Chính phủ quyết tâm thúc đẩy khai khoáng để đóng góp hoàn thành tăng trưởng 6,7%

Saturday, 03/06/2017, 19:44 PM

Doanhnhanvietuc – Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng yêu cầu các Bộ, ngành rà soát kỹ tình hình sản xuất, đề ra các chỉ tiêu cụ thể cho từng ngành, từng sản phẩm, từ đó có các giải pháp chỉ đạo điều hành phù hợp nhằm đạt mục tiêu tăng trưởng 6,7% đã đặt ra.

Trong cuộc họp tìm giải pháp đảm bảo tăng trưởng kinh tế chiều ngày 1/6, Chính phủ một lần nữa nhắc lại quyết tâm phải đạt mục tiêu tăng trưởng GDP 2017 đạt 6,7%.

Ông Đỗ Thắng Hải, Thứ trưởng Bộ Công thương cho biết mức tăng chỉ số sản xuất công nghiệp (IIP) của toàn ngành cả năm 2017 dự kiến sẽ ở mức khoảng 8% (đạt mức kế hoạch đề ra của năm 2017 và cao hơn so với mức tăng của năm 2016 là 7,4%). Trong đó, ngành khai khoáng đạt khoảng 92% so với năm 2016 (đã tính đến sản lượng khai thác dầu thô tăng thêm 1 triệu tấn). Ngành công nghiệp chế biến chế tạo tăng khoảng 12,5% so với năm 2016. Ngành sản xuất và phân phối điện tăng khoảng 12,0%.

“Phương án nêu trên đã được rà soát, tính toán khá kỹ lưỡng từng ngành, từng nhóm sản phẩm và xác định ở ngưỡng cao, nhiều sản phẩm ở mức phấn đấu”, ông Đỗ Thắng Hải nói.

Đánh giá khả năng tăng trưởng của từng lĩnh vực công nghiệp, ngành dầu khí khẳng định sẽ phấn đấu khai thác thêm 1 triệu tấn dầu và 1 tỷ m3 khí, qua đó phấn đấu cả năm sẽ đạt 13,28 triệu tấn dầu và 10,6 tỷ m3 khí, đóng góp thêm khoảng 0,25% mức tăng GDP.

Về khai thác than, Thứ trưởng Đỗ Thắng Hải nhận xét khả năng khai thác thêm than là khó khăn, do phụ thuộc vào thị trường.

Với các khoáng sản khác, Bộ Công Thương đã và đang tiếp tục khẩn trương rà soát, tổng hợp khối lượng quặng tồn kho của các doanh nghiệp tại các địa phương có quặng để các doanh nghiệp sớm thực hiện được các đơn hàng xuất khẩu.

Mặt khác, Bộ Công Thương sẽ tiếp tục đề xuất với Chính phủ tháo gỡ khó khăn cho một số doanh nghiệp khai thác chế biến khoáng sản có giá trị như: Quặng titan, đá vôi trắng… để góp phần đóng góp tăng trưởng cho ngành công nghiệp khai khoáng.

Đối với nhóm ngành công nghiệp chế biến chế tạo, thông qua việc rà soát 24 mặt hàng/nhóm hàng chủ yếu trong 5 tháng đầu năm cho thấy, có 12 nhóm sản phẩm có khả năng tăng trưởng tốt; 3 nhóm sản phẩm có khả năng tăng trưởng ở mức trung bình và 9 nhóm sản phẩm có khả năng tăng trưởng ở mức thấp, giảm.

Dự báo chỉ số sản xuất công nghiệp (IIP) năm 2017 của nhóm ngành sản xuất và phân phối điện tăng khoảng 12%, cao hơn mức của Bộ Kế hoạch & Đầu tư (KH&ĐT) đưa ra là 11,5%.

Kết luận cuộc họp, Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng nhấn mạnh, việc đạt mục tiêu tăng trưởng năm 2017 là 6,7% là rất khó khăn, nhưng không phải không có khả năng thực hiện.

