Dựa vào đọc sách, tôi đã vượt qua được nguy cơ trung niên: Làm giàu bản thân, không sợ những biến động và giúp gia đình thêm hạnh phúc

Saturday, 27/06/2020, 19:14 PM

Tôi hấp thụ chất dinh dưỡng từ những cuốn sách mình đọc, làm giàu cho bản thân và dần dần, tôi không còn sợ những biến động và khó khăn trong cuộc sống.

Dựa vào đọc sách, tôi đã vượt qua được nguy cơ trung niên: Làm giàu bản thân, không sợ những biến động và giúp gia đình thêm hạnh phúc

Vài năm trước, tôi từng cảm thấy vô cùng mơ hồ, hoang mang, cảm thấy mình đang làm một công việc không có một giao điểm nào với sở thích của mình, cảm giác khó chịu như khi bạn đi một đôi giày không đúng size vậy, khó hơn là ở chỗ, giày chật thì có thể thay, nhưng công việc thì lại không phải muốn đổi là đổi.

Thế nhưng, trên thế gian này không có đường đi nào là vô ích cả, mặc dù luôn phải làm một công việc không phù hợp với tính cách và sở thích của bản thân, nhưng nói gì đi nữa thì tôi cũng đã tích lũy được một vài kinh nghiệm nhất định, vậy là, với suy nghĩ rằng tuổi 30 bắt đầu lại từ đầu cũng chưa muộn, tôi quyết định nghỉ việc.

Thôi thúc tôi bắt đầu mọi việc chính là những bài viết về triết lý hay cuộc sống trên mạng, những bài viết ấy luôn ở trong đầu tôi, mỗi một bài viết đều như một lời cảnh tỉnh với tôi: tôi quá thiếu hiểu biết, sự hiểu biết của tôi với chính mình và với cả thế giới quả thực còn quá ít.

Lần mạo hiểm này của tôi, thực ra là “mưu cầu nhận thức”, một mặt muốn biết xem nếu làm công việc mà mình thích và hợp với tính cách của mình, cụ thể là việc viết lách thì có được hay không, liệu có thể giúp tôi vượt qua được cảm giác mơ hồ? Một mặt là nếu làm vậy tôi vừa hay sẽ có nhiều thời gian để kết hợp đọc sách, để tiếp thu thêm được nhiều kiến thức hơn, nếu không tôi sợ vì sự thiếu hiểu biết mà sẽ bị văng khỏi chiếc xe cuộc đời lúc nào không hay.

Tôi đã rất may mắn, mạo hiểm đã thành công, tôi bắt kịp làm sóng kiến thức, đồng thời tìm được công việc khiến mình thoải mái.

Nhưng cơ hội tới rồi lại đi, và nguy cơ lập tức thay thế, muốn tiếp tục, cần tới sự chuyên nghiệp hơn, đầu tư hơn, sâu sắc hơn, và đa dạng hơn. Cứ như vậy, năng lực của tôi không đáp ứng được.

Vậy là trong một cơ hội tình cờ, tôi đã quay lại với ngành nghề trước đây, muốn có một thu nhập ổn định để nuôi dưỡng nghề tay trái này, nếu như cái nghề đọc sách viết lách vẽ vời có được xem là nghề tay trái…

Nó giống như việc trên con đường đời, bạn vừa rẽ sang một bước ngoặt mới thì ít lâu sau, lại phải quay về đi lại con đường cũ vậy.

Thỉnh thoảng tôi cũng nghĩ, có phải những gì mình quyết định trước đó là sai lầm? Nhưng mỗi khi suy nghĩ này hiện lên, thì trong đầu cũng sẽ hiện ra vô số âm thanh phản đối rằng: Trên thế giới này không có con đường nào là vô ích cả, tôi của hiện tại đã khác tôi của trước kia rất nhiều.

Dựa vào đọc sách, tôi đã vượt qua được nguy cơ trung niên: Làm giàu bản thân, không sợ những biến động và giúp gia đình thêm hạnh phúc  - Ảnh 1.

