Doanh nhân hóa nông dân đồng bằng sông Cửu Long

Wednesday, 27/09/2017, 01:58 AM

Nông dân làm giàu được từ kinh doanh nông nghiệp, môi trường nông thông mới đáng sống là những kỳ vọng cho một giai đoạn mới ở ĐBSCL – Ý kiến của ông Trần Hữu Hiệp, ủy viên chuyên trách kinh tế, Ban chỉ đạo Tây Nam Bộ.

Doanh nhân hóa nông dân đồng bằng sông Cửu Long

 Theo ông Hiệp, ĐBSCL được nhận diện là 1 trong 3 đồng bằng trên thế giới bị ảnh hưởng nặng nề bởi BĐKH với những biểu hiện ngày càng rõ nét ngay trước mắt.

Cùng với chuỗi đập thủy điện “treo túi nước” và các kiểu “trích máu dòng sông” bằng các dự án chuyển nước dòng chính – đã và đang làm suy thoái nghiêm trọng tài nguyên nước, tác động trực tiếp đến toàn bộ nền kinh tế nông nghiệp của vùng.

Doanh nhân hóa nông dân đồng bằng sông Cửu Long - Ảnh 1.

Ông Trần Hữu Hiệp. Ảnh: TTXVN

Trong khi đó, những bất cập nội tại chưa được giải quyết, đó là mô hình phát triển nặng khai thác tài nguyên, nền nông nghiệp với đầu vào nặng về lượng và nhẹ về chất, chậm chuyển đổi theo hướng phát triển bền vững.

Doanh nhân hóa nông dân đồng bằng sông Cửu Long - Ảnh 2.

Người dân Kiên Giang lao dao vì ruộng lúa bị nhiễm mặn vào năm 2016. Ảnh: Đinh Tuấn

Tìm giải pháp phát triển bền vững cho vùng không thể lắt nhắt một ít chính sách trợ giúp tạm trữ lúa, muối, một ít chính sách hỗ trợ vốn, một vài dự án hỗ trợ khoa học kỹ thuật có tính đối phó ngắn hạn. Xa hơn, cần tầm nhìn tổng quan, tư duy hệ thống, định ra các giải pháp chuyển đổi mô hình phát triển.

Tư duy thị trường phải được định hình ngay trong tư duy quy hoạch và định hình cơ chế chính sách. Chính thị trường mới quyết định nuôi trồng, sản xuất cái gì, như thế nào và bán cho ai. Không thể duy ý chí, áp đặt chủ quan từ bên trên để đặt chỉ tiêu phải sản xuất bao nhiêu, kim ngạch xuất khẩu đạt bao nhiêu.

Nông nghiệp “4 đúng”

Theo ông Hiệp, nông thôn ĐBSCL đang trong tình trạng “4 nhất”: Nghèo nhất, lạc hậu nhất, hưởng phúc lợi xã hội thấp nhất và dễ bị tổn thương nhất.

Trước thách thức sống còn của những thay đổi về điều kiện tự nhiên, tài nguyên đất, nước và thị trường, nông thôn ĐBSCL cần thay đổi căn bản; nông nghiệp chuyển đổi theo “4 đúng” là đúng lượng, đúng chất, đúng thời điểm, đúng giá trị nông sản.

Doanh nhân hóa nông dân đồng bằng sông Cửu Long - Ảnh 3.

Nông dân trên cánh đồng mẫu ở huyện Hòn Đất, Kiên Giang. Ảnh: Đinh Tuấn

Cần những nghiên cứu căn cơ, thiết thực, đề xuất cải tiến cơ chế, chính sách liên kết vùng, thực hiện “tam nông” trong điều kiện và đặc thù riêng của vùng.

Chuyển đổi mô hình phát triển phải được tiến hành bằng tư duy, chính sách dài hạn hơn là những đối phó ngắn hạn.

3 vấn đề mang tính xương sống

Theo ông Hiệp, kế hoạch ĐBSCL, tầm nhìn dài hạn đến năm 2100 được các chuyên gia Hà Lan cùng các nhà khoa học trong nước khuyến nghị Chính phủ xem xét qua 4 kịch bản và khuyến nghị mô hình công nghiệp hóa kinh doanh nông nghiệp. Cần tập trung 3 vấn đề mang tính xương sống.

Thứ nhất: quy hoạch lại sản xuất nông nghiệp theo vùng, theo quy mô liên kết vùng trên cơ sở gắn với cung – cầu thị trường.

 Thứ hai: tái cấu trúc nông nghiệp phải theo hướng sản xuất hàng hóa lớn. Quá trình tái cơ cấu phải chú trọng đến việc đổi mới cơ chế, chính sách nhằm đảm bảo tính hài hòa trong việc phân chia lợi ích giữa các khâu trong chuỗi sản xuất và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp.

