Bộ Công thương lý giải việc chậm ban hành Nghị định về điều kiện kinh doanh đối với ô tô

Friday, 01/09/2017, 01:44 AM

Theo lộ trình, Nghị định về điều kiện kinh doanh đối với ô tô phải có hiệu lực từ 1/7/2017. Tuy nhiên đến nay, Nghị định vẫn chưa được ban hành.

Bộ Công thương lý giải việc chậm ban hành Nghị định về điều kiện kinh doanh đối với ô tô

Thứ trưởng Bộ Công Thương Đỗ Thắng Hải đã đưa ra lý do về việc chậm ban hành Nghị định về điều kiện kinh doanh đối với ô tô tại phiên họp báo Chính phủ thường kỳ vào tối 30/8.

Theo Thứ trưởng, Nghị định về các điều kiện kinh doanh sản xuất, lắp ráp, nhập khẩu ô tô cũng như điều kiện về các trung tâm bảo hành, bảo dưỡng ô tô được các doanh nghiệp, người tiêu dùng đặc biệt quan tâm.

Trước hết, Nghị định này điều chỉnh các quy định sản xuất, kinh doanh của các doanh nghiệp lắp ráp; các doanh nghiệp nhập khẩu; các trung tâm bảo hành bảo dưỡng ô tô. Thủ tướng Chính phủ giao Bộ Công Thương chủ trì, phối hợp với Bộ GTVT để triển khai xây dựng Nghị định này.

Ông Hải cho biết, Luật Đầu tư quy định các nội dung liên quan đến Nghị định này có hiệu lực từ 1/7/2017. Đến nay, Bộ Công Thương đã phối hợp rất chặt chẽ với Bộ GTVT để hoàn thiện dự thảo trình phê duyệt. Trước đó đã thành lập các Tổ công tác đến từng doanh nghiệp sản xuất, lắp ráp ô tô lớn trên cả nước, các doanh nghiệp FDI, các nhà nhập khẩu ô tô, các doanh nghiệp kinh doanh… Bộ cũng đã có báo cáo tổng hợp kiến nghị của tất cả các doanh nghiệp này trình Chính phủ đúng thời hạn.

 Bộ Công thương lý giải việc chậm ban hành Nghị định về điều kiện kinh doanh đối với ô tô - Ảnh 1.

Thứ trưởng Bộ Công Thương Đỗ Thắng Hải

Tuy nhiên, theo lãnh đạo Bộ Công Thương, Nghị định này liên quan trực tiếp đến quyền lợi của rất nhiều đối tượng doanh nghiệp. Trước hết là các doanh nghiệp sản xuất trong nước. Thứ hai là các doanh nghiệp nhập khẩu, gồm các doanh nghiệp chính hãng, và các doanh nghiệp nhập nhỏ lẻ. Nghị định cũng liên quan đến các trung tâm bảo hành, bảo dưỡng ô tô.

Thứ trưởng cho biết, Bộ Công Thương đã làm theo hướng trước hết là bảo đảm bình đẳng giữa các doanh nghiệp, kể cả sản xuất lắp ráp trong nước cũng như nhập khẩu, kinh doanh ô tô. Thứ hai, bảo đảm quyền lợi của người tiêu dùng. Nếu ưu tiên vào một đối tượng doanh nghiệp nào đó thì chắc chắn sẽ ảnh hưởng quyền lợi của người tiêu dùng.

“Thứ ba, chúng ta vẫn phải bảo vệ, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp sản xuất, lắp ráp trong nước. Đây có thể là doanh nghiệp của Việt Nam, hay doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài hoạt động theo quy định pháp luật trên lãnh thổ Việt Nam”, ông Hải nói.

Cũng theo đại diện Bộ Công Thương, đến nay Nghị định đã qua nhiều bước giải trình, sửa đổi, hoàn thiện bảo đảm văn bản đạt chất lượng cao nhất, dễ triển khai sau khi được ban hành.

“Hiện tại, dự thảo Nghị định đã được xin ý kiến của các thành viên Chính phủ, và chúng tôi hy vọng trong thời gian rất sớm, Thủ tướng Chính phủ sẽ ký ban hành Nghị định mà theo chúng tôi là rất quan trọng, ảnh hưởng rất lớn đến quyền lợi của các doanh nghiệp và người tiêu dùng”, ông Hải thông tin.