Tôi trở nên điềm đạm hơn, cởi mở hơn, suy nghĩ thoáng hơn, hiểu hơn được rằng điều gì phù hợp với mình, không phù hợp với mình, biết đi con đường nào mới là lựa chọn hợp lý nhất. Dù vẫn là một tên kém hiểu hiểu biết, nhưng tôi cũng đã không còn như ngày trước, chỉ biết công kích bản thân, không biết đâu mới là đúng đắn, tôi trở nên bình tĩnh, chín chắn hơn rất nhiều, cũng không còn tự phủ nhận chính mình, sẵn sàng đưa ra sự thay đổi.

Tâm thái như vậy, không phải bạn nói muốn có là có ngay được, tôi thấy rằng mọi thứ đều là nhờ vào việc vài năm nay tôi không ngừng đọc sách và viết lách. Đọc sách và viết lách, giúp tôi suy nghĩ, giúp tôi cảm nhận, suy nghĩ và cảm nhận, giúp tôi trưởng thành.

Tất nhiên, tôi không thể nào như truyền thông hay ca ngợi là một năm đọc hết mấy trăm quyển sách, vì trong đó có cả những quyển mà trước đó khi còn đi học đã từng đọc qua, thậm chí cả sách cho trẻ em, nên tính ra thì số sách tôi đọc được cũng không xem là quá đồ sộ, nhưng những cuốn sách này lại giúp đỡ tôi rất rất nhiều trong giai đoạn tôi cảm thấy mơ hồ nhất.

1. Sách tốt cho sức khỏe thể chất và tinh thần

Tôi trước giờ luôn cho rằng, muốn xem một người có khỏe mạnh hay không, tuyệt đối không nên chỉ nhìn sức khỏe thể chất mà còn phải xem sức khỏe tinh thần của họ. Tôi cho rằng trước đó mình rơi vào trạng thái hoang mang, mệt mỏi, đó thực ra là một biểu hiện tâm lý không ở trạng thái tốt, vì vậy, mà dù xem rất nhiều loại sách, nhưng tôi vẫn nghiêng khá nhiều về mảng sách tâm lý.

① Về tâm lý

Ở phương diện này, tôi gợi ý cho bạn 2 cuốn sách.

Một là cuốn “The Boy Who Was Raised as a Dog: And Other Stories from a Child Psychiatrist’s Notebook” của tác giả Bruce D. Perry.

Cuốn sách này cho bạn biết nguồn gốc của nhiều rào cản tâm lý đến từ đâu, nó giúp nhìn nhận lại gia đình và quỹ đạo phát triển giữa bản thân và gia đình. Cuốn sách cũng cho chúng ta biết những phương pháp nào thực sự tốt cho sự phát triển của con người, giúp chúng ta biết cách đối xử với trẻ nhỏ nếu chúng ta trở thành cha mẹ.

Dựa vào đọc sách, tôi đã vượt qua được nguy cơ trung niên: Làm giàu bản thân, không sợ những biến động và giúp gia đình thêm hạnh phúc  - Ảnh 2.

Thứ hai là cuốn “The Courage to Be Disliked: The Japanese Phenomenon That Shows You How to Change Your Life and Achieve Real Happiness” của hai tác giả Ichiro Kishimi và Fumitake Koga.

Cuốn sách này dạy làm làm sao để giải quyết vấn đề trước mắt. Với điều kiện hiện tại, chúng ta nên thay đổi trạng thái của bản thân ra sao. Trong sách nhấn mạnh một điều rằng: cuộc sống không cần tới ý nghĩa, sự tồn tại của bạn chính là ý nghĩa. Cuốn sách này miêu tả trạng thái của người trẻ, nó sẽ khiến nhiều người cảm thấy đồng cảm, nó dễ đi vào lòng người, rồi dần dần xoa dịu nội tâm của bạn dưới sự dẫn dắt của tác giả.

Dựa vào đọc sách, tôi đã vượt qua được nguy cơ trung niên: Làm giàu bản thân, không sợ những biến động và giúp gia đình thêm hạnh phúc  - Ảnh 3.

② Về thể chất

Thể chất không tốt, sức lực sẽ xuống dốc, điều này ảnh hưởng tới rất nhiều khía cạnh trong cuộc sống và sự nghiệp. Vì vậy tôi cũng rất lưu tâm tới vấn đề này.