Phó Thủ tướng cũng nhận xét, thời gian qua, các bộ, ngành, doanh, hiệp hội đều đã rất trách nhiệm, nỗ lực ở mức cao để thực hiện nhiệm vụ được giao. Những nỗ lực này thể hiện ở các kết quả cụ thể trong cân đối vĩ mô, củng cố khả năng đạt chỉ tiêu tăng trưởng 6,7% trong điều kiện rất khó khăn.

Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng yêu cầu Bộ KH&ĐT cần tiếp tục tính toán chi tiết hơn nữa, đến từng sản phẩm chủ lực trong cơ cấu GDP.

“Bộ KH&ĐT phối hợp với Bộ Công Thương, các bộ, ngành, các địa phương, các hiệp hội, doanh nghiệp rà soát thật kỹ tình hình sản xuất và đề ra các chỉ tiêu cụ thể của từng sản phẩm cụ thể theo từng quý và cả năm, theo dõi sát việc triển khai thực hiện, từ đó chỉ rõ sản phẩm nào tăng trưởng không đạt, sản phẩm nào sẽ có thể bổ sung, cũng như kịp thời đề xuất các giải pháp tháo gỡ khó khăn. Từ nay đến cuối năm phải điều hành theo từng chỉ tiêu tăng trưởng của từng sản phẩm cụ thể”, Phó Thủ tướng yêu cầu.

Tuy nhiên, Phó Thủ tướng cũng khẳng định “Tháo gỡ khó khăn để đạt mục tiêu tăng trưởng nhưng không duy ý chí, không chủ quan”

Ông cũng đề nghị các bộ, ngành cần có giải pháp trong kiểm tra, giám sát việc thực hiện của các đơn vị bảo đảm thực hiện có hiệu quả để tái cơ cấu hoạt động của một số tập đoàn, tổng công ty hoạt động trong các lĩnh vực sản xuất lớn của nền kinh tế như sản xuất đồ uống, hóa chất, điện lực, than khoáng sản, dầu khí.

Bộ Công Thương chủ trì có các giải pháp hỗ trợ doanh nghiệp phát triển thị trường ngoài nước, khai thác tốt các hiệp định thương mại tự do đã ký kết, cũng như ứng phó một cách chủ động, có hiệu quả với các xu thế bảo hộ và hàng rào kỹ thuật ở các thị trường trên thế giới.

“Cần tích cực mở rộng thị trường cho sản phẩm Việt Nam, coi trọng thị trường trong nước, đồng thời phải lấy thị trường khu vực và toàn cầu làm mục tiêu để cạnh tranh”, Phó Thủ tướng nói.

Các Bộ Công Thương, Tài chính tiếp tục bám sát diễn biến của thị trường để có các chỉ đạo và giải pháp kịp thời thúc đẩy sản xuất kinh doanh tối ưu nhằm đóng góp tốt hơn cho tăng trưởng GDP.

“Phải kịp thời tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp thông qua các chính sách về thuế, phí… để giúp cho các doanh nghiệp cắt giảm được chi phí, phát triển thị trường, cạnh tranh có hiệu quả với các sản phẩm nhập khẩu cũng như đẩy mạnh được xuất khẩu, qua đó tăng trưởng được sản lượng sản xuất”, Phó Thủ tướng chỉ đạo.

Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng cũng yêu cầu phải tập trung giải quyết các dự án đang tồn đọng, các dự án còn vướng mắc để sớm tái khởi động, đưa vào khai thác sản xuất kinh doanh, phát huy nguồn lực đóng góp mạnh mẽ vào thúc đẩy tăng trưởng kinh tế cho năm 2017 và những năm tiếp theo.

Đối với một số ngành, lĩnh vực sản xuất cụ thể, Phó Thủ tướng giao Bộ Công Thương tập trung chỉ đạo rà soát, nâng cao hiệu quả, sản lượng các lĩnh vực khai khoáng, đặc biệt là dầu khí, than; ngành dầu khí bảo đảm khai thác thêm tối thiểu 1 triệu tấn dầu thô so với kế hoạch.

Phó Thủ tướng yêu cầu Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tập trung chỉ đạo, thực hiện các giải pháp tháo gỡ khó khăn cho sản xuất, tái cấu trúc ngành, sản phẩm để ứng phó với biến đổi khí hậu, nước biển dâng, hạn chế thấp nhất hậu quả của thiên tai, với mục tiêu đạt phương án tăng trưởng cao nhất.

Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng cũng đề nghị cần có các cơ chế, chính sách để thúc đẩy đầu tư xây dựng, tháo gỡ khó khăn về vốn cho đầu tư phát triển hạ tầng, đặc biệt là các dự án phát triển hạ tầng giao thông , các dự án điện; lọc hóa dầu…

Theo trí thức trẻ

Rate this post

Leave your comment

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Tin nên xem

10 tồn tại, vướng mắc của kinh tế Việt Nam dưới góc nhìn Chính phủ

Hội nhập kinh tế quốc tế đã góp phần làm bộc lộ những yếu kém cơ bản của nền kinh tế… Uỷ ban Kinh tế của Quốc hội “phê bình” Chính phủ gửi báo cáo muộn, Phó thủ tướng nhận thiếu sót và nêu lý do phải chỉnh sửa vào phút cuối. Vì sao sửa? Sáng 21/12, Uỷ ban Thường vụ Quốc hội thảo luận về tình hình thực hiện Nghị quyết số 1052 ngày… Continue reading10 tồn tại, vướng mắc của kinh tế Việt Nam dưới góc nhìn Chính phủ

Năm 2016 khó khăn, Chủ tịch Tập đoàn Than xin Thủ tướng, Bộ Công thương loạt ưu đãi cho ngành trong năm 2017

Doanh thu giảm 5% trong năm 2016 và ngành than gặp rất nhiều khó khăn, Chủ tịch HĐTV Tập đoàn Than – Khoáng sản Việt Nam Lê Minh Chuẩn đã xin Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc và Bộ Công thương một loạt ưu đãi để phát triển ngành than trong năm 2017. Phát biểu tại Hội nghị Trực tuyến Tổng kết công tác năm 2016 và Triển khai nhiệm vụ năm 2017 của… Continue readingNăm 2016 khó khăn, Chủ tịch Tập đoàn Than xin Thủ tướng, Bộ Công thương loạt ưu đãi cho ngành trong năm 2017

Việt Nam chờ đón làn sóng đầu tư 4.0 từ Hàn Quốc

Doanhnhanvietuc – Phát biểu với các nhà đầu tư hàng đầu 2 nước tại Diễn đàn kinh tế Việt Nam – Hàn Quốc sáng 6/12, Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng khẳng định quyết tâm mạnh mẽ của Chính phủ trong việc đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính, tạo môi trường đầu tư kinh doanh thuận lợi cho các nhà đầu tư. Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng phát biểu tại Diễn đàn.… Continue readingViệt Nam chờ đón làn sóng đầu tư 4.0 từ Hàn Quốc

‘Siết’ kinh doanh hàng không vì hạ tầng chưa cho phép

Từ đầu năm 2017 đến nay, thị trường hàng không Việt Nam vẫn đang có tốc độ phát triển lên tới 20% trong nửa đầu năm. Liên tục các doanh nghiệp xin thành lập hãng hàng không mới. Nhưng mới đây, Chính phủ và Bộ GTVT đã chính thức siết lại lĩnh vực này. Ảnh minh họa Hàng loạt doanh nghiệp lớn xin “bay” Cục Hàng không Việt Nam (Bộ GTVT) cho biết, tính đến… Continue reading‘Siết’ kinh doanh hàng không vì hạ tầng chưa cho phép

Sacombank, DongABank và 3 ngân hàng 0 đồng sẽ là trọng tâm xử lý năm 2017

Đối với 5 ngân hàng này, NHNN đã báo cáo đến Bộ Chính trị. Bộ Chính trị đã có kết luận chi tiết về 5 ngân hàng này. Thủ tướng sẽ xem xét phê duyệt trước khi NHNN thực hiện vào đầu năm 2017. Dự kiến, việc xử lý sẽ bắt đầu năm 2017. Báo cáo tại buổi họp báo cuối năm 2016, ông Nguyễn Văn Hưng – Phó Giám đốc kiêm Chánh Thanh tra,… Continue readingSacombank, DongABank và 3 ngân hàng 0 đồng sẽ là trọng tâm xử lý năm 2017

Tin cùng chuyên mục

Có thể bạn quan tâm