Các kỳ thi tiếng Anh thẩm định tay nghề chỉ nhằm đánh rớt thí sinh?

Friday, 16/06/2017, 17:17 PM

Doanhnhanvietuc – Để xin việc làm hay xin thường trú nhân, các sinh viên quốc tế phải trải qua bài kiểm tra tiếng Anh bắt buộc. Và ngày càng có nhiều người than phiền những tiêu chuẩn tiếng Anh hiện nay chỉ nhằm đánh rớt thí sinh và thu lợi nhuận về cho các tổ chức giáo dục.

Một trong các bài thi tiếng Anh được chấp nhận bởi Bộ di trú và các Cơ quan thẩm định tay nghề là bài thi OET – đánh giá khả năng tiếng Anh của người lao động ngoại quốc làm việc trong lĩnh vực y tế.

Các sinh viên tốt nghiệp các ngành nghề liên quan đến y tế hầu hết phải vượt qua được kỳ thi này nếu muốn có việc làm và visa thường trú tại Úc.

Nhiều sinh viên than phiền họ đã rớt bài thi tiếng Anh này rất nhiều lần, và cho rằng thang điểm chuẩn được đặt ra quá cao nhằm mục đích đánh rớt thí sinh và tiếp tục thu tiền từ người đi thi.

Ngay cả những sinh viên Úc tốt nghiệp từ hệ thống giáo dục Úc cũng cảm thấy khó khăn để vượt qua được bài kiểm tra này.

Lệ phí cho một bài thi OET là gần $600, gấp đôi các bài thi khác như IELTS là $330, TOEFL $300, CAE $350. Có thể thấy đây là một số tiền không nhỏ đối với các sinh viên, và hiện có rất nhiều tổ chức giáo dục trên khắp nước Úc được phép tổ chức thi tuyển, thu về một số tiền khổng lồ.

Bất kỳ bài kiểm tra nào muốn vượt qua cũng cần phải có sự đầu tư học hành. Nhưng đối với các bài thi để thẩm định tay nghề tại Úc, đặc biệt là OET, những người làm qua bài kiểm tra này đều tin rằng hệ thống thi cử được thiết kế chỉ nhằm mục đích đánh rớt thí sinh, buộc họ phải đăng ký thi lại nhiều lần, đồng nghĩa phải tốn rất nhiều tiền lệ phí thi cho các tổ chức giáo dục.

Không có tiếng Anh đồng nghĩa với một tương lai mờ mịt

Trường hợp anh Mike, một sinh viên Philippine đến Úc học ngành y tá 2 năm trước. Tuy đã hoàn thành bậc diploma, nhưng sau 3 lần thi trượt kỳ thi OET, Mike vẫn chưa nhìn thấy một tương lai rõ ràng cho mình.

“Chỉ vì bài thi này mà tôi không thể có một công việc, không thể có một tương lai,” Mike nói.

Hầu hết các bài thi như IELTS, CAE, thí sinh không bao giờ nhận được nhận xét từ giám khảo cho biết lý do bị đánh rớt.

Mặc dù đã có hai tổ chức y tế mời Mike vào làm việc, nhưng anh vẫn chưa thể bắt đầu sự nghiệp nếu chưa vượt qua được bài thi OET.

Cho tới nay anh đã tiêu tốn $1,800 cho việc đi thi, chưa kể bỏ rất nhiều thời gian để ôn luyện, nhưng anh cũng chưa tìm ra nguyên nhân vì sao liên tục thất bại.

Hầu hết các bài thi như IELTS, CAE, thí sinh không bao giờ nhận được nhận xét từ giám khảo cho biết lý do bị đánh rớt.

Mike nói

“Tôi không thể biết được tôi đã làm sai ở chỗ nào, và cũng không biết mình nên cải thiện kỹ năng nào. Tất cả những bài thi kiểu này chỉ vì mục đích lợi nhuận, chứ chẳng phải để giúp người lao động tìm được việc làm.”

Mike đã làm thêm trong viện dưỡng lão khi còn đang đi học. Chủ nhân của anh đã rất ấn tượng với kỹ năng viết của Mike, và họ cũng không thể hiểu nổi giám khảo bài thi còn đòi hỏi gì thêm ở anh.

Anh nói “Họ phải thấy rõ là làm sao tôi có thể hoàn thành chứng chỉ diploma nếu như tôi không nói được tiếng Anh?”

Những người như Mike đáng lẽ phải là những di dân tay nghề trẻ tuổi mà nước Úc muốn thu hút.

