Doanh nghiệp Việt cần thay đổi tư duy làm kinh tế

Sunday, 02/04/2017, 20:54 PM

Doanhnhanvietuc- Trong những năm gần đây, khi Trung Quốc dần đi lên trong chuỗi giá trị, đồng thời thị trường phải đối mặt với các thách thức về chi phí lao động, thuê đất và lạm phát, Việt Nam đang chứng kiến một làn sóng dịch chuyển sản xuất.

Việt Nam trở thành “công xưởng mới” của thế giới

Rất nhiều thương hiệu lớn từng đặt nhà máy sản xuất tại Trung Quốc, dần dần di chuyển tới Việt Nam, có thể kể đến như Samsung, LG, Intel… Các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài lựa chọn Việt Nam như điểm đến lý tưởng để mở rộng quy mô sản xuất, xây dựng thêm nhiều nhà máy ở các khu công nghiệp lớn để tận dụng nguồn nhân công giá rẻ, hưởng lợi từ các chính sách kinh tế của Việt Nam và các Hiệp định thương mại đa phương.Những thương hiệu bán lẻ đã nổi danh trên thế giới như Shop&Go, Circle K, Family Mart và không bao lâu nữa là 7Eleven, cũng thâm nhập thị trường Việt Nam và mở rộng với tốc độ nhanh chóng.

 

Làn sóng dịch chuyển đơn hàng, cũng như nguồn vốn đầu tư nước ngoài mạnh mẽ đã khiến sản lượng xuất khẩu của Việt Nam tăng trưởng đáng kể. Theo số liệu của Trading Economics, kim ngạch xuất khẩu từ đầu năm 2016 đã tăng lên 7.6%, đạt mức 14.6 tỷ đô-la Mỹ vào tháng 1 năm 2017. Trong vòng 5 năm trở lại đây, kim ngạch xuất khẩu Việt Nam đã tăng gấp hai lần.Điều đó cho thấy, Việt Nam đang từng bước trở thành điểm đến của các nhà nhập khẩu quốc tế, mở ra cơ hội cho hàng loạt doanh nghiệp cạnh tranh trên thị trường xuất khẩu.

 

Bài toán tăng trưởng đi kèm với phát triển bền vững của doanh nghiệp Việt

 

Song song với những cơ hội đến từ một nền kinh tế đang đi lên, doanh nghiệp Việt Nam cũng đối mặt với nguy cơ bị lấn át ngay trên “sân nhà”. Tính đến năm 2016, khối doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài chiếm tới trên 70% lượng hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam. Nhiều thương hiệu Việt Nam đã bị các “ông lớn” nước ngoài thâu tóm hoàn toàn, có thể kể đến như Metro và Big C, cho thấy rõ ràng doanh nghiệp nội địa dần mất đi vị thế trong lĩnh vực bán lẻ. Những doanh nghiệp lớn trong nhiều ngành nhưbánh kẹo, nước giải khát, sữa,… của Việt Nam cũng bị đe dọa rơi vào tay doanh nghiệp nước ngoài.

 

Trong Bảng xếp hạng Top 500 DN tăng trưởng nhanh nhất Việt Nam do Vietnam Report công bố mới đây cũng cho thấy tỷ trọng của khối DN FDI đang tăng dần và đặc biệt tốc độ tăng trưởng của khối doanh nghiệp này trong giai đoạn 2012-2015 đã vượt tốc độ tăng trưởng của khối DN tư nhân, đạt mức CAGR trung bình tại 46,07%.

 

CAGR trung bình và tỷ trọng Doanh nghiệp xuất hiện trong BXH FAST500 2017 phân theo loại hình Doanh nghiệp. Nguồn: Vietnam Report

 

Trước thực tế như vậy, doanh nghiệp Việt cần thay đổi tư duy làm kinh tế, bên cạnh mục tiêu về tăng trưởng và lợi nhuận, còn phải đặt mục tiêu phát triển lâu dài, bền vững. Để có thể cạnh tranh với các doanh nghiệp FDI, doanh nghiệp nội địa cần có năng lực xuất khẩu, đặc biệt là ở những ngành hàng thế mạnh như hàng dệt, may, giày dép các loại.

 

So với các doanh nghiệpdệt may có vốn đầu tư nước ngoài, doanh nghiệp Việt Nam mới chỉ có khả năng gia công (CMT) hoặc “mua nguyên liệu, bán thành phẩm” (FOB) nên chưa tham gia được vào chuỗi sản xuất, cung ứng toàn cầu. Chỉ khi có năng lực thiết kế, chủ động tìm nguyên liệu và đi theo mô hình cung cấp sản phẩm hoàn chỉnh (ODM) và đa dạng về mẫu mã, doanh nghiệp mới có thể tạo giá trị gia tăng lớn, đồng thời cạnh tranh với những thương hiệu xuất khẩu khác. Thương hiệu thời trang của người Việt – An Phước – là nhà cung cấp đầu tiên của Pierre Cardin Paris tại Việt Nam cũng đã ra đời từ một xưởng gia công nhỏ và trở thành một nhà xuất khẩu đình đám.

