Đại gia ngành sữa, địa ốc đua rót vốn mở trường học

Monday, 17/04/2017, 02:49 AM

Doanhnhanvietuc – Được đánh giá là lĩnh vực kinh doanh tương đối an toàn, ngày càng nhiều doanh nghiệp ngoài ngành sẵn sàng đầu tư nghìn tỷ để phát triển dịch vụ giáo dục.

Đầu năm 2017, Tập đoàn TH Group chính thức vận hành mô hình trường học liên thông từ 2 tuổi đến cấp trung học phổ thông. Ngôi trường xây dựng trên khu đất gần 18.500 m2 là giai đoạn đầu của đề án phát triển hệ thống trường học trên toàn quốc.

Nếu cơ sở này tiếp nhận tổng cộng 2.090 học sinh theo thiết kế thì căn cứ vào mức học phí thấp nhất của từng chương trình đạo tạo dao động từ 230 đến 520 triệu đồng một năm, bình quân mỗi năm doanh thu đạt gần 900 tỷ đồng. Mức học phí này bao gồm tất cả các khoản tiền như xây dựng cơ sở vật chất, phí nhập học, đồng phục, tham quan dã ngoại… Dự kiến trong thời gian tới, khi doanh nghiệp hoàn thành dự án xây dựng tổ hợp đại học – cao đẳng và tăng số lượng mỗi tỉnh thành phố có một trường học thì doanh thu này có thể tăng nhanh theo cấp số nhân.

Thông tin tập đoàn này rẽ sang lĩnh vực kinh doanh hoàn toàn mới khiến không ít người bất ngờ bởi trước đó, họ vốn được biết đến nhờ các thương hiệu sữa tươi và thực phẩm sạch. Tuy nhiên, theo nhận định của một chuyên gia kinh tế thì đây là nước cờ chiến lược trong định hướng phát triển đa ngành, tạo sự liên kết giữa các mảng kinh doanh của tập đoàn này.

Số lượng doanh nghiệp ngoài ngành đầu tư phát triển giáo dục tăng lên nhanh chóng.

Trước đó, nhiều doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực điện tử viễn thông, bất động sản… cũng rót vốn hàng nghìn tỷ đồng đầu tư vào dịch vụ giáo dục.

Tham gia vào đầu tư giáo dục từ năm 2006, Tập đoàn FPT là đơn vị tiên phong khi thành lập trường đại học đầu tiên của doanh nghiệp. Sau hơn 10 năm hoạt động, FPT Education có 8 viện, trường thành viên đào tạo từ bậc trung học phổ thông đến sau đại học.

Báo cáo thường niên năm 2016 cho thấy, doanh thu thuần khối giáo dục và đầu tư của FPT đạt 1.749 tỷ đồng, tăng 94,5% so với năm trước và chiếm tỷ lệ 4,4% trong cơ cấu doanh thu của tập đoàn. Lợi nhuận trước thuế năm qua đạt 1.288 tỷ đồng, giảm gần 600 tỷ.

Dự kiến năm nay, doanh thu từ giáo dục sẽ tăng nhẹ, trong khi lợi nhuận trước thuế giảm mạnh đến 42,4%. Đây cũng là mức giảm mạnh nhất trong 4 khối kinh doanh chính của tập đoàn. Nguyên nhân xuất phát từ việc tập đoàn tăng giá trị đầu tư cho các cơ sở giáo dục mới với định hướng trở thành hệ thống giáo dục đa trình độ, phân khúc, phương thức và vị trí. Ước tính số tiền sẽ giải ngân trong 2017 vào khoảng 200 tỷ đồng, gấp hơn 7 lần năm trước.

