Australia, Pháp hợp tác sản xuất đạn pháo cho Ukraine

Friday, 03/02/2023, 14:45 PM

Australia và Pháp dự kiến cùng chế tạo hàng nghìn quả đạn 155 mm cho Ukraine, dấu hiệu cải thiện quan hệ sau căng thẳng vì thương vụ tàu ngầm.

Bộ trưởng Quốc phòng Pháp Sebastien Lecornu hôm 30/1 thông báo nước này và Australia nhất trí hợp tác sản xuất hàng nghìn quả đạn pháo 155 mm cho Ukraine, bày tỏ hy vọng quá trình bàn giao có thể diễn ra trong quý I năm nay. Các công ty Australia sẽ cung cấp thuốc nổ và liều phóng, trong khi tập đoàn Nexter của Pháp chịu trách nhiệm chế tạo đạn.

“Ngành công nghiệp quốc phòng hai nước có khả năng phối hợp với nhau, cho phép thỏa thuận này được thực thi. Chúng tôi muốn cùng hành động nhằm thể hiện sự coi trọng của Pháp và Australia đối với nỗ lực viện trợ Ukraine”, ông Lecornu cho hay.

Bên trong dây chuyền chế tạo đạn pháo 155 mm ở bang Queensland, Australia, hồi năm 2022. Ảnh: The Australian.

Bên trong dây chuyền chế tạo đạn pháo 155 mm ở bang Queensland, Australia, hồi năm 2022. Ảnh: The Australian.

Thông tin được đưa ra sau khi Bộ trưởng Lecornu họp với người đồng cấp Australia Richard Marles, đánh dấu cuộc gặp cấp cao đầu tiên giữa quan chức hai nước từ khi xảy ra căng thẳng ngoại giao hồi năm 2021 do Canberra hủy hợp đồng mua tàu ngầm trị giá hàng chục tỷ USD với Paris.

Tuy nhiên, Bộ trưởng Marles khẳng định Australia sẽ không tìm cách mua thêm tàu ngầm thông thường trước khi sở hữu tàu ngầm hạt nhân do Mỹ chế tạo, bất chấp giới chức Pháp mong muốn đạt được thỏa thuận như vậy trong những năm tới.

Bộ Quốc phòng Australia năm 2016 ký hợp đồng với tập đoàn Naval Group của Pháp để chế tạo 12 tàu ngầm tấn công diesel-điện thuộc biến thể Block 1A của lớp tàu ngầm Barracuda. Đây vốn là lớp tàu ngầm năng lượng hạt nhân của Pháp, nhưng được sửa đổi thành tàu ngầm thông thường để bán cho Australia.

Hợp đồng trị giá 40 tỷ USD là một trong những thỏa thuận quân sự lớn nhất thế giới vào lúc đó. Tuy nhiên, chương trình này nhiều lần bị trì hoãn và đội vốn, khiến giới chức Australia ngày càng hoài nghi về hiệu quả của nó.

Chính quyền thủ tướng Scott Morrison hồi tháng 9/2021 tuyên bố hủy hợp đồng với Naval Group, quyết định đóng ít nhất 8 tàu ngầm chạy bằng năng lượng hạt nhân nhờ công nghệ được Mỹ và Anh chuyển giao, nằm trong thỏa thuận liên minh ba bên mang tên AUKUS.

Động thái đã gây căng thẳng ngoại giao hiếm thấy giữa Pháp với ba nước tham gia AUKUS. Ngoại trưởng Pháp Jean-Yves Le Drian gọi thỏa thuận của AUKUS là “cú đâm sau lưng”, trong khi Tổng thống Pháp Emmanuel Macron chỉ trích ông Morrison và cho rằng Canberra đã nói dối khi hủy thỏa thuận.

Quan hệ song phương tiếp tục nguội lạnh cho đến tháng 5/2022, thời điểm ông Anthony Albanese được bầu làm Thủ tướng Australia thay thế Morrison. Thủ tướng Albanese sau đó công bố khoản bồi thường 584 triệu USD cho tập đoàn Naval Group vì hủy hợp đồng.

