Australia và Timor Leste nỗ lực phá vỡ bế tắc trong dự án khí đốt Greater Sunrise

Wednesday, 19/10/2022, 10:57 AM
Australia vừa bổ nhiệm ông Steve Bracks, cựu Thủ hiến bang Victoria, làm đại diện đặc biệt tại dự án khí đốt Greater Sunrise ở Timor Leste.

Giàn khoan dầu khí tại Timor-Leste. Ảnh: offshore-technology.com

Động thái này diễn ra trong bối cảnh cả hai nước đang nỗ lực phá vỡ thế bế tắc về cách phát triển các mỏ khí đốt này.

Australia và Timor Leste vẫn chưa đạt được thỏa thuận về việc đưa khí đốt đến một nhà máy khí đốt tự nhiên hóa lỏng (LNG) mới ở Timor Leste hay đưa đến một trung tâm LNG hiện có ở Darwin, miền Bắc Australia, theo mong muốn của nhà điều hành dự án là Woodside Energy.

Ngoại trưởng Australia Penny Wong cho biết ông Bracks sẽ đại diện cho Chính phủ Australia và tham vấn với Chính phủ Timor Leste, cũng như các bên liên quan then chốt khác, trong đó có Liên doanh Sunrise.

Hai mỏ khí đốt trong dự án Greater Sunrise đã được phát hiện ở vùng biển giữa Timor Leste và Australia năm 1974, có trữ lượng ước tính 5,1 nghìn tỷ feet khối khí đốt và 226 triệu thùng dầu thô nhẹ.

Việc phát triển dự án này ban đầu bị trì hoãn do những tranh chấp gay gắt về ranh giới biển giữa Australia và Timor Leste. Tuy nhiên, tranh chấp đã được giải quyết vào năm 2018 khi hai nước ký Hiệp ước phân định ranh giới trên biển, chấm dứt cuộc tranh cãi kéo dài hàng thập kỷ.

Bà Wong cho biết Australia muốn phát triển dự án này về mặt thương mại để hỗ trợ tăng trưởng kinh tế của Timor Leste và tối đa hóa lợi ích của tất cả các bên. Theo bà, ông Bracks có kiến thức sâu rộng về Timor Leste và có mối quan hệ gần gũi với người dân cũng như các lãnh đạo của nước này.

Trong chuyến thăm Australia hồi tháng trước, Tổng thống Timor Leste Jose Ramos-Horta đã hối thúc Canberra đưa đường ống dẫn này trở lại Timor Leste và khẳng định Indonesia, Hàn Quốc, Nhật Bản và Trung Quốc có thể trở thành những nhà đầu tư tiềm năng vào Greater Sunrise.

Timor Leste có vùng biển tiếp giáp Australia và nền kinh tế phụ thuộc nhiều vào xuất khẩu dầu khí. Timor Leste có nguồn tài nguyên dầu khí, nhưng không đủ khả năng khai thác, phải cần đến trợ giúp của Australia.

Dự án trên có ý nghĩa quan trọng đối với tương lai của Timor Leste vì nguồn thu chính của đất nước này – mỏ dầu và khí đốt Bayu Undan – sẽ ngừng hoạt động vào cuối năm nay, khiến cho Timor Leste gần như hoàn toàn phụ thuộc vào quỹ dầu mỏ 18 tỷ USD hiện có./.

Nguồn: bnews.vn

Rate this post

Leave your comment

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Tin nên xem

IPEF kết thúc vòng đàm phán trực tiếp đầu tiên

Ngày 15/12, Mỹ, Nhật Bản, Australia và nhiều nước khác đã kết thúc vòng đàm phán trực tiếp thứ nhất về Khuôn khổ kinh tế Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương (IPEF) nhằm thiết lập các quy định và tiêu chuẩn thương mại trong khu vực. Thủ tướng Nhật Bản Kishida Fumio, Tổng thống Mỹ Joe Biden và Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi (từ trái sang) tại lễ công bố Khuôn khổ Kinh tế Ấn Độ… Continue readingIPEF kết thúc vòng đàm phán trực tiếp đầu tiên

Nước Mỹ ra sao khi Trump kiên quyết rút khỏi TPP?

Việc Trump rút khỏi TPP phản ánh quan điểm về chủ nghĩa bảo hộ của ông, khiến nhiều đồng minh như Nhật Bản và Australia thất vọng, nhưng tạo ra cú huých lớn cho Trung Quốc. Tổng thống Trump phát biểu ở Phòng Bầu dục. Ảnh: Bloomberg. Một trong những hành động đầu tiên ở Nhà Trắng của Trump là giữ đúng cam kết với cử tri Mỹ bằng việc ký quyết định hành pháp… Continue readingNước Mỹ ra sao khi Trump kiên quyết rút khỏi TPP?

Australia viện trợ 10 triệu USD để đảm bảo an ninh lương thực Châu Phi

Australia khẳng định sẽ cùng các đối tác khắp thế giới giải quyết khủng hoảng an ninh lương thực toàn cầu và đối phó thách thức từ biến đổi khí hậu và xung đột. Dịch bệnh, xung đột và những hệ quả khiến tình hình mất an ninh lương thực ở châu Phi trầm trọng hơn. (Nguồn: UNHCR) Ngày 23/9, Bộ trưởng Phát triển Quốc tế và Thái Bình Dương Australia Pat Conroy đã công… Continue readingAustralia viện trợ 10 triệu USD để đảm bảo an ninh lương thực Châu Phi

Australia chính thức thành lập đơn vị cảnh sát mạng

Australia đã chính thức thành lập đơn vị cảnh sát mạng nhằm tăng cường nỗ lực truy quét các nhóm tội phạm trên mạng Internet. Logo của Medibank tại Australia. Ảnh: AFP Động thái trên diễn ra sau hàng loạt vụ tấn công mạng gần đây tại Australia, ảnh hưởng đến dữ liệu cá nhân của hàng triệu người dân. Bộ trưởng Nội vụ Clare O’Neil thông báo Chính phủ Australia đã thành lập quan… Continue readingAustralia chính thức thành lập đơn vị cảnh sát mạng

Việt Nam có thể là nước duy nhất xuất khẩu thanh long vào Australia

Quyền Thủ tướng Australia và Bộ trưởng Bộ Thương mại đồng tình với đề nghị của Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ hỗ trợ trái thanh long của Việt Nam đủ điều kiện nhập khẩu vào Australia trong năm 2017. Ngày 25/7, Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ đã hội đàm với Quyền Thủ tướng kiêm Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Tài nguyên nước Australia Barnaby Joyce; làm việc với Bộ trưởng Bộ Thương… Continue readingViệt Nam có thể là nước duy nhất xuất khẩu thanh long vào Australia

Tin cùng chuyên mục

Có thể bạn quan tâm