Đại biểu Trần Hoàng Ngân: Nếu xử lý tốt nợ xấu, lãi vay sẽ giảm khoảng 1%

Saturday, 27/05/2017, 20:58 PM

Doanhnhanvietuc – Đại biểu Trần Hoàng Ngân đoàn Tp. Hồ Chí Minh cho rằng bảo vệ người gửi tiền là chính đáng, nhưng phải bảo vệ cả người cho vay. Chúng ta không bảo vệ người cho vay cố ý làm trái, mà bảo vệ người làm đúng.

Mở đầu buổi thảo luận tại tổ chiều nay, đại biểu Trần Hoàng Ngân đoàn đại biểu Tp. Hồ Chí Minh cho rằng, trong diễn đàn Quốc hội, các đại biểu được tiếp cận rất nhiều với các con số nợ, như nợ công, nợ doanh nghiệp, nợ Chính phủ,…và đặc biệt là nợ xấu.

Nợ xấu, theo đại biểu Trần Hoàng Ngân, là nợ quá hạn trong một thời gian dài, khiến cho ngân hàng không thu được nợ một phần hoặc toàn bộ số nợ đã vay.

Để trở thành nợ xấu, theo quy định của ngân hàng, nó phải trải qua nhiều bước, từ nợ chuẩn, đến nợ quá hạn 10 ngày là nợ cần chú ý, qua 91 ngày là nợ dưới chuẩn và từ đây gọi là nợ xấu, tức là từ nhóm 3,4,5. Các khoản nợ này đã được điều chỉnh, thảo luận mà chưa thu hồi được.

Trong hoạt động cho vay, tín dụng ở Việt Nam rất quan trọng, hỗ trợ vốn cho nền kinh tế, thúc đẩy hoạt động tăng trưởng. Dư nợ tín dụng trên GDP ở Việt Nam là 122%, đây là số cao gấp đôi hoặc gấp 3 lần ASEAN. Điều này cho thấy gánh nặng tín dụng với nền kinh tế là rất lớn.

Vì vậy, tín dụng là hoạt động chủ lực và đem lại lợi nhuận lớn cho ngân hàng nhưng lại có nhiều rủi ro từ mọi phía. Việc phát sinh nợ xấu là bình thường, nhưng là bất thường nếu tỷ lệ này ở mức cao.

Thời gian qua, khi xảy ra khủng hoảng tài chính năm 1997 ở Thái Lan, nợ xấu đã lây lan sang Việt Nam. Khi ấy đã có thông tư liên bộ vào năm 2001 để xử lý nợ xấu. Khủng hoảng năm 2008-2009 khiến nợ xấu lại xuất hiện, lên đỉnh điểm 2012. Khi ấy chúng ta có đề án 254 và sau đó là đề án 843 (lập nên VAMC) để giải quyết nợ xấu.

Sau 5 năm có VAMC, bản thân ngân hàng đã xử lý được 350 nghìn tỷ đồng. Số nợ chuyển sang VAMC là 250 nghìn tỷ, trong đó VAMC đã xử lý và thu hồi được 50 nghìn tỷ. Dù toàn hệ thống đã nỗ lực nhưng mới chỉ xử lý được phân nửa nợ xấu. Hiện nay tổng cộng các khoản nợ xấu chiếm khoảng gần 6% dư nợ.

Hiện nay chúng ta có thông điệp là sẽ cho ngân hàng phá sản. Nếu ngân hàng phá sản sẽ ảnh hưởng tới hàng ngàn, hàng trăm ngàn người dân có tiền gửi.

Nếu xử lý tốt nợ xấu sẽ giải quyết được nhiều mục tiêu như giảm chi phí hoạt động kinh doanh tiền tệ tức là giảm lãi vay. Đại biểu ước tính mức giảm lãi sẽ khoảng 1%. Tiếp đó, người vay sẽ phải tính toán đến việc đi vay và ngân hàng chú ý chất lượng tín dụng hơn.

Với các phân tích đó, đại biểu cho rằng Nghị quyết xử lý nợ xấu là rất cần thiết.

Đại biểu có một điều lo lắng rằng, một điều được bàn nhiều là tài sản đảm bảo. Nhưng tài sản đó ở nợ xấu liệu có còn không? Nếu còn thì là một điều rất mừng để chúng ta xử lý. Và theo đại biểu, qua tham khảo với các ngân hàng thì tài sản đảm bảo hiện nay nằm chủ yếu ở các dự án bất động sản.