 

Mặt khác, có những lĩnh vực mà doanh nghiệp Việt Nam có tiềm năng xuất khẩu lớn do sản phẩm độc đáo, có lợi thế cạnh tranh với thị trường quốc tế như thủ công mỹ nghệ, song lại thiếu năng lực làm tiếp thị (marketing) và xúc tiến bán hàng. Việc đầu tư cho đội ngũ bán hàng với trình độ chuyên môn cao và năng lực giao tiếp ngoại ngữ, đồng thời tìm đến các kênh quảng bá về sản phẩm như những nền tảng trực tuyến của Global Sources, Alibaba, các hội chợ thương mại thường niên trong nước và tại Trung Quốc, Đức, … là rất cần thiết.Tại Hội chợ đồ gỗ và trang trí nội thất Việt Nam được tổ chức tại TP. HCM đầu tháng 3/2017, những thương hiệu thủ công mỹ nghệ của người Việt như Mỹ nghệ Tư Duy, Hương Nga Fine Arts,… cho thấy sự thu hút với các nhà nhập khẩu quốc tế và khả năng đáp ứng các đơn hàng xuất khẩu.

 

Đồng thời, doanh nghiệp Việt cũng cần thực hiện phát triển kinh tế bền vững, không còn phụ thuộc vào việc khai thác triệt để nguồn tài nguyên thiên nhiên, tăng vốn đầu tư và thâm dụng lao động. Mục tiêu tăng trưởng của doanh nghiệp, phải đồng nhất với mục tiêu phát triển kinh tế của cả nước, tức là đảm bảo sử dụng tài nguyên, năng lượng hiệu quả, nâng cao chất lượng đời sống con người, đặc biệt là người lao động. Đây chính là đòn bẩy để các doanh nghiệp không ngừng cải tiến công nghệ, đầu tư trang thiết bị, máy móc hiện đại và đào tạo nguồn nhân lực có trình độ cao. Sử dụng hiệu quả nguồn tài nguyên con người và tài nguyên thiên nhiên, tiếp thu công nghệ hiện đại là con đường để doanh nghiệp Việt Nam đi lên trong chuỗi giá trị, cạnh tranh trên thị trường nội địa và trên thế giới.

Theo Vietnam Report

Rate this post

Leave your comment

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Tin nên xem

Thị trường Bia Việt Nam: Mảnh đất màu mỡ hút doanh nghiệp ngoại

Thị trường bia Việt Nam đã tăng trưởng liên tục trong nhiều năm qua. Tuy nhiên, 5 năm trở lại đây các doanh nghiệp (DN) nội địa lại thể hiện sức chiến đấu có phần “hụt hơi”, tạo điều kiện để DN ngoại thâm nhập thị trường dễ dàng hơn. Cùng với chính sách thoái vốn nhà nước mạnh mẽ tại hai doanh nghiệp bia lớn là Habeco và Sabeco, tham vọng thống lĩnh thị… Continue readingThị trường Bia Việt Nam: Mảnh đất màu mỡ hút doanh nghiệp ngoại

Bất ngờ startup ngành xe điện với chuỗi 230 showroom đổi tên thương hiệu gắn bó 4 năm

Xoay quanh doanh nghiệp thần đồng 4 tuổi ngành xe điện HKbike đột ngột đổi tên thương hiệu khi đang dẫn đầu thị trường là những câu chuyện đầy thú vị. Khởi đầu cho sự thành công lớn đôi khi cần là đánh đổi với những bước đi mạo hiểm. Bài học đổi tên thành công từ các doanh nghiệp lớn trong nước và thế giới Ở Việt Nam và trên thế giới, đã có… Continue readingBất ngờ startup ngành xe điện với chuỗi 230 showroom đổi tên thương hiệu gắn bó 4 năm

Bức xúc vì phí BOT, bị thanh kiểm tra “hành”… doanh nghiệp “kêu” lên Thủ tướng

Doanhnhanvietuc – Trước thềm cuộc đối thoại với người đứng đầu Chính phủ, không ít doanh nghiệp đã gửi văn bản kiến nghị bày tỏ bức xúc về việc liên tiếp phải tiếp các đoàn thanh, kiểm tra chồng chéo, phiền hà, phải chịu phí BOT cao trong quá trình vận tải. Để chuẩn bị cho Hội nghị giữa Thủ tướng và các doanh nghiệp (DN) dự kiến sẽ diễn ra vào trung tuần tháng 5… Continue readingBức xúc vì phí BOT, bị thanh kiểm tra “hành”… doanh nghiệp “kêu” lên Thủ tướng

Doanh nghiệp Việt và mục tiêu lãi 1.000 tỷ đồng

Doanhnhanvietuc – Năm 2016, toàn sàn có 22 doanh nghiệp lãi trên 1.000 tỷ đồng chiếm tỷ lệ 3%, sang năm 2017 đã có thêm các gương mặt mới dự kiến sẽ ra nhập vào danh sách này. Kết thúc năm 2016 toàn sàn có 22 doanh nghiệp có mức lợi nhuận sau thuế vượt ngưỡng 1.000 tỷ đồng chiếm tỷ lệ 3% trong tổng số các doanh nghiệp niêm yết trên sàn. Đầu tiên… Continue readingDoanh nghiệp Việt và mục tiêu lãi 1.000 tỷ đồng

Thái Hưng tiếp tục chào mua công khai hơn 14% vốn cổ phần của Thép Việt Ý với giá 25.000 đồng

Doanhnhanvietuc – Thái Hưng đang là cổ đông lớn nhất của Thép Việt Ý với tỷ lệ sở hữu 50,98% sau khi mua thành công 12,8 triệu cổ phiếu vào tháng 10/2016 với giá 17.000 đồng/cp. Theo thông tin từ CTCP Thép Việt Ý (mã chứng khoán: VIS), HĐQT công ty đã chấp thuận đề nghị chào mua công khai cổ phiếu VIS của CTCP Thương mại Thái Hưng với số lượng 7 triệu cổ phiếu… Continue readingThái Hưng tiếp tục chào mua công khai hơn 14% vốn cổ phần của Thép Việt Ý với giá 25.000 đồng

Tin cùng chuyên mục

Có thể bạn quan tâm