có vẻ thành công (đông khách), thậm chí sổ sách kế toán cho thấy có lợi nhuận, là nó không có vấn đề.

Bạn cần phải trả lời cho bằng được business định mua chính xác đang sở hữu gì (own), đang vay mượn gì (borrow), đang thuê mướn gì (lease) và đang nợ gì (owe). Bởi bạn không muốn sau khi đã thành chủ nó thì bị một đống hóa đơn (bills), công nợ (unpaid vendors), tiền thuê mặt bằng đến hạn (due rent) và các chi phí ‘outgoing’ khác như phí hội đồng thành phố (council rate) hay tiền điện nước (electricity and water bills) đổ vào đầu.

5. Không lập kế hoạch kinh doanh

Nghe có vẻ không cần thiết, nhưng ngay cả khi bạn mua một business đang hoạt động tốt và đang có doanh thu, bạn vẫn cần lập Kế hoạch kinh doanh. Bởi sau khi mua business đó, bạn trở thành thuyền trưởng, và bạn cần có một “bản đồ” để lèo lái con thuyền kinh doanh của mình.

Do vậy, trước khi lao mình vào một business, ngoài việc nghiên cứu về nó như đã nói ở trên, bạn cần lập một kế hoạch kinh doanh như thể bạn đã là chủ của nó. Hãy nghiên cứu thị trường địa phương (local market), tìm hiểu về ngành (industry) bạn đang tính tham gia.

Kể cả trong trường hợp mua nhượng quyền, ‘franchisor’ và cả những ‘franchisees’ khác thường có thể nói với bạn rất nhiều về tình hình thị trường sở tại, tình hình thị trường trong nước cũng như những xu hướng tốt đẹp trong ngành. Đừng chỉ lắng nghe họ.
Bạn nên đến gặp Phòng thương mại địa phương (Chamber of Commerce), lên mạng internet, hỏi ý kiến các chuyên gia. Hãy tìm hiểu thật cẩn thận.

Và với các thông tin có được, hãy lập một bản Kế hoạch kinh doanh. Nếu với bản Kế hoạch Kinh doanh có được, bạn không thấy thật sự ấn tượng, hãy đừng mua business đó!

6. Không biết giá trị thật của business

Trước khi ngã giá, bạn cần phải thực hiện phân tích tài chính chi tiết để xác định được mức giá phù hợp cần phải trả cho business định mua. Các thông tin cần có được từ người bán gồm: Báo cáo lãi lỗ (Profit & Loss Statements), Bản cân đối kế toán (Balance Sheets), Các tài sản chủ yếu (Key Assets), Các khoản nợ thực tế và dự phòng (Contigent & Actual Liabilities) và Báo cáo dòng tiền (Cashflow Statements).

Bên cạnh đó, việc thực hiện một báo cáo so sánh đối chuẩn (business benchmarking) cũng rất cần thiết, bởi nó sẽ cho bạn biết tương quan của business định mua với các business trong cùng lĩnh vực kinh doanh.

Sau khi phân tích, so sánh, trong một số trường hợp, bạn có thể thấy mua lại business chưa hẳn đã hiệu quả bằng xây dựng một business mới ngay từ đầu.

7. Không đàm phán được một bản hợp đồng mua bán chi tiết

Không giống như mua nhà, với business, bạn cần phải đàm phán từng chi tiết về việc chuyển giao. Bạn phải hết sức chi li và cụ thể đối với mọi việc, từ các vấn đề liên quan đến cửa tiệm (property), hợp đồng thuê mướn (lease contract), tài sản (assets), hàng tồn kho (stock), các hóa đơn đến hạn (outstanding bills) cho đến các vấn đề về sở hữu trí tuệ (intellectual property) như trademarks, website (tiền miền – domain, hệ thống quản trị nội dung CMS) và các trang truyền thông xã hội của business (social media như Facebook, Youtube, Twitter).

Trong hợp đồng mua bán, bạn cần quy định chi tiết ai chịu trách nhiệm lĩnh vực nào và thời điểm chính xác cũng như cách thức mà các trách nhiệm này sẽ được chuyển từ người bán sang người mua.