Một trường hợp khác đầu tư vào giáo dục tư nhân từ năm 2013 nhưng đạt tốc độ tăng trưởng ấn tượng là Tập đoàn Vingroup, với hệ thống trường học Vinshool và VinAcademy. Hiện mảng giáo dục đóng góp khoảng 1,2% tổng doanh thu của doanh nghiệp này. Năm 2016, doanh thu và lợi nhuận gộp lần lượt đạt xấp xỉ 717 và 204 tỷ đồng, tương ứng mức tăng 39% và 26% so với năm trước. Dự báo trong năm nay, khi hàng loạt dự án lớn hoàn thành sẽ kéo theo tốc độ tăng trưởng kép hàng năm của mảng giáo dục khoảng 30%.

Tính đến cuối năm 2016, tập đoàn này sở hữu 7 trường học đào tạo từ bậc mẫu giáo đến trung học phổ thông theo định hướng theo quốc tế thông qua các chương trình giao lưu học tập ở nước ngoài. Mức học phí tại đây cũng thuộc nhóm các trường cao nhất ở Việt Nam, dao động từ 33 triệu đến 56 triệu đồng một năm, chưa bao gồm các khoản thu ăn uống, đồng phục và sách vở…

Cuối năm 2016, lãnh đạo tập đoàn cho biết, 100% lãi từ giáo dục sẽ sử dụng để tái đầu tư nhằm phát triển nguồn nhân lực, nâng cấp cơ sở vật chất và tài trợ cho các hoạt động nghiên cứu khoa học, liên kết quốc tế. Đồng thời, Vingroup cũng cam kết không thu hồi vốn đầu tư xây dựng hệ thống trường học.

Theo phân tích của Công ty cổ phần Chứng khoán TP HCM, dù lĩnh vực này mang lại nguồn thu lớn nhưng việc chuyển sang hoạt động theo mô hình phi lợi nhuận sẽ là điểm cộng thu hút khách hàng mua nhà tiềm năng tại các dự án của tập đoàn.

Đầu tư lĩnh vực giáo dục tư nhân được đánh giá tương đối ít rủi ro, nhất là khi cơ cấu dân số đang trẻ hóa, cộng thêm nhu cầu tiếp cận các chương trình quốc tế ngày càng cao. Tuy nhiên, trường hợp của trường Đại học Tân Tạo – thành viên của tập đoàn cùng tên do bà Đặng Thị Hoàng Yến sáng lập lại chứng minh điều ngược lại.

Thành lập từ năm 2010 và tuyển sinh khóa đầu tiên sau đó một năm, chiến lược của trường là thu hút sinh viên theo học các chương trình liên kết quốc tế với mức học phí đắt đỏ. Trong giai đoạn 4 năm đầu hoạt động, trường liên tiếp báo lỗ do các khoản chi phí vật tư, lương giảng viên, ăn uống và giải trí… vượt gần chục lần doanh thu. Đỉnh điểm là năm 2013, doanh thu phi lợi nhuận từ dịch vụ, học phí và các khoản đóng góp đạt 1,03 triệu USD (khoảng 22 tỷ đồng), trong khi chi phí hoạt động và quản lý lên đến 10,5 triệu USD (tương đương 223 tỷ đồng).

Báo cáo tình hình hoạt động mới đây cho thấy, năm qua trường ghi nhận doanh thu đạt 105,5 tỷ đồng. Trong đó, nguồn thu từ học phí chỉ hơn 46 tỷ đồng, phần lớn còn lại đến từ thu nhập cổ tức và nghiên cứu khoa học, chuyển giao công nghệ.

Bên cạnh đó, chương trình đào tạo và công bố thông tin của ban lãnh đạo trường cũng mắc nhiều sai phạm. Theo kết luận thanh tra của Bộ Giáo dục và Đào tạo công bố mới đây, từ năm 2015, trường tự lấy 500 chỉ tiêu tuyển sinh đại học chính quy, trong đó có hai ngành đã bị đình chỉ tuyển sinh. Tính đến nay, chỉ có 57 sinh viên của hai khóa đào tạo đầu tiên ra trường. Ngoài ra, thông báo thu tiền học phí bằng đồng ngoại tệ của Đại học Tân Tạo cũng vi phạm Pháp lệnh ngoại hối, cộng thêm việc trường thu tiền khi chưa công khai mức dự kiến học phí cho cả khóa học theo đúng quy định.

