Đề án ngoại ngữ hơn 9.000 tỷ đồng không đạt mục tiêu

Wednesday, 16/11/2016, 07:11 AM

Trước câu hỏi của đại biểu về việc Đề án ngoại ngữ hơn 9.000 tỷ đồng có đạt mục tiêu, Bộ trưởng Giáo dục & Đào tạo Phùng Xuân Nhạ thẳng thắn trả lời: Không!

59 đại biểu Quốc hội đăng ký chất vấn Bộ trưởng Giáo dục và đào tạo Phùng Xuân Nhạ trong phiên làm việc sáng 16/11. Mở đầu, đại biểu Trương Minh Ánh (Hiệu trưởng trường Cao đẳng Nghệ thuật Hà Nội) đặt câu hỏi về đề án đào tạo ngoại ngữ đến năm 2020, kinh phí khoảng 9.400 tỷ đồng, với mục tiêu đưa ngoại ngữ thành thế mạnh của học sinh – sinh viên Việt Nam có đạt mục tiêu?

Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ nói: “Đại biểu hỏi mục tiêu đề án có đạt không? Tôi xin trả lời thẳng là: Không”.

Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ trả lời chất vấn.
Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ trả lời chất vấn.

Theo Bộ trưởng Giáo dục, việc  dạy và học ngoại ngữ là vấn đề lớn, có tính chất lâu dài và liên quan tới nhiều nhóm đối tượng khác nhau.”Chúng tôi cố gắng đưa ra lộ trình, nhưng quá trình triển khai gặp nhiều vấn đề về thời gian, kinh phí, do vậy xin nhận trách nhiệm”, ông Phùng Xuân Nhạ nói và cho biết, cơ quan này đã rà soát để điều chỉnh lại cách tiếp cận và mục tiêu của đề án.

Theo đó, không đề ra mục tiêu tới năm 2020 “mọi đối tượng được đào tạo về ngoại ngữ” mà sẽ tập trung vào đổi mới chương trình, đào tạo giáo viên, xã hội hoá, “tạo môi trường động lực chứ không phải chỉ trông chờ vào việc triển khai đề án”. Ông cũng cho biết, đề án điều chỉnh sẽ được Bộ Giáo dục trình Chính phủ trong thời gian tới.

Người đứng đầu ngành giáo dục cũng cho rằng không phải đặt mục tiêu đến năm 2035 phổ cập nói được tiếng Anh là sẽ đạt được. Đơn cử như Singapore, để phổ cập tiếng Anh cho người dân phải mất tới 38 năm. “Không thể ngày một ngày hai xoá mù tiếng Anh, cần thời gian, nhưng nếu không có quyết tâm, lộ trình và bước đi thì không thể đạt mục tiêu”, ông Phùng Xuân Nhạ khẳng định.

Đại biểu Trương Minh Ánh cho rằng, “nếu đề án đặt yêu cầu ngoại ngữ học sinh – sinh viên cao hơn giáo viên là không khả thi”, Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ nhìn nhận: “Muốn yêu cầu học sinh giỏi hơn, trình độ ngoại ngữ tốt hơn thì trình độ, yêu cầu với thầy phải cao hơn là đương nhiên”. Tuy nhiên, cần thêm thời gian “phổ cập” trình độ ngoại ngữ đối với giáo viên. Bộ Giáo dục sẽ làm việc với Bộ Nội vụ, điều chỉnh yêu cầu ngoại ngữ với giáo viên theo đúng đối tượng để đảm bảo tính khả thi. Giáo viên mới tuyển vào thì tiếng Anh phải đảm bảo ở trình độ cao, còn lại sẽ có lộ trình với các đối tượng giáo viên còn lại, tránh tình trạng “mua bán chứng chỉ”. “Thầy cô không còn nhiều thời gian công tác thì không nên ép”, ông bình luận.

Bình luận về nội dung trả lời chất vấn nêu trên của Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ, đại biểu Nguyễn Anh Trí bày tỏ sự ủng hộ việc điều chỉnh đề án, đồng thời cho rằng: “Tất cả các ngoại ngữ đều hay, nhưng sự cần thiết thì khác nhau vì vậy phải có thứ tự ưu tiên. Chúng ta nên học tiếng Anh cho tốt, nếu cần gì thì học thêm ngoại ngữ đó, đừng lãng phí thời gian của con người”.

Đề án dạy và học ngoại ngữ trong hệ thống giáo dục quốc dân giai đoạn 2008-2020 được phê duyệt năm 2008. Mục tiêu là đổi mới toàn diện việc dạy và học ngoại ngữ trong các trường, để “đến năm 2020, đa số thanh niên Việt Nam tốt nghiệp trung cấp, cao đẳng và đại học có đủ năng lực ngoại ngữ sử dụng độc lập, tự tin giao tiếp, học tập, làm việc trong môi trường hội nhập, đa ngôn ngữ, đa văn hóa, biến ngoại ngữ trở thành thế mạnh của người dân Việt Nam”.