Chưa rõ thỏa thuận tàu ngầm của AUKUS sẽ được tiến hành trong bao lâu. Những tàu ngầm hạt nhân đầu tiên có thể không được hạ thủy trong hàng chục năm tới, tạo ra khoảng trống lớn cho hải quân Australia, lực lượng đang vận hành 6 tàu ngầm diesel-điện lạc hậu.

Nguồn: vnexpress.net

Australia, Pháp hợp tác sản xuất đạn pháo cho Ukraine
Vui lòng đánh giá bài viết

Leave your comment

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Tin nên xem

Thủ tướng Australia cáo buộc người tị nạn dùng thủ đoạn ép chính quyền

Doanhnhanvietuc – Thủ tướng Australia Malcolm Turnbull vừa cáo buộc những người di cư dùng “thủ đoạn” nhằm gây sức ép lên chính sách của nước này. Trong tâm bão chỉ trích về việc đóng cửa trại tị nạn trên đảo Manus, Papua New Guinea và việc 600 người trong trại cự tuyệt không chịu rời đi, Thủ tướng Australia Malcolm Turnbull đã lên tiếng.  “Chính phủ Liên minh có chính sách rất rõ ràng… Continue readingThủ tướng Australia cáo buộc người tị nạn dùng thủ đoạn ép chính quyền

Ra mắt Câu lạc bộ các nhà khoa học Việt Nam đầu tiên tại Australia

Doanhnhanvietuc – Mới đây, lễ ra mắt Câu lạc bộ các nhà khoa học Việt Nam đang sinh sống và làm việc tại bang Queensland đã diễn ra ở thành phố Brisbane, Australia. Đây là mô hình hoạt động đầu tiên dạng này nhằm tập hợp, kết nối, huy động sức mạnh trí tuệ của các nhà khoa học người Việt ở Australia có chung mong muốn được đóng góp cho sự phát triển khoa học… Continue readingRa mắt Câu lạc bộ các nhà khoa học Việt Nam đầu tiên tại Australia

‘Ngày thanh long’ sẽ mở ra những cánh cửa xuất khẩu nông sản khác của Việt Nam

Doanhnhanvietuc – Ngày cuối tháng 9 vừa qua tại thành phố Melbourne, Úc, Hội doanh nhân Việt Nam tại Úc đã có buổi đón tiếp nồng nhiệt ngài Đại sứ đặc mệnh toàn quyền Ngô Hướng Nam nhân sự kiện trái Thanh long nhập khẩu thành công vào thị trường Úc. Trong buổi gặp gỡ ” ngày thanh long Việt Nam “, chủ tịch Hội, ông Trần Bá Phúc đã có những chia sẻ sâu… Continue reading‘Ngày thanh long’ sẽ mở ra những cánh cửa xuất khẩu nông sản khác của Việt Nam

Australia đang xem xét phát hành tiền ảo riêng

Doanhnhanvietuc – Trước sự bùng nổ của Bitcoin, Ngân hàng trung ương Australia (RBA) đang xem xét xây dựng một hệ thống tiền ảo riêng cho mình. Tại Diễn đàn thanh toán Australia (APS), Thống đốc Philip Lowe cho biết đang xem xét những ưu nhược của việc phát hành tiền ảo cho hệ thống tài chính Australia. Nếu dự án này được thông qua, Australia sẽ là quốc gia đầu tiên có hệ thống… Continue readingAustralia đang xem xét phát hành tiền ảo riêng

Australia và New Zealand muốn cứu TPP, gợi ý TQ

Australia và New Zealand đang tìm cách cứu vãn Hiệp định Đối tác Xuyên Thái Bình dương (TPP) sau khi Tổng thống Mỹ Donald Trump ký sắc lệnh rút khỏi thoả thuận này. Ngay sau khi Tổng thống Donald Trump nhậm chức, ông đã ký sắc lệnh rút Mỹ khỏi TPP. Ảnh: Reuters Một trong những việc đầu tiên mà ông Trump làm khi nhậm chức, đó là ký sắc lệnh rút khỏi TPP, đúng… Continue readingAustralia và New Zealand muốn cứu TPP, gợi ý TQ

Tin cùng chuyên mục

Có thể bạn quan tâm