Trong thực tiễn tư vấn cho khách, tôi đã từng gặp không ít khách hàng sau khi mua business nhưng không biết logo của mình đã được đăng ký bảo hộ bởi IP Australia (Cục Sở hữu trí tuệ Úc) hay chưa, hay hoàn toàn không có khái niệm gì về website của business (thậm chí không biết công ty nào đang quản lý tên miền và cơ sở dữ liệu của website).

Theo Newsvietuc

3/5 - (2 votes)

Leave your comment

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Tin nên xem

Thủ tướng: Cho phép Tập đoàn BMW tiếp cận số ô tô trị giá 15 triệu euro, nhưng phải thay đại lý tại Việt Nam

Doanhnhanvietuc – Tập đoàn BWM có thể tiếp cận ngay được số ô tô đang được giữ tại cảng ở TP HCM để bảo dưỡng nhưng cũng đồng thời phải thay đại lý ở Việt Nam vì Euro Auto đã vi phạm pháp luật. Đây là thông tin được Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc công bố với tập đoàn BMW khi làm việc với các doanh nghiệp hàng đầu của Đức vào sáng ngày (6/7). Trong… Continue readingThủ tướng: Cho phép Tập đoàn BMW tiếp cận số ô tô trị giá 15 triệu euro, nhưng phải thay đại lý tại Việt Nam

UBTVQH thảo luận về các dự án giao thông BOT

Sáng 15/8, Uỷ ban Thường vụ Quốc hội (UBTVQH) đã thảo luận về Báo cáo giám sát việc thực hiện chính sách, pháp luật về việc đầu tư, khai thác các công trình giao thông theo hình thức Hợp đồng Xây dựng–Kinh doanh–Chuyển giao (BOT). Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân chủ trì phiên họp, Phó Chủ tịch Phùng Quốc Hiển điều hành phiên thảo luận. Phó Thủ tướng Chính phủ Trịnh Đình… Continue readingUBTVQH thảo luận về các dự án giao thông BOT

Vì sao BĐS Việt Nam nằm trong tầm ngắm của các nhà đầu tư nước ngoài?

Dòng vốn đầu tư nước ngoài đang chảy mạnh vào BĐS Việt Nam, và nhiều chuyên gia dự báo dòng vốn này sẽ còn tiếp tục tăng lên do kinh tế Việt Nam sẽ tăng trưởng cao và ổn định thời gian tới, người giàu cũng sẽ tăng nhanh… Theo các chuyên gia nghiên cứu thị trường của công ty Jones Lang Lasalle Việt Nam, những nhà đầu tư nước ngoài ghi nhận một kỷ… Continue readingVì sao BĐS Việt Nam nằm trong tầm ngắm của các nhà đầu tư nước ngoài?

Visa 457 và câu chuyện “Cánh cửa vào xứ kangaroo Úc bị thu hẹp”

Doanhnhanvietuc – Cơ hội cho người lao động muốn đến làm việc tại Australia đang bị thu hẹp đáng kể sau khi Chính phủ nước này tuyên bố bãi bỏ loại thị thực cho phép lao động nước ngoài vào làm việc tạm thời (visa 457). Trong bối cảnh tỷ lệ thất nghiệp của Australia có xu hướng gia tăng trong thời gian gần đây, mục đích của quyết định này là nhằm mang lại nhiều… Continue readingVisa 457 và câu chuyện “Cánh cửa vào xứ kangaroo Úc bị thu hẹp”

Úc siết chặt visa tạm thời vì lý do an ninh khủng bố

Những người có thị thực tạm thời, kể cả khách du lịch, ở Úc có khả năng bị kiểm soát kỹ hơn khi những kẻ khủng bố ngày càng khai thác dòng visa này. Theo Bộ trưởng Bộ Nhập cư Peter Dutton, những kẻ khủng bố đang khai thác visa tạm thời đặt ra “mối đe dọa phát triển nhanh chóng”. Điều đó có nghĩa là các quan chức cần đàn áp các chương trình… Continue readingÚc siết chặt visa tạm thời vì lý do an ninh khủng bố

Tin cùng chuyên mục

Có thể bạn quan tâm