Bộ trưởng Năng lượng Uganda, bà Ruth Nankabirwa cho biết giấy phép này đánh dấu một cột mốc quan trọng cho vòng cấp phép cạnh tranh thứ hai.
Quá trình này đã bị trì hoãn do đại dịch COVID-19, những hạn chế đi lại làm ảnh hưởng đến giai đoạn đấu thầu và đàm phán.
Thỏa thuận này mang lại cho DGR Energy 4 năm thăm dò. Uganda đã phát hiện các mỏ hydrocarbon thương mại vào năm 2006, với trữ lượng ước tính khoảng 6,5 tỷ thùng.
Dự kiến, hoạt động sản xuất thương mại sẽ bắt đầu diễn ra vào đầu năm 2025. Armor Energy Uganda Ltd, một đơn vị khác của DGR Global, đã được gia hạn giấy phép hoạt động ở khu vực thăm dò Kanywataba thêm 2 năm.
Uganda hồi tháng 1/2023 đã tiến hành khoan giếng dầu đầu tiên, một cột mốc quan trọng khi quốc gia Đông Phi này chạy đua để đạt được mục tiêu sản lượng dầu đầu tiên vào năm 2025.
Tổng thống Uganda Yoweri Museveni đã cắt băng khánh thành giếng dầu tại địa điểm do Tập đoàn dầu khí ngoài khơi quốc gia Trung Quốc (CNOOC) điều hành gần hồ Albert ở quận Kikuube.
Cơ quan quản lý ngành dầu mỏ của Uganda cho biết, mỏ này có tên là Kingfisher, ước tính sẽ sản xuất 40.000 thùng dầu mỗi ngày vào lúc cao điểm. Sự kiện này diễn ra 17 năm sau khi phát hiện ra các mỏ dầu thương mại tại Uganda.
Năm 2022, các công ty dầu mỏ lớn đã ký một thỏa thuận trị giá 10 tỷ USD để phát triển các mỏ dầu ở Ugandan và xây dựng đường ống. Vào lúc cao điểm, Uganda có kế hoạch sản xuất khoảng 230.000 thùng dầu thô mỗi ngày. Trữ lượng dầu thô của Uganda ước tính khoảng 6,5 tỷ thùng.
Trong một diễn biến khác, Tổ chức Lương Nông Liên hợp quốc (FAO) tháng 4/2023 đã công bố chương trình giảm nhẹ tác động của hạn hán trị giá 2 triệu USD tại 3 quốc gia ở khu vực Sừng châu Phi gồm Djibouti, Kenya và Uganda.
Phát biểu họp báo trực tuyến, điều phối viên của FAO tại khu vực Đông Phi kiêm đại diện của FAO tại Liên minh châu Phi (AU), ông David Phiri cho biết chương trình sẽ tập trung giúp đỡ những hộ nông dân đang chịu ảnh hưởng của hạn hán, đối mặt với trình trạng suy dinh dưỡng và mất an ninh lương thực nghiêm trọng tại các nước trên.
Chương trình sẽ trợ cấp từ 50 USD/tháng đến 60 USD/tháng cho các hộ gia đình nhằm đối phó với hạn hán, đồng thời cung cấp các gói hỗ trợ sinh kế nhằm đáp ứng ngay lập tức nhu cầu thực phẩm, dinh dưỡng, nước sạch và sức khỏe của người nghèo.
Ước tính, chương trình sẽ tiếp cận gần 100.000 người dễ bị tổn thương tại 3 quốc gia trên, trong đó dự kiến cứu trợ được hơn 45.000 người tại vùng Karamoja khó khăn của Uganda./.
Nguồn: bnews.vn
Leave your comment