Chuyện học của trẻ con ở Úc

Friday, 05/05/2017, 16:36 PM

Doanhnhanvietuc- Con gái tôi năm nay vào lớp 1, chính thức bước chân vào quãng đời học trò tươi đẹp. Nói chính thức, chứ thực ra cháu đã “cắp sách” đến trường tiểu học từ năm ngoái.

Ở Úc, bậc tiểu học thường kéo dài 7 hoặc 8 năm tùy từng bang và vùng lãnh thổ, bắt đầu từ lớp Kindergarten (tương đương mẫu giáo lớn-5 tuổi ở Việt Nam) cho đến lớp 6 hoặc 7. Ngôi trường nơi con gái tôi theo học gồm vài dãy nhà 1 và hai tầng, trông cũ kỹ, đơn giản (thành lập năm 1923), song sân trường rộng, có 1-2 khu vui chơi cho trẻ và đặc biệt trường nào cũng có một khu vườn và sân bóng rất rộng ngay bên cạnh vì hàng tuần đều có buổi ra vườn chăm sóc cây, còn mỗi ngày, trong 6 tiếng ở trường (giờ học từ 9-15h), học sinh có tới 2 tiếng vận động, chơi thể thao trên sân.

Một buổi trên lớp học.

Trường hiện có hơn 300 học sinh với 13 lớp học. Với tỷ lệ này, sỹ số trong mỗi lớp học là khá cao so với mức trung bình trên khắp Úc. Cũng dễ hiểu vì Sydney là thành phố đông dân nhất ở nước này (ước tính khoảng 5,25 triệu người năm 2016). Nhưng như thầy hiệu trưởng lý giải rằng nhà trường rất muốn tăng số lớp để giảm số học sinh trong mỗi lớp học như năm ngoái thêm lớp thứ 14 với chi phí nhà trường phải tự trả (Sở giáo dục bang New South Wales chỉ cấp kinh phí cho trường với 13 lớp học), song năm nay không thể làm như vậy.

Lớp học thường khá rộng, bày xung quanh rất nhiều sách vở, đồ dùng giảng dạy và học tập. Lớp nào cũng được trang bị màn hình với máy chiếu. Học sinh đến ngồi bệt trước mặt thầy nghe giảng để tiện hoạt động, di chuyển, chỉ khi nào cần viết hay vẽ thì mới ngồi quanh vài chiếc bàn vuông nhỏ kê quanh lớp. Tất cả những gì cần cho việc học đều có sẵn ở lớp, nên trong chiếc ba lô của trẻ đến trường chỉ có hộp cơm nhỏ cho bữa trưa.

Nhà trường có canteen phục vụ bữa trưa, song không khuyến khích trẻ mua đồ ăn ở trường, vì lý do vệ sinh và liên quan tới sức khỏe của trẻ nên việc các gia đình phải chuẩn bị sẵn đồ ăn trưa cho trẻ gần như là điều bắt buộc. Thầy cô giáo không giám sát cũng như không bắt học sinh của mình phải ăn hết suất ăn, cả ở lớp Kindergarten hay trong trường mẫu giáo. Trẻ nhỏ vốn mải chơi, lười ăn, nên khi về còn nguyên hộp cơm trưa là bình thường. Đây cũng là một trong những lý do khiến tỷ lệ trẻ em bép phì ở Úc rất thấp, thậm chí ở đất nước phát triển này có thời điểm truyền thông còn báo động về mức cân nặng dưới chuẩn đối với học sinh tiểu học.

Buổi trao giấy chứng nhận kết thúc đợt học thử nghiệm 5 buổi ở trường trước khi vào lớp Kindergarten.

