Chính phủ nhất trí dừng mua ngân hàng giá 0 đồng

Thursday, 13/04/2017, 11:59 AM

Doanhnhanvietuc – Các thành viên Chính phủ thống nhất từ nay sẽ không đặt ra vấn đề Ngân hàng Nhà nước mua lại các nhà băng với giá 0 đồng.  

Theo Cổng thông tin điện tử Chính phủ, nội dung nêu trên được lãnh đạo cơ quan điều hành nhất trí sau phiên thảo luận đầu tuần này về dự thảo Luật Hỗ trợ tái cơ cấu các tổ chức tín dụng và xử lý nợ xấu.

Trong dự thảo đang lấy ý kiến hoàn thiện có nêu quy định về phát hiện và xử lý tổ chức tín dụng được kiểm soát đặc biệt, với các phương án xử lý gồm: phục hồi, xử lý pháp nhân (sáp nhập, hợp nhất, bán toàn bộ vốn điều lệ, giải thể, phá sản) và phương án chuyển giao bắt buộc tổ chức tín dụng được kiểm soát đặc biệt.

Và một trong những vấn đề được thảo luận tại phiên họp này là liên quan đến biện pháp mua bắt buộc.

Thống đốc Ngân hàng Nhà nước – Lê Minh Hưng trình bày dự thảo Luật Hỗ trợ tái cơ cấu các tổ chức tín dụng và xử lý nợ xấu tại phiên họp của Chính phủ ngày 11/4

Theo Ngân hàng Nhà nước, phương án chuyển giao bắt buộc là phương án chủ sở hữu, thành viên góp vốn, cổ đông của tổ chức tín dụng được kiểm soát đặc biệt phải chuyển giao toàn bộ phần vốn góp, cổ phần cho tổ chức tín dụng được chỉ định hoặc Ngân hàng Nhà nước. Đây là biện pháp áp dụng cho tổ chức tín dụng có thực trạng yếu kém nhất, điều kiện, quy trình, thẩm quyền cũng được quy định chặt chẽ nhất.

Tuy nhiên, có ý kiến cho rằng không nên quy định về biện pháp này vì có thể vi phạm quyền lợi cổ đông và quyền công dân.

Giải trình vấn đề này, Ngân hàng Nhà nước cho biết, về nguyên tắc, biện pháp chuyển giao bắt buộc là biện pháp cuối cùng để xử lý khi ngân hàng thương mại yếu kém không thể thực hiện được phương án phục hồi, cũng không thể thực hiện được phương án giải thể (do không có khả năng thanh toán đầy đủ các nghĩa vụ nợ) và không thể thực hiện được phương án phá sản do tác động quá lớn đến an ninh tài chính, nền kinh tế và trật tự, an toàn xã hội.

Qua thảo luận, các ý kiến thành viên Chính phủ thống nhất với đề xuất của Ngân hàng Nhà nước là cần có quy định về biện pháp này. Như vậy, cùng với các biện pháp xử lý khác đã nêu trong dự án luật, các ý kiến thống nhất từ nay trở đi, sẽ không đặt ra vấn đề Ngân hàng Nhà nước mua lại các ngân hàng với giá 0 đồng. Các ngân hàng yếu kém sẽ được đưa vào diện kiểm soát đặc biệt mà không dùng hình thức Ngân hàng Nhà nước mua lại với giá 0 đồng, sau đó có các biện pháp tài chính, cuối cùng mới áp dụng biện pháp mua bắt buộc.

Dự thảo cũng nêu, đối với các ngân hàng đã được Ngân hàng Nhà nước mua lại với giá 0 đồng sẽ được xử lý theo các phương án mà dự án luật quy định.

Một vấn đề khác cũng còn ý kiến khác nhau là quy định về miễn trừ trách nhiệm đối với người tham gia cơ cấu lại tổ chức tín dụng được kiểm soát đặc biệt. Có ý kiến cho rằng quy định như vậy có thể dẫn tới lạm quyền và thiếu trách nhiệm.

Theo Ngân hàng Nhà nước, việc xử lý tổ chức tín dụng được kiểm soát đặc biệt là việc khó, phức tạp, chưa có tiền lệ và trên thực tế đã gây khó khăn và rủi ro pháp lý cho các cán bộ xử lý trực tiếp, từ đó ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả xử lý. Do đó cần quy định về miễn trừ trách nhiệm. Hơn nữa, các chuyên gia quốc tế cũng đánh giá cao quy định này vì đúng đắn và phù hợp với thông lệ quốc tế.

Đồng thời, để quyền này không bị lạm dụng, dự thảo quy định chặt chẽ theo hướng, người tham gia cơ cấu lại tổ chức tín dụng không chịu trách nhiệm về “kết quả” của việc thực hiện phương án cơ cấu lại, nếu việc thực hiện phương án không đạt mục tiêu do nguyên nhân khách quan. Còn trường hợp vi phạm pháp luật thì vẫn bị xử lý theo quy định hiện hành.

Các ý kiến thảo luận thống nhất với đề xuất của Ngân hàng Nhà nước tại dự thảo Luật.