Theo nguoidonghanh

Rate this post

Leave your comment

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Tin nên xem

Kinh doanh thua lỗ, Toshiba bán mảng máy tính xách tay cho Asus

Doanhnhanvietuc – Trong nỗ lực muốn vực dậy tình hình tài chính thảm hại, Toshiba đang trong quá trình đàm phán bán lại mảng kinh doanh máy tính cá nhân cho hãng Asus của Đài Loan. Theo nguồn tin của Nikkei, Toshiba đang tham gia vào thỏa thuận bán mảng kinh doanh máy tính cá nhân đang thua lỗ cho đơn vị điều hành thương hiệu Asus là Asustek Cumputer của Đài Loan. Đây được… Continue readingKinh doanh thua lỗ, Toshiba bán mảng máy tính xách tay cho Asus

Sắp tới ngân hàng sẽ rót tiền vào lĩnh vực kinh doanh nào?

Doanhnhanvietuc – Thống đốc Lê Minh Hưng cho biết ngành Ngân hàng sẽ tiếp tục tập trung vốn vào lĩnh vực sản xuất, lĩnh vực ưu tiên, các doanh nghiệp sản xuất theo chuỗi giá trị, ứng dụng công nghệ cao trong sản xuất nông nghiệp, sản xuất nông nghiệp sạch, các doanh nghiệp khởi nghiệp, DNNVV. Muốn doanh nghiệp phát triển thì việc có được một hệ thống tài chính đủ mạnh để hỗ trợ… Continue readingSắp tới ngân hàng sẽ rót tiền vào lĩnh vực kinh doanh nào?

Chuyện doanh nghiệp “ngoại đạo” lấn sân địa ốc nhìn từ những phi vụ “thắng làm vua, thua làm giặc”

Xu hướng doanh nghiệp ngoài ngành đầu tư vào bất động sản đang lan rộng, bởi sức hút từ lĩnh vực này. Từ những doanh nghiệp đơn thuần là kinh doanh thuỷ sản, chăn nuôi, cơ khí…cũng đang toan tính nhảy vào địa ốc. Sức hút khó cưỡng của bất động sản Trong những năm 2009 – 2010, làn sóng đầu tư bất động sản ngập tràn khắp thị trường. Nguồn cung khan hiếm khiến… Continue readingChuyện doanh nghiệp “ngoại đạo” lấn sân địa ốc nhìn từ những phi vụ “thắng làm vua, thua làm giặc”

Không thể chống đỡ nổi với Samsung và Apple, HTC sắp bán mình cho Google?

Nguồn tin của tờ Bloomberg tiết lộ, HTC đang cân nhắc tới phương án bán một phần hoặc toàn bộ mảng kinh doanh. Theo nguồn tin từ tờ Bloomberg, HTC – đơn vị từng là một trong những nhà sản xuất điện thoại thông minh lớn nhất thế giới đang xem xét nhiều hướng đi cho tương lai của mình từ việc chia tách mảng kinh doanh thực tế ảo cho tới phương án tồi… Continue readingKhông thể chống đỡ nổi với Samsung và Apple, HTC sắp bán mình cho Google?

Hoạt động kinh doanh chính lỗ nặng, Chủ tịch Mai Linh công kích trực diện Uber và Grab trong thông điệp gửi cổ đông

Doanhnhanvietuc – Mặc dù tố cáo Uber và Grab hoạt động tràn lan, gây thiệt hại về doanh thu, nhưng doanh thu Mai Linh năm qua vẫn tăng đột biến lên 3.747 tỷ đồng. Nhận định về thị trường taxi năm 2016, ông Hồ Huy, Chủ tịch Hội đồng quản trị Mai Linh cho biết, 2016 là năm cực kỳ khó khăn: “Uber và Grab hoạt động tràn lan, nhất là ở 2 thành phố lớn… Continue readingHoạt động kinh doanh chính lỗ nặng, Chủ tịch Mai Linh công kích trực diện Uber và Grab trong thông điệp gửi cổ đông

Tin cùng chuyên mục

Có thể bạn quan tâm