Năm học ở Úc kéo dài cả năm, bắt đầu từ cuối tháng 1 cho tới gần cuối tháng 12 và được chia làm 4 học kỳ, giữa các học kỳ có thời gian nghỉ 2 tuần và thời gian nghỉ Hè kết thúc năm học khoảng hơn 1 tháng, thường trước Giáng sinh. Ở bậc tiểu học, tên lớp thường được gắn với chữ cái đầu tên của thầy cô chủ nhiệm, chẳng hạn năm ngoái thầy giáo dạy con gái tôi tên là Harty, thì tên lớp là KH, năm nay cô chủ nhiệm tên là Aravopoulos, nên con học lớp 1A (nếu trong khối có thầy cô trùng chữ cái đầu thì có thể lấy chữ cái tên họ), giúp các em khi nói ra tên lớp thì ai trong trường cũng biết luôn thầy, cô của em là ai.

Việc mặc đồng phục và mang mũ khi đến trường là bắt buộc. Tuy nhiên, trong một năm học cũng có rất nhiều ngày được “thoải mái”, như ngày Hòa hợp thì mặc màu cam, ngày Pijama thì cả thầy lẫn trò đến trường trong trang phục như vừa bước ra khỏi giường ngủ, hay ngày sách thì đến trường trong trang phục của một nhân vật trong truyện mà mình yêu thích…

Vào Ngày nhà giáo, Ban phu huynh trường kêu gọi các phụ huynh khi đưa con đến trường mang theo một đĩa nhỏ bánh hay trái cây, tự đặt trong phòng hội đồng để đến bữa trưa các thầy cô liên hoan. Do không đóng góp bất cứ quỹ nào nên khi nhà trường cần một khoản tiền để nâng cấp, sửa chữa…gì đó thì sẽ phối hợp với Ban phụ huynh tổ chức sự kiện như bán đồ ăn, bán đấu giá… để gây quỹ.

Với mục tiêu phát triển thể chất, kỹ năng sống, tạo sự tự tin, tính sáng tạo của trẻ là chính, việc học trên lớp ở lứa tuổi này rất đơn giản, nhẹ nhàng, không điểm số, không bài tập về nhà, không tạo bất cứ áp lực nào cho trẻ, nên con gái tôi lúc nào cũng thích đi học. Mới vào đầu năm lớp 1 mà hàng tuần, bạn nào cũng có thể đứng trước lớp “thuyết trình” về một chủ đề nào đó, chẳng hạn nói về bãi biển thì biết tả biển đẹp, phải vứt rác vào thùng rác, nếu không sẽ làm bãi biển bẩn, nước bẩn, cá chết, mọi người không bơi lội, vui chơi được…

Còn “bài tập về nhà” mà cô gửi về hàng ngày là 1-2 cuốn truyện tranh với những câu chữ đơn giản, gần gũi nhất để bố mẹ đọc cho nghe, hôm sau mang lại lớp để đổi truyện mới, giúp cho trẻ có thói quen đọc sách hàng ngày và làm quen, nhận biết dần mặt chữ đi kèm tranh minh họa. Ngoài ra, ngay từ “mẫu giáo lớn”, hàng tuần lớp đều có 1 buổi cố định lên thư viện.

Một giờ học thực hành ngoài vườn trường.

Giữ an toàn cho trẻ luôn được đặt lên hàng đầu, nên tại các tuyến đường xung quanh khu vực trường học đều đặt các biển báo giao thông hạn chế tốc độ vào giờ trẻ đến trường hay tan trường, mức phạt vi phạm trong khu vực vực này cao hơn nhiều lần so với vi phạm ở các tuyến đường bình thường. Thầy cô phụ trách lớp vẫn đón, giao trẻ tận tay bố mẹ, còn thầy hiệu trưởng thì thường ở ngoài văn phòng của mình, quan sát trẻ chơi đùa ở sân, dẫn học sinh ra xe buýt hay trông trẻ cho những buổi họp phụ huynh… Ở Úc, trẻ dưới 16 tuổi khi ra khỏi nhà không có người lớn đi kèm hay ở nhà một mình là bố mẹ phạm luật.