Tóm lại, đại biểu cho rằng bảo vệ người gửi tiền là chính đáng, nhưng phải bảo vệ cả người cho vay. Chúng ta không bảo vệ người cho vay cố ý làm trái, mà bảo vệ người làm đúng.

“Trong Nghị quyết bàn nhiều nội dung, trong đó có quyền tài sản đảm bảo theo đúng như hợp đồng là một điều thích đáng. Về trình tự xử lý tài sản cầm cố, qua trao đổi với bên tòa án mới thấy quy trình hiện nay thật là “đau khổ” cho ngân hàng”, đại biểu bổ sung thêm.

Theo trí thức trẻ

Rate this post

Leave your comment

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Tin nên xem

Ngân hàng nên xử lý nợ xấu ra sao trong thời gian tới?

Doanhnhanvietuc – Có nhiều lý do để các ngân hàng phải tính cách thức xử lý nợ xấu chủ động một cách mạnh mẽ trong năm nay. Theo Ngân hàng Nhà nước (NHNN), tỷ lệ nợ xấu nội bảng đã được kiểm soát ở mức dưới 3% nhưng nợ xấu có xu hướng tăng trở lại về quy mô. Tính đến 31/12/2016, tỷ lệ nợ xấu nội bảng, nợ xấu do VAMC quản lý và nợ… Continue readingNgân hàng nên xử lý nợ xấu ra sao trong thời gian tới?

Xử lý nợ xấu và ngân hàng yếu kém còn nhiều vướng mắc, cụ thể thế nào?

Doanhnhanvietuc – Theo NHNN, có 3 nguyên nhân chính gây khó khăn về xử lý nợ xấu và các tổ chức tín dụng yếu kém… Ngày 11/4, tại trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã chủ trì phiên họp Chính phủ chuyên đề xây dựng pháp luật, bàn về dự án Luật Hỗ trợ tái cơ cấu các tổ chức tín dụng và xử lý nợ xấu và phương án đề nghị sửa… Continue readingXử lý nợ xấu và ngân hàng yếu kém còn nhiều vướng mắc, cụ thể thế nào?

Chủ tịch Vietinbank: Nợ xấu khó bán vì ít người mua, chủ yếu vẫn là đi thu nợ

Doanhnhanvietuc – Thực trạng bất cập về việc xử lý nợ xấu được vị Chủ tịch Vietinbank nhắc đến trong ngày thứ 5 của kỳ họp thứ 3 Quốc hội khóa XIV. Một vấn đề được coi là ‘điểm nghẽn’ với nền kinh tế Việt Nam mấy năm gần đây chính là khối nợ xấu trị giá tới hàng trăm nghìn tỷ vẫn chưa được xử lý. Nói là ‘điểm nghẽn’ là bởi, hàng trăm nghìn… Continue readingChủ tịch Vietinbank: Nợ xấu khó bán vì ít người mua, chủ yếu vẫn là đi thu nợ

Ông Nguyễn Duy Hưng chỉ ra 4 nút thắt chính trong xử lý nợ xấu

Doanhnhanvietuc – Một nút thắt xử lý nợ xấu là việc xử lý tài sản đảm bảo. Nhưng ông Hưng cho rằng việc thiếu luật không phải nguyên nhân chính mà là việc không thực thi luật đầy đủ. Trong phiên thảo luận tại hội trường sáng 7/6, Thống đốc Ngân hàng nhà nước cho biết tính đến 31/12/2016 như đã báo cáo QH thì nợ xấu nội bảng của các TCTD hiện nay là trên… Continue readingÔng Nguyễn Duy Hưng chỉ ra 4 nút thắt chính trong xử lý nợ xấu

Các đại biểu Quốc hội đề nghị xử lý nghiêm minh cá nhân, tổ chức gây ra nợ xấu

Doanhnhanvietuc – Có ý kiến đề xuất bổ sung thêm chữ “xử lý nghiêm minh, đúng quy định những cá nhân, tổ chức gây ra nợ xấu” và vấn đề này phải đưa vào nguyên tắc xử lý nợ xấu để Quốc hội giám sát trong suốt thời gian Nghị quyết có hiệu lực. Tại buổi thảo luận tại tổ chiều nay, đại biểu Ngô Minh Châu đoàn TP. Hồ Chí Minh đã đề nghị về… Continue readingCác đại biểu Quốc hội đề nghị xử lý nghiêm minh cá nhân, tổ chức gây ra nợ xấu

Tin cùng chuyên mục

Có thể bạn quan tâm