Dân đổ xô đi trồng tiêu “lạ”

Monday, 24/04/2017, 02:35 AM

Doanhnhanvietuc – Thời gian qua, trên địa bàn Gia Lai nhiều hộ dân đổ xô đi trồng giống tiêu lốt vì những ưu điểm và “lợi nhuận khủng”. Vì người dân trồng tự phát không nghĩ đến thị trường đầu ra và cách chăm sóc nên có nhiều hộ bị chết trắng hoặc trồng mà không biết bán cho ai.

Tiêu “lạ”…bán cho ai

Trong thời gian gần đây trên mạng xã hội xuất hiện nhiều thông tin về giống tiêu “lạ” trong khoảng 6 tháng là có thu hoạch và cho thu hoạch quanh năm khiến người dân đổ xô đi tìm giống không rõ nguồn gốc để trồng thử. Trên địa bàn Gia Lai nhất là các huyện Chư Sê, Ia Grai, Đắc Đoa một số người dân đã mua giống trôi nổi từ TP. Hồ Chí Minh để trồng một cách tự phát.

Vườn tiêu lốt được trồng thử nghiệm

Giờ đây khi cây trồng được 6 tháng và cho thu bói thì không có ai biết thứ quả “lạ” này nên không giám mua. Nhiều hộ mua giống về trồng tiêu lạ này về trồng thì đều chết trắng làm thiệt hại cả hàng trăm triệu đồng.

Vì nghe lời chào mời mua giống tiêu lốt nên mạng và những lời hứa miệng về bao tiêu đầu ra, anh Phạm Trọng Thiện (Làng Roh, xã ALBá, Chư Sê) đã mua 2.000 cây giống để trồng tái canh trên diện tích tiêu bị chết của mình. Vì không biết cách chăm sóc nên hàng ngàn cây tiêu non chết sạch chỉ còn trơ trọi gần 400 cây.

Ngậm ngùi anh Thiện nói: “Vì thấy nhiều người trồng nên tôi cũng lên mạng tìm cây giống và được một công ty ngoài TP Hồ Chí Minh giới thiệu giống và hứa sẽ bao tiêu sản phẩm cho tôi. Cũng tin tưởng nên tôi đã đầu tư mua 2.000 cây giống và đầu tư cả trụ, làm đất, phân chuồng hết gần 200-300 triệu đồng. Chỉ qua vài trận mưa đầu mùa những cây con đã chết chỉ còn sót lại khoảng 400 cây. Giờ trồng 400 cây đó phát triển bén rễ đã cho thu hoạch không biết bán cho ai nữa…”

Người dân cần cẩn trọng thì trồng tiêu lốt

Cùng hoàn cảnh với anh Thiện, Chị Hài (Ia Pal, Chư Sê, Gia Lai) cho biết, Gia đình trước trồng 1.000 trụ tiêu đen nhưng bệnh chết hết, trong lúc tìm cây khác để tái canh lại khu đất trống. Khoảng tháng 7/2016, chị nghe trên mạng và nhiều người chỉ giống tiêu lốt có giá thành cao, kháng nhiều loại sâu bệnh, đặc biệt thời gian từ lúc trồng đến lúc thu hoạch nhanh, thu được quanh năm nên đã tìm hiểu và mua 400 trụ về trồng thử. Số tiêu giống tiêu này chị Hài trồng xen vào những trụ tiêu đã bị chết trong vườn. Sau 6 tháng trồng, cây tiêu phát triển rất tốt, rất sai quả và đã cho thu hoạch…”

Nhưng chị Hài lại đang rất lo lắng, mấy tháng nay chị thu được khoảng 1 tạ tiêu khô nhưng khi thương lái tới mua tiêu đen, chị giới thiệu loại tiêu lốt này thì họ không biết nên không giám mua. Tôi có liên hệ với một số đại lý tại Bình Dương thì được báo giá là 140.000 đồng/kg tiêu lốp khô nhưng ít quá họ không mua…”

Hết sức thận trọng với tiêu “lạ”…

Trao đổi với chúng tôi anh Nguyễn Đức Trọng – Chủ tịch Hội đồng quản trị HTX SX-TM-DV Nông nghiệp Tiêu Chư Sê cho biết, Đây là cây Tiêu lốt, thời gian từ lúc trồng đến bắt đầu thu hoạch chỉ 6 tháng và có thể thu hoạch được quanh năm. Đặc biệt loại tiêu này có thể hạn chế được nhiều loại sâu bệnh. Ngoài ra đây còn là một loại dược liệu rất tốt nhưng ít ai biết đến. Do vậy thì trường tiêu thụ hầu như không có. Qua nhiều lần thử nghiệm và đưa mẫu đi nghiên cứu tại các Viện nghiên cứu cây trồng, vào năm 2014 anh đã đưa vào trồng khảo nghiệm trong 30 xã viên trong HTX…

Tiêu lốt đang chờ đầu ra

Anh Trọng cũng trăn trở: “Do đây là loại tiêu mới, thị trường còn ít nên chúng tôi chỉ ưu tiên cho các xã viên trồng, chăm sóc theo quy trình “tiêu sạch” cam kết không sử dụng thuốc hóa học và kí hợp đồng bao tiêu toàn bổ sản phẩm cho xã viên. Còn những hộ dân trồng tự phát cũng trên địa bàn và các huyện lân cận cũng liên hệ bán tiêu nhưng hiện tại vì thì trường chỉ đủ thu mua cho xã viên. Các chính quyền xã lân cận cũng liên hệ để mua giống và mở hội thảo để giúp bà con trên địa bàn nhưng đang trong quá trình khảo nghiệm nên tránh trồng ồ ạt…”

Thạc sĩ Nguyễn Quang Ngọc, Phó giám đốc Trung tâm nghiên cứu và phát triển cây hồ tiêu, nhìn nhận: “Tiêu lốt là giống mới, vẫn chưa có hướng dẫn và thị trường tiêu thụ nên nông dân cần cẩn thận khi trồng. Theo tôi tìm hiểu thì tiêu lốt cũng là một loại cây trồng để thu hoạch làm gia vị. Còn giá trị về mặt dược liệu hay gì đó thì còn phải nghiên cứu sâu hơn…”.