Thứ ba: tập trung cải tạo giống cây trồng, vật nuôi, tạo các giống có năng suất, chất lượng và giá trị cao. Đưa nhanh các công nghệ mới vào tất cả các khâu: sản xuất, thu hoạch, bảo quản, chế biến, vận chuyển và tiêu thụ sản phẩm, gắn với đổi mới sáng tạo trong nông nghiệp, khuyến khích nông dân khởi nghiệp cùng với nâng cao tri thức kinh doanh nông nghiệp cho nông dân.

Yêu cầu khắc nghiệt của hội nhập, cạnh tranh quốc tế đòi hỏi người nông dân phải vượt khỏi không gian ruộng đồng, phải chuyển đổi tư duy “làm ra nhiều nông sản” sang tư duy “làm ra nhiều giá trị từ nông sản”.

Thách thức gay gắt của hội nhập, cạnh tranh đòi hỏi “tam nông” ĐBSCL phải khắc phục những yếu kém nội tại và tận dụng lợi thế. Doanh nhân hóa nông dân, nông dân làm giàu được từ kinh doanh nông nghiệp và môi trường nông thôn mới đáng sống là những kỳ vọng cho một giai đoạn mới.

Theo Vietnamnet

Rate this post

Leave your comment

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Tin nên xem

Mark Zuckerberg: Với giới trẻ, xác định mục tiêu thôi là chưa đủ

Theo doanh nhân trẻ Mark Zuckerberg, việc tìm kiếm mục đích nên được thực hiện theo bản năng và điều đó vẫn chưa đủ đối với giới trẻ hiện nay. Thách thức mà họ phải chinh phục đó là tạo ra một thế giới mà ai cũng có nhận thức về mục đích. Trong bài nói chuyện với khóa tốt nghiệp lần thứ 366 tại Đại học Harvard, Zuckerberg đã kêu gọi tất cả sinh… Continue readingMark Zuckerberg: Với giới trẻ, xác định mục tiêu thôi là chưa đủ

Sắp có gói tín dụng 100.000 tỉ đồng cho nông nghiệp công nghệ cao

Sau khi nhận được thông báo của Văn phòng Chính phủ truyền đạt chỉ đạo của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc về sản xuất nông nghiệp công nghệ cao, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) đã làm việc với các ngân hàng thương mại, cam kết dành nguồn vốn khoảng 100.000 tỉ đồng cho nông nghiệp công nghệ cao với lãi suất phù hợp. Theo đó, ông Nguyễn Quốc Hùng, Vụ trưởng Vụ Tín dụng các… Continue readingSắp có gói tín dụng 100.000 tỉ đồng cho nông nghiệp công nghệ cao

Vì sao nông nghiệp “nhìn đâu cũng thấy tiền” nhưng chỉ có dưới 1% doanh nghiệp đầu tư?

Doanhnhanvietuc– Ông Lê Bá Ngọc, Chủ tịch Hiệp hội xuất khẩu hàng Thủ công mỹ nghệ VietCraft cho rằng: “Trong ngành nông nghiệp, nhìn đâu cũng thấy tiền nhưng làm sao để kiếm tiền từ ngành này lại là vấn đề không hề dễ”. Tại Diễn đàn “Doanh nghiệp, doanh nhân đối với phong trào Khởi nghiệp trong xây dựng nông thôn mới”, nhiều chuyên gia, doanh nghiệp đồng thuận rằng, tiềm năng trong lĩnh… Continue readingVì sao nông nghiệp “nhìn đâu cũng thấy tiền” nhưng chỉ có dưới 1% doanh nghiệp đầu tư?

Những doanh nhân “nổi như cồn” trong lĩnh vực ngân hàng năm 2017

Doanhnhanvietuc – Nếu như ông chủ của VPBank lọt top 15 người giàu nhất sàn chứng khoán thì ông chủ mới của Sacombank lại được nhắc đến nhiều với những thứ “rất Dương Công Minh”. Vị chủ tịch sinh năm 1968 của VIB cùng với vai trò mới ở Liên Việt của ông Nguyễn Đức Hưởng cũng là những cái tên xuất hiện dày đặc thời gian qua. Nhân kỷ niệm 13 năm ngày Doanh… Continue readingNhững doanh nhân “nổi như cồn” trong lĩnh vực ngân hàng năm 2017

Chủ tịch Quốc hội: “Doanh nghiệp nhỏ và vừa nhưng không phải vừa đâu”

Chủ tịch Quốc hội phát biểu tại phiên họp cho ý kiến về việc tiếp thu, chỉnh lý (lần 2) dự án Luật hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa. Sáng 17/4, Ủy ban Thường vụ Quốc hội họp phiên thứ 9. Tại phiên khai mạc, các đại biểu tham gia phiên họp cho ý kiến về việc tiếp thu, chỉnh lý (lần 2) dự án Luật hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa. Một… Continue readingChủ tịch Quốc hội: “Doanh nghiệp nhỏ và vừa nhưng không phải vừa đâu”

Tin cùng chuyên mục

Có thể bạn quan tâm