Cá nhân tôi nhận thấy cuốn sách “BodyWise: Discovering Your Body’s Intelligence for Lifelong Health and Healing” của tác giả Rachel Carlton Abrams đã miêu tả một cách vô cùng toàn diện. Kết hợp với sức khỏe tinh thần, nghỉ ngơi đầy đủ, tập thể dục và dinh dưỡng đầy đủ là những yếu tố chính cho một thể chất khỏe mạnh, chẳng cần tới mánh khóe hay kỹ năng cao siêu nào cả. Vẫn là đạo lý đó, ai cũng hiểu, nhưng có thể được thực hiện hay không lại phụ thuộc vào cách mỗi người cảm nhận về cơ thể của mình.

Dựa vào đọc sách, tôi đã vượt qua được nguy cơ trung niên: Làm giàu bản thân, không sợ những biến động và giúp gia đình thêm hạnh phúc  - Ảnh 4.

Những người nhạy cảm với cơ thể tự nhiên sẽ chú ý đến những điều này, nhưng những người không nhạy cảm có thể không nhận ra những dấu hiệu cảnh báo thông thường cho đến khi cơ thể phát ra tín hiệu cầu cứu. Vì vậy, đọc sách, rồi học hỏi kinh nghiệm từ người khác, cũng đem tới động lực thúc đẩy rất lớn.

2. Loại sách truyện kí, nhân vật nổi tiếng

Nhìn vào cuộc đời của người khác là một cách xem xét và ngẫm lại bản thân. Đồng thời cũng khiến người ta suy nghĩ, rốt cuộc thì mình nên sống một cuộc đời như nào.

Về phương diện này, tôi đề xuất cuốn sách “Educated: A Memoir” của tác giả Tara Westover.

Đây là một cuốn sách vừa hay lại vừa đậm chất thơ, nó là tự truyện của tác giả Tara. Cô sinh ra trong một gia đình tôn giáo mà người bình thường khó có thể tưởng tượng được ở Mỹ. Gia đình cô không tiếp nhận giáo dục tới từ trường học hay sự chữa trị tới từ bệnh viện, ba của cô thậm chí còn có khuynh hướng độc đoán và bạo lực. Trong một gia đình như vậy, về cơ bản là có thể trưởng thành bình thường đã là rất tốt rồi, nhưng điều thần kỳ là, Tara không chỉ trưởng thành khỏe mạnh mà còn vào được đại học thông qua tự học, rồi học lên nghiên cứu sinh, cuối cùng thành tiến sỹ và thoát ra khỏi căn nhà đầy đau khổ đó.

Bạn có thể nói, đó là thiên bẩm của một người, cô ấy mệnh tốt, có quý nhân phù trợ, nhưng, chúng ta không thể phủ nhận nỗ lực của một người, sinh ra trong một gia đình với một nền giáo dục có phần khó hiểu, Tara vẫn luôn nỗ lực đi tìm hiểu thế giới, nỗ lực tìm ra những vấn đề tâm lý mình đang gặp phải và cách trị liệu. Một người bị tẩy não nghiêm trọng như cô ấy còn có thể làm được, vậy thì vì sao chúng ta lại không thể? Ít nhất về phương diện làm sao để làm giảm bớt những lo lắng của bản thân, sao bạn lại không làm được?

Dựa vào đọc sách, tôi đã vượt qua được nguy cơ trung niên: Làm giàu bản thân, không sợ những biến động và giúp gia đình thêm hạnh phúc  - Ảnh 5.

Cuốn sách thứ 2 mà tôi gợi ý là cuốn “Tăng Quốc Phiên truyện”

Tăng Quốc Phiên (1811 – 1872) là một bậc kì tài, là rường cột nước Trung Quốc dưới thời nhà Thanh, ông được người đời sau mệnh danh là ” Trung Hưng Danh Thần” và “Nhất Đại Quan Thánh” (thánh quan một thuở). Trong cuộc đời mình ông là hai chuyện đại sự kinh thiên động địa: một là, luyện tập quân sĩ vùng Tương (Hồ Nam ngày nay), trấn áp cuộc vận động Thái Bình Thiên Quốc, giúp cho triều đại nhà Thanh sắp diệt vong tồn tại thêm 50 năm nữa; hai là, tổ chức phong trào ” Sư di chi trường kĩ” (ý chỉ học hỏi sở trường, điểm mạnh, đặc biệt là kĩ thuật tiên tiến của người Tây Dương) phát triển mạnh, thúc đẩy sự phát triển của Trung Quốc thời cận đại.

