Chủ tịch VCCI: “Nhà nước bên cạnh việc thoái vốn khỏi các doanh nghiệp, cũng cần thoái sức ra khỏi dịch vụ công”

Wednesday, 10/05/2017, 00:37 AM

Nhà nước làm quá nhiều có thể trở thành việc Nhà nước làm thay doanh nghiệp. “Nhà nước bên cạnh việc thoái vốn khỏi các doanh nghiệp, cũng cần thoái sức ra khỏi dịch vụ công”, Chủ tịch VCCI Vũ Tiến Lộc khuyến nghị.

Chủ tịch VCCI: "Nhà nước bên cạnh việc thoái vốn khỏi các doanh nghiệp, cũng cần thoái sức ra khỏi dịch vụ công"

Hôm ngày 8/5, Văn phòng Chính phủ đã tổ chức buổi họp báo thông báo về một sự kiện lớn đối với cộng đồng doanh nghiệp tại Việt Nam: Hội nghị Thủ tướng với doanh nghiệp năm 2017.

Đây là sẽ cơ hội lớn giúp cho các doanh nhân được bày tỏ những nỗi niềm, đề xuất các kiến nghị của mình trực tiếp với những gương mặt ở vị trí cao nhất của Bộ máy Nhà nước: Thủ tướng, các Phó Thủ tướng và các cơ quan Bộ, ngành.

Vai trò của kinh tế tư nhân và những hỗ trợ của Chính phủ cho khối doanh nghiệp là chủ đề nổi bật xuyên suốt buổi họp báo. Tuy nhiên, một cách thận trọng hơn, ông Vũ Tiến Lộc – Chủ tịch Phòng Thương mại và Công Nghiệp (VCCI) cho rằng Nhà nước chỉ nên nhúng tay hỗ trợ một số phần, nếu tham gia nhiều quá sẽ thành ra ‘làm hộ’ luôn doanh nghiệp, triệt tiêu sức cạnh tranh của doanh nghiệp.

“Nếu quy định không rõ sẽ thành Nhà nước đứng ra làm tất, từ đào tạo doanh nghiệp tới xúc tiến thương mại, thúc đẩy thị trường. Nhà nước hỗ trợ nhưng không được làm thay. Phải để xã hội và thị trường tự phát triển”, ông Lộc phân tích.

Theo ông, cần tránh việc Nhà nước can thiệp trực tiếp bằng các biện pháp hành chính vào thị trường. Ở mặt hành chính này, tốt nhất là Nhà nước hãy giúp các doanh nghiệp phát triển bằng các biện pháp thúc đẩy thị trường trong sạch, thông thoáng thay vì hành chính hóa hệ thống dịch vụ hỗ trợ doanh nghiệp.

Giải pháp được ông Lộc đưa ra rằng chúng ta cần phải xã hội hóa các dịch vụ công. Hiện nay, dịch vụ hỗ trợ doanh nghiệp chưa đáp ứng yêu cầu nhưng nhà nước, các cơ quan, công chức không trực tiếp đứng ra làm. Thay vào đó, cần hỗ trợ để thị trường, các hiệp hội, công ty tư vấn thực hiện.

“Nhà nước bên cạnh việc thoái vốn khỏi các doanh nghiệp, cũng cần thoái sức ra khỏi dịch vụ công” – Chủ tịch VCCI khuyến nghị.

Trong bối cảnh mới, vị Chủ tịch khuyến nghị rằng tổ chức cán bộ nên được đổi mới và các cơ quan công quyền cần được phân định rõ về mặt chức năng. Đồng thời, Nhà nước có thể chủ động chuyển giao các dịch vụ công mà nhà nước không cần nắm giữ với lộ trình thích hợp, cho các tổ chức xã hội và thị trường.

Thực trạng được ông Lộc chỉ ra là các cơ quan Nhà nước hiện tại vẫn còn ôm đồm, làm thay xã hội nên luôn ở trong tình trạng quá tải về chức năng và thiếu thốn về nguồn lực. Không những thế, theo ông thì hiện tại chất lượng thể chế còn chưa cao, tiền lương và chế độ đãi ngộ chưa thỏa đáng nên đã vừa không nâng cao được chất lượng công vụ, lại vừa chèn lấn sự phát triển của các tổ chức xã hội, nghề nghiệp – điểm kết nối quan trọng giữa nhà nước và thị trường trong một xã hội dân chủ.