Đề án có tổng kinh phí gần 9.400 tỷ đồng, trong đó giai đoạn 2008-2010 là 1.000 tỷ đồng, giai đoạn 2011-2015 gần 4.400 tỷ đồng, giai đoạn 2016-2020 khoảng 4.000 tỷ đồng. Nhưng sau 8 năm thực hiện, đến nay nhiều mục tiêu chưa đạt được, khả năng ngoại ngữ của học sinh nói riêng, người Việt Nam nói chung chưa được cải thiện nếu chỉ học theo chương trình phổ thông.

Theo VNE

Rate this post

Leave your comment

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Tin nên xem

Việt Nam và Australia có nhiều tiềm năng hợp tác phát triển năng lượng tái tạo

Theo tiến sỹ Đỗ Nam Thắng, Đại học Quốc gia Australia, Việt Nam và Australia có nhiều tiềm năng hợp tác phát triển năng lượng tái tạo, nhất là điện gió, điện mặt trời. Một dự án điện gió số 6 ở Sóc Trăng hoàn thành đi vào hoạt động. Ảnh: Trung Hiếu – TTXVN Trong bối cảnh Việt Nam và Australia đang hướng tới kỷ niệm 50 năm ngày thành lập quan hệ ngoại… Continue readingViệt Nam và Australia có nhiều tiềm năng hợp tác phát triển năng lượng tái tạo

Doanh nghiệp than Boeing “bó tay” ở Việt Nam, Bộ ra tay sửa quy định

Doanhnhanvietuc – Ba ngày sau Hội nghị Thủ tướng gặp doanh nghiệp, Bộ Khoa học và Công nghệ phát đi thông tin về việc sửa đổi quy định được đánh giá là “Boeing cũng bó tay, không đáp ứng được điều kiện kinh doanh của Việt Nam”. Sửa quy định khiến Boeing cũng bó tay Tại Hội nghị Thủ tướng gặp doanh nghiệp 3 ngày trước, Chủ tịch Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam… Continue readingDoanh nghiệp than Boeing “bó tay” ở Việt Nam, Bộ ra tay sửa quy định

Ngành da giày: Bàn việc phát triển bền vững

Doanhnhanvietuc – Sau 5 năm triển khai thực hiện Quy hoạch tổng thể phát triển ngành da giày Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2025 theo Quyết định số 6209/QĐ-BCT, tuần qua, Sở Công Thương, Hiệp hội Da – Giày – Túi xách Việt Nam, Hội Da Giày TP.HCM đã cùng ngồi lại để ghi nhận ý kiến điều chỉnh Quy hoạch phát triển ngành công nghiệp da giày Việt Nam cho giai… Continue readingNgành da giày: Bàn việc phát triển bền vững

Con số “giật mình”: 70% chuyến bay ngắn nội địa của Vietnam Airlines đang lỗ nặng, kể cả chặng có tỷ lệ lấp đầy 90%!

Doanhnhanvietuc – Chặng bay Đà Nẵng – Vinh và các chặng bay đi và đến Pleiku của Vietnam Airlines đang khiến Vietnam Airlines thua lỗ lớn nhất. Theo số liệu từ phương án tính giá trần và giá sàn được Vietnam Airlines gửi tới Bộ Giao thông Vận tải, hãng hàng không này đã thua lỗ trên nhiều chặng bay. 70% các chặng bay ngắn đang lỗ Tại các chặng bay nội địa dưới 500km… Continue readingCon số “giật mình”: 70% chuyến bay ngắn nội địa của Vietnam Airlines đang lỗ nặng, kể cả chặng có tỷ lệ lấp đầy 90%!

Thị trường ô tô Việt: Nhà sản xuất có thể vui khi nhìn những số liệu này?

Doanhnhanvietuc – Trong khi có những mẫu bán được cả nghìn chiếc thì có những dòng ô tô lại không bán được bất cứ chiếc nào trong suốt cả quý. Theo số liệu từ Hiệp hội các nhà sản xuất ô tô Việt Nam (VAMA), từ đầu năm đến nay, doanh số bán xe của các hãng ô tô vẫn tiếp tục tăng mạnh. Trung bình, mỗi ngày, người Việt mua 623 xe/ngày. Tuy nhiên, bên… Continue readingThị trường ô tô Việt: Nhà sản xuất có thể vui khi nhìn những số liệu này?

Tin cùng chuyên mục

Có thể bạn quan tâm