Theo Vnexpress

5/5 - (1 vote)

Leave your comment

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Tin nên xem

Lộ diện thêm nhiều thương vụ M&A lớn trên thị trường địa ốc

Doanhnhanvietuc – Theo Savills Việt Nam, trong quý 3/2017, các chủ đầu tư nước ngoài tiếp tục bày tỏ sự quan tâm đến các dự án phức hợp quy mô lớn bao gồm khu dân cư tại các thành phố lớn. Mới đây nhất, Tập đoàn bất động sản CapitaLand (Singapore) thông báo đã mua lại dự án căn hộ có tổng giá trị đầu tư 177 triệu USD tại Quận 4, TP.HCM. Chi phí… Continue readingLộ diện thêm nhiều thương vụ M&A lớn trên thị trường địa ốc

Không chỉ là người phụ nữ giàu nhất TTCK, bà Nguyễn Thị Phương Thảo còn là nữ tướng địa ốc “quyền lực”

Không chỉ được xem là “người thay đổi ngành hàng không VN”, trong lĩnh vực địa ốc bà Thảo còn được biết đến là một nữ tướng “quyền lực” khi điều hành Sovico Holdings. Với số lượng cổ phiếu mà bà Thảo đang nắm giữ (theo bản cáo bạch là 9,42%), bà Thảo vượt qua nhiều cái tên đình đám khác như ông Trần Đình Long (Hòa Phát), ông Bùi Thành Nhơn (Novaland)…để trở thành… Continue readingKhông chỉ là người phụ nữ giàu nhất TTCK, bà Nguyễn Thị Phương Thảo còn là nữ tướng địa ốc “quyền lực”

Đại gia Thái Lan bán dây thừng đánh cá sắp đưa cổ phiếu lên sàn chứng khoán Việt

Siam Brothers nhận định thị trường Việt Nam rất tiềm năng với bờ biển dài trên 3.200km. Theo tin từ Sở Giao dịch chứng khoán TPHCM (HOSE), Sở đã nhận hồ sơ đăng ký niêm yết lần đầu của Công ty cổ phần Siam Brothers Việt Nam. Siam Brothers tiền thân là Công ty TNHH thành lập năm 1995 với số vốn 6,1 triệu USD, 100% của Siam Brothers Group – Thái Lan, một tập… Continue readingĐại gia Thái Lan bán dây thừng đánh cá sắp đưa cổ phiếu lên sàn chứng khoán Việt

Thị trường địa ốc giao dịch trầm lắng, nhu cầu tăng ở phân khúc nhà ở trung, cao cấp

Doanhnhanvietuc – Thi ̣trường bất động sản quý 1 tương đối trầm lắng cả tại 2 thành phố lớn là Hà Nội và TP HCM. Cả lượng mở bán và lượng bán đều giảm so với quý trước và cùng kỳ năm trước. Tuy nhiên, số lượng giao dịch các căn hộ phân khúc trung và cao cấp lại đang có xu hướng tăng. Đó là thông tin trong báo cáo mới đây của Trung tâm… Continue readingThị trường địa ốc giao dịch trầm lắng, nhu cầu tăng ở phân khúc nhà ở trung, cao cấp

Đại gia ngân hàng bị bắt, nhà nước mất 800 tỷ

Có hơn 800 tỷ đồng vốn nhà nước bị thoái vốn với giá 0 đồng. Đây là khoản đầu tư của tập đoàn, tổng công ty đầu tư vào ngân hàng bị thua lỗ và NHNN đã mua lại với giá 0 đồng. Cụ thể, ở đây là Tập đoàn Dầu Khí đầu tư vào OceanBank, cũng vì những sai phạm tại các ngân hàng thua lỗ này mà đại gia Hà Văn Thắm cùng… Continue readingĐại gia ngân hàng bị bắt, nhà nước mất 800 tỷ

Tin cùng chuyên mục

Có thể bạn quan tâm