Từ đó, bên cạnh việc thoái vốn thì thoái sức khỏi nhóm dịch vụ công cũng là một điều quan trọng nếu Chính phủ muốn những chính sách hỗ trợ doanh nghiệp tư nhân của mình đạt được những kết quả cao nhất.

“Chúng ta cần “thoái sức Nhà nước” ra khỏi lĩnh vực dịch vụ công và coi đây là định hướng quan trọng để cải cách hành chính và nền công vụ” – ông Lộc kết luận.

Theo trithuctre

Rate this post

Leave your comment

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Tin nên xem

Doanh nghiệp ô tô lo phá sản vì bị truy thu trăm tỷ đồng thuế tiêu thụ đặc biệt

Doanhnhanvietuc – Do Thông tư của Bộ Tài chính ra đời sau hơn 1 tháng kể từ khi Luật Thuế Tiêu thụ đặc biệt (TTĐB) chính thức có hiệu lực nên các doanh nghiệp (DN) nhập khẩu ô tô cho biết họ bị truy thu số tiền lớn, chịu thiệt hại nặng nề và có nguy cơ phá sản cao. Nhóm các DN chuyên kinh doanh nhập khẩu ô tô ở Hà Nội vừa có văn… Continue readingDoanh nghiệp ô tô lo phá sản vì bị truy thu trăm tỷ đồng thuế tiêu thụ đặc biệt

Thúc đẩy thị trường trái phiếu, khơi vốn cho doanh nghiệp

Doanhnhanvietuc – Quan điểm chỉ đạo chung của Chính phủ về lộ trình phát triển thị trường trái phiếu giai đoạn 2017- 2020 và tầm nhìn đến năm 2030 là, xây dựng phát triển thị trường trái phiếu phù hợp với mức độ phát triển của nền kinh tế, đồng bộ với các cấu phần khác của thị trường tài chính, trong đó có thị trường cổ phiếu và thị trường tiền tệ- tín dụng… Continue readingThúc đẩy thị trường trái phiếu, khơi vốn cho doanh nghiệp

Một quỹ đầu tư lạ của Mỹ định rót 150 triệu USD vào Tập đoàn Tân Tạo

Trước đây, cũng có một quỹ đầu tư của Mỹ có tên GEM đã công bố sẽ rót những khoản vốn rất lớn vào một loạt doanh nghiệp Việt Nam như CTCP Tập đoàn Hoàng Anh Gia Lai (HAG), CTCP Đầu tư dịch vụ Hoàng Huy (HHS), CTCP Tập đoàn FLC (FLC) và CTCP Tập đoàn Đức Long Gia lai (DLG)… CTCP Đầu tư và công nghiệp Tân Tạo (mã chứng khoán: ITA ) vừa… Continue readingMột quỹ đầu tư lạ của Mỹ định rót 150 triệu USD vào Tập đoàn Tân Tạo

Tầm nhìn – cơ hội để doanh nghiệp kinh doanh xuyên biên giới thành công

Để phát triển kinh doanh xuyên biên giới thành công trong bối cảnh kinh tế, chính trị thế giới luôn luôn biến động, đòi hỏi những người quản lý doanh nghiệp phải có tầm nhìn mang tính chiến lược. Đây là nhận định chung của các diễn giả tại tại “Diễn đàn quốc tế phát triển kinh doanh thành công xuyên biên giới” do Hội Nữ Doanh Nhân Tp.Hồ Chí Minh (HAWEE) và Câu lạc… Continue readingTầm nhìn – cơ hội để doanh nghiệp kinh doanh xuyên biên giới thành công

Hàng loạt bộ trưởng nhận lệnh của Thủ tướng cho mục tiêu 2017

Đẩy mạnh cải cách thủ tục, giảm lãi suất, hỗ trợ doanh nghiệp… là những chỉ đạo mới nhất của Thủ tướng… Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc vừa yêu cầu lãnh đạo các bộ ngành rốt ráo thực hiện các nhiệm vụ của ngành mình để bảo đảm hoàn thành các mục tiêu, chỉ tiêu phát triển kinh tế – xã hội năm 2017 đã đề ra. Điểm đáng chú ý trong chỉ đạo của… Continue readingHàng loạt bộ trưởng nhận lệnh của Thủ tướng cho mục tiêu 2017

Tin cùng chuyên mục

Có thể bạn quan tâm