Kết luận nội dung này, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cho rằng việc hoàn thiện các quy định về vấn đề này là rất cần thiết, rất cấp bách, nếu chậm trễ sẽ làm ảnh hưởng tới quá trình điều hành kinh tế-xã hội.

Thủ tướng đồng ý với phương án xây dựng 2 văn bản để trình Quốc hội, gồm dự thảo Nghị quyết của Quốc hội về xử lý nợ xấu và dự thảo một luật sửa nhiều luật (Luật Các tổ chức tín dụng và các luật có liên quan). Thủ tướng yêu cầu Ngân hàng Nhà nước chủ trì, khẩn trương hoàn thiện hai văn bản này để Chính phủ trình Quốc hội cùng thời điểm.

Hiện nay Việt Nam có ba ngân hàng bị mua lại giá 0 đồng gồm: Ngân hàng Xây dựng – VNCB, Ngân hàng Đại Dương – Ocean Bank; Ngân hàng Dầu khí toàn cầu – GP Bank.

Trong đó, Ngân hàng Xây dựng là nhà băng đầu tiên bị Ngân hàng Nhà nước mua lại bắt buộc toàn bộ cổ phần với giá 0 đồng vào ngày 2/2/2015. Ngân hàng Đại Dương (OceanBank) là trường hợp thứ 2, vào ngày 25/4/2015. Ngân hàng Dầu khí Toàn cầu (GP Bank) là nhà băng thứ 3, mua lại ngày 7/7/2015.

Theo Vnexpress

5/5 - (1 vote)

Leave your comment

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Tin nên xem

Chủ tịch Quốc hội: Không có quốc gia nào quản lý nợ công giống Việt Nam với 1 người vay, 1 người dùng, 1 người trả

Doanhnhanvietuc – “Đi vay mà tới hạn trả nợ không trả được phải đi vay để trả thì là không an toàn kể cả chưa đến mốc 65% GDP”, người đứng đầu Quốc hội phân tích trong phiên thảo luận tổ về dự án Luật quản lý nợ công (sửa đổi) chiều ngày 30/5. Chẳng có quốc gia nào giống chúng ta Đó là lời của Chủ tịch Quốc hội nhiệm kỳ 2016 – 2021 Nguyễn… Continue readingChủ tịch Quốc hội: Không có quốc gia nào quản lý nợ công giống Việt Nam với 1 người vay, 1 người dùng, 1 người trả

Sắp có quy định mới về giám sát ngân hàng

Doanhnhanvietuc – Ngân hàng Nhà nước Việt Nam vừa ra dự thảo Thông tư sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư 08/2017/TT-NHNN quy định về trình tự, thủ tục giám sát ngân hàng. Cụ thể, tại Điều 17 của Thông tư 08/2017/TT-NHNN bổ sung áp dụng can thiệp sớm là biện pháp xử lý trong giám sát ngân hàng. Chi tiết quy trình của áp dụng can thiệt sớm như sau: Căn… Continue readingSắp có quy định mới về giám sát ngân hàng

Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ: Chính phủ sẽ bán ra lượng cổ phần lớn gấp 6,5 lần năm ngoái

Doanhnhanvietuc – Theo Phó Thủ tướng, các tài sản mà Chính phủ có kế hoạch bán cổ phần trong những công ty dẫn đầu mảng năng lượng, điện lực và dầu khí. Việt Nam đang tích cực đẩy mạnh bán cổ phần trong các doanh nghiệp nhà nước để tăng nguồn thu và giảm bớt áp lực cho ngân sách cũng như thúc đẩy nền kinh tế để có thể đạt, thậm chí vượt mục… Continue readingPhó Thủ tướng Vương Đình Huệ: Chính phủ sẽ bán ra lượng cổ phần lớn gấp 6,5 lần năm ngoái

Úc: Tờ tiền 10 AUD mới sẽ được lưu thông chính thức từ ngày 20/9/2017

Thống đốc Ngân hàng Dự trữ Úc Philip Lowe cho biết đồng 10 AUD mới sẽ được đưa vào lưu thông toàn nước Úc ngày 20 tháng 9 với các tính năng tương tự tờ 5 AUD mới được phát hành vào năm trước. – Cụ thể, tờ giấy bạc mới được làm từ nhựa tổng hợp có in hình hai nhà văn nổi tiếng của Úc là Dame Mary Gilmore và Banjo Paterson. Theo… Continue readingÚc: Tờ tiền 10 AUD mới sẽ được lưu thông chính thức từ ngày 20/9/2017

USD ngân hàng lại tăng giá

Doanhnhanvietuc – Sau nhiều ngày khá yên tĩnh, tỷ giá tại các ngân hàng đã tăng trở lại từ hôm qua tới nay, mạnh nhất là 30 đồng ở Vietcombank Cụ thể sáng ngày 6/7, Vietcombank báo giá USD tại 22.715 – 22.795 đồng (mua – bán), tăng 10 đồng mua vào và 20 đồng bán ra so với hôm qua. Trước đó sáng hôm qua giá USD của ngân hàng này cũng đã tăng 10… Continue readingUSD ngân hàng lại tăng giá

Tin cùng chuyên mục

Có thể bạn quan tâm