Hiện nay trên mạng xã hội rất nhiều lời chào bán giống Tiêu lốt này đã làm người dân đổ xô đi mua giống tự phát trồng mà không nghĩ đến thị trường tiêu thụ, không được các chuyên gia hướng dẫn cách chăm sóc nên tiêu chết hàng loạt. Thiết nghĩ các ngành chức năng cần có một sự định hướng kịp thời và mở các hội thảo liên kế các “nhà” để giúp bà con nhân dân có sự phát triển loại tiêu lốt theo quy trình và có sự bảo đảm về đầu ra một cách bền vững.

Theo dân trí

5/5 - (1 vote)

Leave your comment

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Tin nên xem

Cơ cấu kinh tế Việt Nam so với 20 năm trước có thay đổi, nhưng nhìn kỹ lại không rõ!

Doanhnhanvietuc – Đây là nhận xét của GS Kenichi Ohno, Viện Nghiên cứu chính sách công Nhật Bản được Trưởng ban Kinh tế Trung ương Nguyễn Văn Bình dẫn ra tại Diễn đàn kinh tế Việt Nam 2017. Lựa chọn Việt Nam là gì? Ông Bình nhận xét, Việt Nam bước ra khỏi chiến tranh là một trong những nước nghèo nhất thế giới. Tuy nhiên, kể từ Đổi mới năm 1986, Việt Nam đã có… Continue readingCơ cấu kinh tế Việt Nam so với 20 năm trước có thay đổi, nhưng nhìn kỹ lại không rõ!

Nhận cứu trợ lũ lụt 500 ngàn, bị trưởng thôn thu lại 400 ngàn vậy còn gì đến tay dân?

Khi đoàn từ thiện vừa đi khỏi, cán bộ thôn Trung Thôn đã đến từng hộ vừa được nhận tiền cứu trợ bão lũ 500 ngàn đồng/hộ yêu cầu nộp lại 400 ngàn đồng. Hai cụ Phạm Thị Quyên và Nguyễn Thị Duyền, trú thôn Trung Thôn cùng được nhận 500 ngàn đồng của đoàn cứu trợ nhưng sau đó bị thôn thu lại 400 ngàn – Ảnh: Đ.T Trưa 25-10, ông Phạm Quang Long… Continue readingNhận cứu trợ lũ lụt 500 ngàn, bị trưởng thôn thu lại 400 ngàn vậy còn gì đến tay dân?

Trong hai cuộc kháng chiến, Chính phủ đã vay tiền người dân như thế nào?

Doanhnhanvietuc – Chính phủ đã nhiều lần phát hành công thải, công phiếu, công trái… nhằm huy động vốn từ trong dân trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp và Mỹ. Lịch sử vay tiền dân của Chính phủ bắt đầu từ tháng 7/1946 khi đợt phát hành công trái đầu tiên – với tên gọi là công thải, được tổ chức ở Nam Bộ. Giá trị của đợt phát hành này chỉ 5 triệu đồng… Continue readingTrong hai cuộc kháng chiến, Chính phủ đã vay tiền người dân như thế nào?

Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng: Lãi suất bình quân Việt Nam hiện là 7-9%/năm, trong khi Trung Quốc chỉ là 4,3% và Malaysia 4,6%

Doanhnhanvietuc – Phát biểu tại Hội nghị Thủ tướng với doanh nghiệp 2017 diễn ra sáng nay, Bộ trưởng Kế hoạch Đầu tư cho biết: “Lãi suất bình quân Việt Nam hiện là 7-9%/năm, trong khi Trung Quốc chỉ là 4,3%; Malaysia 4,6%; Hàn Quốc 2-3%; Nhật Bản 0,95%; chi phí tiếp cận điện năng cao gấp 49 lần Philippines; chi phí nộp thuế cao nhất so với ASEAN 4…”. Trong phần báo cáo đầu hội… Continue readingBộ trưởng Nguyễn Chí Dũng: Lãi suất bình quân Việt Nam hiện là 7-9%/năm, trong khi Trung Quốc chỉ là 4,3% và Malaysia 4,6%

8 năm biến động cùng kinh tế Việt Nam qua lời kể của vị chuyên gia mê võ thuật và thiền

Doanhnhanvietuc – Trở về Việt Nam năm 2009, chuyên gia tài chính ngân hàng Tiến sĩ Nguyễn Trí Hiếu từ bấy đến nay là cố vấn cấp cao cho một ngân hàng. Ông cũng thường xuyên tham gia các hội thảo chuyên đề trong lĩnh vực tài chính – ngân hàng và bất động sản, như là cách để đóng góp cho đất nước. Trong một dịp chuyện trò mới đây với Báo Trí Thức Trẻ,… Continue reading8 năm biến động cùng kinh tế Việt Nam qua lời kể của vị chuyên gia mê võ thuật và thiền

Tin cùng chuyên mục

Có thể bạn quan tâm