ADB thay đổi quan điểm, nâng mức dự báo tăng trưởng GDP Việt Nam năm 2017 lên mức 6,7%

Thursday, 14/12/2017, 01:12 AM

Doanhnhanvietuc – Theo dự báo của Ngân hàng Phát triển châu Á, tăng trưởng kinh tế của Việt Nam sẽ đạt 6,7% trong năm 2017 và 2018. Trước đó, Ngân hàng Thế giới đã thay đổi đánh giá về tăng trưởng GDP của Việt Nam.

ADB thay đổi quan điểm, nâng mức dự báo tăng trưởng GDP Việt Nam năm 2017 lên mức 6,7%

Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) vừa đưa ra thông tin cập nhật dự báo phát triển kinh tế của khu vực Châu Á. Trong đó, ADB đã nâng triển vọng tăng trưởng của Việt Nam lên 6,7% cho cả hai năm 2017 và 2018. Đây là mức cao hơn nhiều so với dự báo trước đó. Hồi cuối tháng 9, ADB từng dự báo mức tăng trưởng GDP của Việt Nam đạt 6,3% trong năm 2017 và 6,5% trong năm 2018. Sự thay đổi về dự báo của ADB tiếp sau Ngân hàng Thế giới trước đó vài ngày, theo đó cả 2 tổ chức này đều nâng mức đánh giá tăng trưởng GDP của Việt Nam trong năm 2017.

Mức tăng trưởng của Việt Nam cũng cao hơn nhiều so với mức trung bình các nước trong khu vực. ADB dự báo, mức tăng trưởng của khu vực Đông Nam Á sẽ đạt 5,2% trong năm 2017 và 2018. Mức tăng trưởng kinh tế của Châu Á sẽ đạt 6% trong năm 2017 và 5,8% trong năm 2018.

Theo ADB, trong ba quý đầu năm 2017, tăng trưởng GDP của Việt Nam đạt 6,4% so với mức 5,9% cùng kỳ năm trước. Nông nghiệp đã phục hồi và tăng 2,8% trong chín tháng đầu năm nhờ hạn hán bớt nặng nề tại Đồng bằng sông Cửu Long và Tây Nguyên. Công nghiệp và xây dựng vẫn duy trì mức tăng trưởng mạnh mẽ, bất chấp sự sụt giảm trong lĩnh vực khai khoáng và dầu thô xuống còn 8,1% trong nửa đầu năm nay.

Lĩnh vực chế biến, chế tạo có sự gia tăng mạnh mẽ, lên tới 12,8% trong ba quý đầu năm 2017 – mức tăng trưởng cao nhất của ngành này kể từ năm 2011. Tăng trưởng của ngành chế biến, chế tạo trong quý bốn, vốn luôn là quý đạt mức cao nhất, dự kiến sẽ cao hơn so với mức tăng trưởng trong ba quý trước. Được thúc đẩy bởi ngành du lịch phát triển bùng nổ và hoạt động ngân hàng mạnh mẽ, tăng trưởng dịch vụ đã đạt 7,3% so với mức 6,7% cùng kỳ năm ngoái.

Theo Trithuctre

Rate this post

Leave your comment

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Tin nên xem

Châu Á nên làm gì để ngăn GDP “bốc hơi” vì kẹt xe?

Doanhnhanietuc – Theo Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB), 2 – 5% tổng sản phẩm quốc nội (GDP) hàng năm là con số thiệt hại mà các quốc gia châu Á phải hứng chịu từ hậu quả của nạn kẹt xe. Nếu không thể tìm ra một biện pháp giải quyết khả thi, tình trạng này sẽ ngày càng trở nên nghiêm trọng. Kẹt xe – Nỗi ám ảnh bao trùm châu Á Vào… Continue readingChâu Á nên làm gì để ngăn GDP “bốc hơi” vì kẹt xe?

VinES (Vingroup) nhận Gói Hỗ trợ Kỹ thuật 500.000 USD từ Bộ Ngoại giao và Thương mại Australia

Ngày 16/5, Chính phủ Australia thông qua Đối tác tài chính khí hậu Australia (ACFP), quản lý bởi Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB), cấp Gói Hỗ trợ Kỹ thuật cho Công ty VinES thuộc Tập đoàn Vingroup. Hoạt động sản xuất cell pin tại nhà máy của VinES. Ảnh: BNEWS/TTXVN phát   Gói Hỗ trợ Kỹ thuật nhằm mục tiêu hỗ trợ nghiên cứu, thúc đẩy sự phát triển của công nghệ pin… Continue readingVinES (Vingroup) nhận Gói Hỗ trợ Kỹ thuật 500.000 USD từ Bộ Ngoại giao và Thương mại Australia

Nợ công chạm mức 61,8% GDP, Quốc hội đề nghị Chính phủ tăng cường quản lý chặt chẽ để bảo đảm an toàn tài chính

Doanhnhanvietuc – Ủy ban Tài chính- Ngân sách đề nghị Chính phủ chỉ đạo các cơ quan liên quan rút kinh nghiệm, tăng cường quản lý chặt chẽ nợ công, ứng trước dự toán và tồn ngân kho bạc bảo đảm minh bạch, hiệu quả, an toàn tài chính quốc gia. Ngày 22/5 tới đây, Kỳ họp thứ 3, Quốc hội khóa XIV sẽ được khai mạc tại Nhà Quốc hội. Tại kỳ họp này, Quốc… Continue readingNợ công chạm mức 61,8% GDP, Quốc hội đề nghị Chính phủ tăng cường quản lý chặt chẽ để bảo đảm an toàn tài chính

TS Nguyễn Đức Thành: Năng suất lao động thấp, lương tối thiểu vẫn tăng nhanh đe dọa phá vỡ cân bằng của nền kinh tế Việt Nam

Hơn một thập kỷ gần đây, Việt Nam đã chứng kiến mức tăng lương tối thiểu tương đối nhanh, với mức trung bình hàng năm đạt hai con số trong giai đoạn từ 2007 – 2015, vượt xa tốc độ tăng trưởng GDP bình quân đầu người và chỉ số giá tiêu dùng. Đây là nhận xét được đưa ra trong báo cáo Tăng trưởng tiền lương và năng suất lao động Việt Nam do… Continue readingTS Nguyễn Đức Thành: Năng suất lao động thấp, lương tối thiểu vẫn tăng nhanh đe dọa phá vỡ cân bằng của nền kinh tế Việt Nam

Vì sao các quốc gia Đông Nam Á đẩy mạnh phát triển thanh toán không dùng tiền mặt?

Một nghiên cứu của Moody cho biết hệ thống thanh toán điện tử có tác động tích cực tới tăng trưởng kinh tế, cụ thể là GDP và tiêu dùng. Sử dụng các hệ thống thanh toán điện và các loại hình thẻ thanh toán sẽ tạo ra GDP tương đương 3,18 tỷ USD giai đoạn 2011-2015, tương đương với tạo ra việc làm cho khoảng 75.000 người mỗi năm trên thế giới. Lợi ích… Continue readingVì sao các quốc gia Đông Nam Á đẩy mạnh phát triển thanh toán không dùng tiền mặt?

Tin cùng chuyên mục

Có thể bạn quan tâm