Bà chủ trứng gà Ba Huân “kêu cứu”, lo VinaCapital chiếm quyền điều hành

Tuesday, 07/08/2018, 00:48 AM

Cho rằng mức lãi suất 22% không phù hợp với thỏa thuận ban đầu, công ty Ba Huân đề nghị Thủ tướng chỉ đạo các cơ quan giúp đỡ nhằm bảo vệ quyền lợi chính đáng trong quá trình chấm dứt hợp tác với VinaCapital, giúp công ty giữ thương hiệu.

Bà chủ trứng gà Ba Huân “kêu cứu”, lo VinaCapital chiếm quyền điều hành

Ngày 26/02/2018, quỹ Vietnam Opportunity Fund (VOF) do VinaCapital quản lý thông báo đã đầu tư 32,5 triệu USD để mua lại một số lượng cổ phần thiểu số đáng kể của công ty sản xuất trứng và thịt gia cầm Ba Huân. Vietnam Opportunity Fund cũng cho biết họ có thể sẽ đầu tư một khoản vốn bổ sung vào Ba Huân trong 12 tháng tới vì công ty đã đạt được những mốc tăng trưởng quan trọng.

Theo giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh mới sửa đổi ngày 13/02 của CTCP Ba Huân thì Quỹ Hawke Investment – thành viên của VOF nắm hơn 3,6 triệu cổ phần tương đương 16,39% cổ phần. Bà Ba Huân đang nắm 63,96% cổ phần của công ty. Tại thời điểm đầu tháng 3, VinaCapital định giá Ba Huân ở mức 100 triệu USD.

Công ty Ba Huân được biết đến là doanh nghiệp chiếm hơn 30% thị phần trứng thanh trùng tại thị trường Việt Nam. Công ty này do nữ doanh nhân Phạm Thị Huân (sinh năm 1954 tại Long An) điều hành. Bà cũng từng là 1 trong 50 người phụ nữ ảnh hưởng nhất tại Việt Nam do tạp chí Forbes bình chọn.

Tuy nhiên, theo thông tin của Báo Tuổi trẻ ngày 6/8, 6 tháng sau khi nhận khoản đầu tư từ VinaCapital, Ba Huân đã có văn bản “kêu cứu” gửi Thủ tướng, nhờ hỗ trợ chấm dứt hợp tác với quỹ này.

Trên trang fanpage chính thức của tờ báo này viết:

Trong văn bản gửi Thủ tướng, bà Phạm Thị Huân, giám đốc CTCP Ba Huân, cho biết đầu năm 2018 đã nhận được đề nghị hợp tác đầu tư từ VinaCapital “nhằm nâng thương hiệu Ba Huân lên tầm quốc tế”.

Quỹ này đã đưa ra một số thỏa thuận hợp tác ban đầu bằng tiếng Anh để hai bên ký kết. Dù thỏa thuận hợp tác quy định sử dụng hai ngôn ngữ Anh – Việt nhưng hai bên mới ký thỏa thuận bằng tiếng Anh.

Sau đó, khi đối chiếu thỏa thuận bằng tiếng Việt, công ty Ba Huân “té ngửa” khi trong văn bản tiếng Anh, VinaCapital đã tự đưa tỷ suất hoàn vốn đầu tư của mình quá cao: 22%.

Trong khi đó VinaCapital lại hạn chế ngành nghề kinh doanh của Ba Huân chỉ gồm sản xuất, kinh doanh thịt gà và trứng gà, loại bỏ các ngành kinh doanh khác. Quỹ đầu tư này cũng quy định nếu Ba Huân không đạt được kết quả như trên sẽ bị phạt hoặc yêu cầu trả lại vốn đầu tư,cộng dồn với lãi suất 22% hoặc phải chuyển giao cho VinaCapital (hoặc một đối tác do quỹ này chỉ định) tối thiểu 51% cổ phần.

Trong văn bản, bà Phạm Thị Huân cho rằng thay vì mục tiêu hợp tác và phát triển, VinaCapital lại muốn chiếm quyền quản lý và điều hành toàn bộ công ty, chiếm đoạt thương hiệu Ba Huân. Dù đã đề nghị chấm dứt hợp tác nhưng Ba Huân cho biết phía VinaCapital “có hành động trì hoãn, gây khó khăn”, như yêu cầu phải thanh toán khoản phí phát sinh dựa trên mức lãi suất 22% cho các khoản đầu tư mua cổ phần phát hành thêm trong khi thực tế khoản tiền trên vẫn đang được giữ lại tài khoản do VinaCapital kiểm soát.