Mọi hoạt động của trẻ ngoài thời khóa biểu như lên biểu diễn ở hội trường, chụp ảnh, đi dã ngoại…nhà trường đều có giấy thông báo gửi về nhà lấy ý kiến và chữ ký của phụ huynh về việc đồng ý hay không đồng ý cho con mình tham gia cùng những lưu ý về tình trạng sức khỏe.

Ở một nước có nền giáo dục phát triển như Úc, thiết nghĩ cách dạy và học hay cách quan tâm, chăm sóc, bảo vệ trẻ em cũng đáng để suy ngẫm.

Khánh Linh

Rate this post

Leave your comment

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Tin nên xem

Hơn cả gia đình…

Đối với nhiều người tị nạn, việc bắt đầu cuộc sống ở một đất nước mới không hề dễ dàng. Tuy nhiên, quá trình này nhẹ nhàng hơn với sự hỗ trợ của cộng đồng. ‘Hòa nhập và định cư người tị nạn trong cộng đồng’ là một chương trình như thế, với mục tiêu giúp đỡ người tị nạn trong 12 tháng sau khi đến Australia. Anh Arnaldo đang chuẩn bị món arepas –… Continue readingHơn cả gia đình…

CEO ‘vua tôm’ Minh Phú: Thuyết phục người Việt ăn tôm sạch nhưng bất thành

‘Vua tôm’ Minh Phú đang trở về thị trường nội địa và nỗ lực gia tăng thị phần, thế nhưng giá bán cao vẫn là rào cản lớn với ông trùm xuất khẩu. Tập đoàn Thủy sản Minh Phú được mệnh danh là “vua tôm” của Việt Nam với doanh thu thuộc nhóm đầu cả nước. Thế nhưng, điều đáng nói là doanh nghiệp có hơn 99% doanh thu từ xuất khẩu và chỉ chưa… Continue readingCEO ‘vua tôm’ Minh Phú: Thuyết phục người Việt ăn tôm sạch nhưng bất thành

Truyền thông Hàn Quốc đánh giá Việt Nam là ‘công xưởng thế hệ tiếp theo’

Theo bài viết đăng tải trên báo Donga Ilbo của Hàn Quốc, Việt Nam đang được coi là “công xưởng thế hệ tiếp theo” và là thị trường đang phát triển để thay thế một số thị trường khác để trở thành trung tâm nghiên cứu và phát triển (R&D) tiên tiến. TTXVN tại Seoul dẫn báo bài trên cho biết hiện tại, có khoảng 1.000 nhân viên R&D thiết bị điện và điện tử… Continue readingTruyền thông Hàn Quốc đánh giá Việt Nam là ‘công xưởng thế hệ tiếp theo’

Hội kín trỗi dậy ở ‘thành phố không bao giờ ngủ’

Các club kín từ lâu đã định hình kết cấu của đời sống xã hội New York (Mỹ). Một số người tham gia nhiều club kín ra đời để lấp đầy những khoảng trống về thể chất và tinh thần. Ở gần ga phà 115 tuổi trong khu tài chính của New York, tồn tại điểm hẹn có thể gọi là hiện thân của sự dư dả. Những bức tường lót bằng vải len cashmere… Continue readingHội kín trỗi dậy ở ‘thành phố không bao giờ ngủ’

Tự chủ giống bò sữa, TH góp vai trò lớn giải bài toán khó của nông nghiệp Việt

‘Việc làm chủ được công nghệ phôi IVF sẽ giúp Tập đoàn TH và ngành chăn nuôi bò sữa trong nước hiện thực hóa giấc mơ tự chủ hoàn toàn về giống bò’, TS Hoàng Kim Giao nói. TS Hoàng Kim Giao, Chủ tịch Hiệp hội Chăn nuôi gia súc lớn Việt Nam, nguyên Cục trưởng Cục Chăn nuôi – Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN-PTNT) đánh giá, với việc làm chủ… Continue readingTự chủ giống bò sữa, TH góp vai trò lớn giải bài toán khó của nông nghiệp Việt

Tin cùng chuyên mục

Có thể bạn quan tâm