Ông Raul, một cố vấn giáo dục với hơn chục năm kinh nghiệm cho biết

“Chúng tôi có những sinh viên đến gặp chúng tôi rất thường xuyên, nhiều bạn đã đi thi đến 9, 10 lần.”

Ông Raul cho biết ngay cả những sinh viên người Úc cũng còn phải chật vật để đạt được điểm cao, trừ khi các sinh viên này học được những kỹ năng làm bài thi tại tổ chức của ông.

Ông cho biết

“Các tổ chức giáo dục sở hữu những bài thi tiếng Anh đang hoạt động gần như độc quyền trong một thị trường không hề có sự cạnh tranh.”

Tổ chức thi tiếng Anh là ngành kinh doanh hái ra tiền

IELTS cũng là một bài thi tiếng Anh chuẩn quốc tế được nước Úc sử dụng với mục đích du học và nhập cư, được tất cả các tổ chức giáo dục tại Úc chấp nhận.

Đây từng là bài thi phổ biến nhất mãi cho đến năm ngoái, nhưng nay họ đã phải chia sẻ lợi nhuận cho một tổ chức khác là Pearson PLC.

Còn bài thi OET là một trong số những yêu cầu bắt buộc đối với các sinh viên quốc tế muốn làm việc trong hệ thống y tế như Mike. Bài thi này đồng sở hữu bởi Trung tâm khảo thí và đánh giá về ngôn ngữ tiếng Anh thuộc Đại học Cambridge, và Box Hill Institute, một tổ chức giáo dục nghề ở tiểu bang Victoria.

Khi tìm hiểu một bài thi OET mẫu về kỹ năng viết, có yêu cầu thí sinh viết một lá thư giới thiệu cho bệnh nhân để được chuyển sang một viện dưỡng lão khác.

Ngày càng có nhiều công ty, tổ chức giáo dục nhảy vào thị trường cạnh tranh chia nhau miếng bánh lợi nhuận trong việc tổ chức thi tiếng Anh.

Theo Mike, những lá giới thiệu thường phải do bác sĩ hoặc nhân viên văn phòng viết chứ không phải y tá.

“Tôi thực sự rất áp lực và mệt mỏi, và tôi cũng không có ý định chuyển đổi nghề nghiệp chỉ vì bài thi tiếng Anh này.”

Tuy nhiên, mỗi năm vẫn có hàng ngàn người lao động ngoại quốc hoặc di dân phải đăng ký các kỳ thi tiếng Anh để hi vọng có một tấm vé tìm được một công việc tốt ở Úc.

Với sự phát triển như vậy, dần dần việc tổ chức thi tiếng Anh đã trở thành một lĩnh vực kinh doanh hái ra tiền.

Ngày càng có nhiều công ty, tổ chức giáo dục nhảy vào thị trường cạnh tranh chia nhau miếng bánh lợi nhuận trong việc tổ chức thi tiếng Anh.

Trước khi rời Philippine đến Úc, Mike đã trải qua kỳ thi IELTS cho sinh viên quốc tế, nhưng nay để được đi làm anh lại phải thi một bài thi tương tự với thang điểm được đặt ra quá cao.

Ông Mark, nhân viên đại diện di trú cho biết

“Thí sinh có thể bị trừ điểm bài kiểm tra chỉ vì người giám khảo không thích cách bạn viết, không thích ngữ điệu trong giọng nói của bạn hoặc họ cho rằng cách bạn nói không rõ ràng đối với họ.”

Theo ông Mark, những sinh viên đã hoàn thành các chứng chỉ hay khoá học tại Úc đáng lẽ không cần phải làm thêm một bài kiểm tra tiếng Anh để chứng tỏ họ đủ năng lực đáp ứng yêu cầu tiếng Anh nữa.

“Họ đã phải hoàn thành một khoá học ở Úc cũng giống hệt như các sinh viên trong nước, nhưng họ vẫn phải nộp đơn xin thẩm định tay nghề, đó là một phần trong chương trình nhập cư. Điều này không cần thiết.”

Vã những sinh viên như Mike chỉ có cách duy nhất là tiếp tục bỏ ra thêm $600 để thi lại, dù cho kết quả học tập rất ấn tượng và kinh nghiệm làm việc mà anh đã đạt được tại Úc.

Theo SBS

Rate this post

Leave your comment

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Tin cùng chuyên mục

Có thể bạn quan tâm