“Dải phân cách Latte Line” của Sydney phân chia cơ hội việc làm và nơi ở

Thursday, 19/12/2019, 21:06 PM

Mặc dù không hiện hữu trên thực tế như một đường biên giới nhưng “Latte Line” vẫn tồn tại trong nhận thức của người dân Úc như một dải phân cách phía Đông và phía Tây Sydney, bắt đầu từ sân bay Sydney, kéo dài theo hướng tây bắc về phía Parramatta và xa hơn.

Phó Giáo sư, Tiến sĩ Awais Piracha, chuyên nghiên cứu về phát triển đô thị và khu vực địa phương, thuộc Đại học Western Sydney, cho biết đặc điểm chính của Latte Line là chia rẽ cơ hội định cư ở phía Tây và việc làm ở phía Bắc. Trong khi cơ hội việc làm chủ yếu đến từ phía Bắc, phía Đông, phía Tây Bắc thì mật độ dân số lại gia tăng ở phía bên kia của thành phố.

Bản đồ phân bổ công việc tại Sydney

Tiến sĩ Piracha và đồng nghiệp của ông là Tiến sĩ Youqing Fan đã sử dụng dữ liệu điều tra dân số năm 2016 của Tổng cục Thống kê Úc để xây dựng bản đồ phân bổ việc làm tại Sydney. Có thể thấy rõ sự phân bổ này là không đồng đều, việc làm tập trung chủ yếu ở phía Đông và phía Bắc thành phố.

Đối với một số gia đình, họ sẵn sàng chấp nhận đi thêm một quãng đường xa hơn để tới chỗ làm nhưng lại có được một ngôi nhà tươm tất hơn để chăm lo cho con cái.

Emily Prentice, một cư dân của Dulwich Hill, đang sắp sửa chuyển đến ngôi nhà mới ở Greenacre cùng chồng và cô con gái ba tuổi. Ngôi nhà ba phòng ngủ với sân sau lớn có giá 800.000 đô-la. Hàng ngày, chồng cô sẽ di chuyến đến Surry Hills để làm việc.

Cô Prentice cho biết gia đình cô có thể chi trả được cho một chỗ ở tại nơi họ đang sống là Dulwich Hill, nhưng họ không muốn phải sống mãi trong một căn hộ thay vì một ngôi nhà có khuôn viên và không gian xung quanh rộng rãi.

Emily và Ben Prentice cùng với con gái của họ, Maisie, sẽ chuyển đến Greenacre.

Nguồn ảnh: ABC News | Mridula Amin

Văn hóa đang phát triển mạnh ở Tây Sydney

Thiếu hụt lớn nhất của phía Tây Sydney là sự đầu tư cho cơ sở hạ tầng, đặc biệt là hạ tầng giao thông, chứ không phải các hoạt động công nghiệp, giáo dục, văn hóa hay vui chơi giải trí. Thậm chí các hoạt động văn hóa còn đang phát triển mạnh ở Tây Sydney, bao gồm cả Parramatta, nơi vừa trải qua cuộc đại tân trang. Việc xây dựng Đấu trường La Mã ở Rooty Hill, cũng như đời sống văn hóa nhộn nhịp quanh các câu lạc bộ, quán rượu, thư viện và phòng trưng bày cũng minh chứng cho thực tế này.

Đấu trường Sydney sẽ là một trung tâm văn hóa mới

Nguồn ảnh: Facebook Sydney Coliseum

Theo Giáo sư David Rowe, thuộc Viện Văn hóa và Xã hội, Đại học Western Sydney, dù cách xa khu vực nội thành nhưng đời sống văn hóa ở phía Tây Sydney rất đa dạng. Đây không phải vùng đất hoang của nghệ thuật và văn hóa như nhiều người vẫn nghĩ.

Tuy nhiên, Giáo sư Rowe cho rằng các tổ chức, cơ sở văn hóa có tính chất lâu bền, do nhà nước tài trợ, cần được hình thành ở phía Tây để nuôi dưỡng, thiết lập và duy trì cộng đồng nghệ thuật tại đây. Đặc biệt, khi xây dựng những khu căn hộ ở Parramatta và ở hành lang phía Tây Nam, cần phải xem xét quy hoạch trong mối quan hệ tổng thể với cơ sở hạ tầng văn hóa. Nếu không, về cơ bản Sydney sẽ chỉ tạo ra một khu “ký túc xá” cho phần lớn thành phố và cư dân ở đây sẽ phải di chuyển một khoảng cách đáng kể để tiếp cận những giá trị văn hóa mà họ mong muốn.

Phá vỡ “dải phân cách Latte Line”

Theo Tiến sĩ Awais Piracha, ngay cả khi người dân không tìm đến “vùng đất văn hóa” thì họ vẫn cần di chuyển tới phía bắc dải phân cách Latte Line để làm việc, vì vậy hai giải pháp chính sẽ là xây dựng các khu dân cư ở gần thành phố hơn và cải thiện hệ thống giao thông.nhằm kết nối bốn trung tâm lớn là nội thành Sydney, North Sydney, Macquarie và Parramatta. Tiến sĩ Piracha cho biết trung bình người dân Sydney mất 82 phút di chuyển trên đường đi làm, có tới 31% trong số họ mất hơn hai giờ.

Sự kết nối thuận tiện giữa các khu vực cũng mang lại lợi ích lớn cho người dân. Nhiều người sống ở phía Đông hay phía Bắc có thể tới phía Tây để mua sắm vì chi phí rẻ hơn.

Tuy nhiên, trong tương lai, Sydney cần hướng tới xóa nhòa khoảng cách giữa hai bờ Latte Line nếu muốn phát triển một cách bền vững.

 

Nguồn tin: abc.net

Rate this post

Leave your comment

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Tin cùng chuyên mục

Có thể bạn quan tâm