Cho rằng mức lãi suất 22% không phù hợp với thỏa thuận ban đầu, công ty Ba Huân đề nghị Thủ tướng chỉ đạo các cơ quan giúp đỡ nhằm bảo vệ quyền lợi chính đáng trong quá trình chấm dứt hợp tác với VinaCapital, giúp công ty giữ thương hiệu.”

Theo Trithuctre

Rate this post

Leave your comment

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Tin nên xem

Thủ tướng: Việt Nam tiếp tục không xuất khẩu mọi loại cát

Văn phòng Chính phủ vừa truyền đạt yêu cầu của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc theo đó giao Bộ Xây dựng có giải pháp phù hợp để hướng dẫn các địa phương ổn định thị trường vật liệu xây dựng.  Thủ tướng đã giao Bộ Xây dựng nghiên cứu việc ngừng xuất khẩu cát vĩnh viễn của Campuchia gây ảnh hưởng đến Việt Nam, từ đó có giải pháp phù hợp hướng dẫn các địa… Continue readingThủ tướng: Việt Nam tiếp tục không xuất khẩu mọi loại cát

Thủ tướng nhắc EVN về 9,7 tỷ USD được Chính phủ bảo lãnh

Doanhnhanvietuc – Tổ công tác của Thủ tướng truyền đạt ý kiến Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc yêu cầu EVN báo cáo, làm rõ một số vấn đề, trong đó có việc EVN giữ vị trí “quán quân” về nợ vay so với các tập đoàn, tổng công ty Nhà nước khác. Ngày 21/6, Tổ công tác của Thủ tướng Chính phủ do Phó Chủ nhiệm VPCP Nguyễn Cao Lục, Tổ phó Tổ công tác dẫn… Continue readingThủ tướng nhắc EVN về 9,7 tỷ USD được Chính phủ bảo lãnh

Thủ tướng: “Tôi tin các bạn sẽ làm nên một bình minh rực rỡ trên đất nước Việt Nam”

Doanhnhanvietuc – Hôm nay (12/5), tại Phnom Penh, Campuchia, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã có cuộc gặp gỡ, tọa đàm với lãnh đạo các doanh nghiệp là thành viên của WEF về kinh tế Việt Nam. Thủ tướng bày tỏ tin tưởng: “Tôi tin các bạn sẽ làm nên một bình minh rực rỡ trên đất nước Việt Nam”. Cuộc gặp gỡ diễn ra trong khuôn khổ Diễn đàn Kinh tế Thế giới về ASEAN… Continue readingThủ tướng: “Tôi tin các bạn sẽ làm nên một bình minh rực rỡ trên đất nước Việt Nam”

Thủ tướng yêu cầu chấn chỉnh việc thanh tra doanh nghiệp 6-7 lần một năm

Lãnh đạo Chính phủ yêu cầu các Bộ, ngành chấn chỉnh công tác thanh tra, kiểm tra doanh nghiệp và giải quyết trùng lắp trong hoạt động này. Văn phòng Chính phủ vừa có văn bản truyền đạt ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc yêu cầu chấn chỉnh công tác thanh tra, kiểm tra doanh nghiệp và giải quyết trùng lắp trong hoạt động thanh tra, kiểm toán. Chỉ đạo này của lãnh… Continue readingThủ tướng yêu cầu chấn chỉnh việc thanh tra doanh nghiệp 6-7 lần một năm

Lược sử Tổ tư vấn kinh tế của Thủ tướng

Ở bất kỳ quốc gia nào, tại bất kỳ giai đoạn nào, nhu cầu tư vấn chính sách là luôn có. Dọc theo dòng thời gian, trải qua nhiều tên gọi từ Tổ tư vấn cải cách của cố Thủ tướng Võ Văn Kiệt cho đến Tổ tư vấn kinh tế của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc mới ra đời, những “think tank” như vậy đã ghi dấu ấn quan trọng trong quá trình phát… Continue readingLược sử Tổ tư vấn kinh tế của Thủ tướng

Tin cùng chuyên mục

Có thể bạn quan tâm