Đọc xong cuốn sách này, trong đầu tôi hình thành nên một suy nghĩ, đó chính là con người, dù có tài giỏi, quyền lực hay mạnh mẽ tới đâu, thì cuộc sống họ cũng không bao giờ luôn luôn tồn tại 4 chữ “thuận buồm xuôi gió”, ngược lại họ thậm chí còn phải chịu đựng nhiều khổ đau và vấp ngã hơn. Thực ra thì những điều này, chúng ta có thể đã từng được đọc được học ở đâu đó rồi, nhưng tới cái tuổi này rồi, tôi mới thực sự thấu hiểu tới tận xương cốt.

Vì vậy, làm gì có cái gọi là nguy cơ trung niên, chỉ có những người tham sống sợ chết, thích nhàn hạ không ưa lao động thì mới phải trải qua sự khủng hoảng này, bạn sợ cái gì cái đó sẽ tới, vậy nếu bạn không sợ, vậy thì sợ gì nó tới? Khả năng phục hồi của con người là rất tốt, chỉ cần bạn không từ bỏ, không cố gắng trốn tránh không muốn đối mặt, vậy thì sẽ không có khó khăn nào là không vượt qua được.

Ngoài ra, tôi còn học được thêm một điều từ Tăng Quốc Phiên, đó là: viết nhật kí. Dù không phải ngày nào cũng viết, nhưng chỉ cần có suy nghĩ hay cảm nhận nào đó, muốn tổng kết lại thành kinh nghiệm, tôi đều sẽ viết xuống.

Dựa vào đọc sách, tôi đã vượt qua được nguy cơ trung niên: Làm giàu bản thân, không sợ những biến động và giúp gia đình thêm hạnh phúc  - Ảnh 6.

3. Loại sách dạy tôi tĩnh tâm

Cuốn thứ nhất ắt hẳn phải là cuốn “Cách sống” của tác giả người Nhật Kazuo Inamori.

Cuốn sách được chắp bút bởi doanh nhân nổi tiếng của Nhật Bản này hàm chứa rất nhiều cảm ngộ và nhận thức về đời người và cả những kinh nghiệm trong công việc của ông. Sau khi đọc nó, tôi không chỉ cảm thấy tĩnh tâm, mà cuốn sách còn giúp tôi điều chỉnh thái độ của mình trong công việc.

Dựa vào đọc sách, tôi đã vượt qua được nguy cơ trung niên: Làm giàu bản thân, không sợ những biến động và giúp gia đình thêm hạnh phúc  - Ảnh 7.

Thứ hai là cuốn “Thiền đạo” của tác giả Alan Wilson Watts.

Đây là cuốn sách mà không phải ai cũng có thể ngấm ngay từ lần đọc đầu tiên. Điều này cũng cần phải cảm ơn công việc trước đây của tôi, giúp tôi gặp được cuốn sách này, đồng thời nghiêm túc nghiên cứu về nó. Một khi đã ngấm rồi, bạn sẽ có được cảm giác được giác ngộ và khai thông rất rõ rệt.

Dựa vào đọc sách, tôi đã vượt qua được nguy cơ trung niên: Làm giàu bản thân, không sợ những biến động và giúp gia đình thêm hạnh phúc  - Ảnh 8.

Còn rất nhiều cuốn sách khác cũng rất hữu ích cho việc điều chỉnh trạng thái của tôi. Tôi hấp thụ chất dinh dưỡng từ chúng, làm giàu cho bản thân và dần dần, tôi không còn sợ những biến động và khó khăn trong cuộc sống.

Có lẽ chính sự điều chỉnh tâm lý này đã khiến tôi thoát khỏi sự lo lắng của cái gọi là khủng hoảng tuổi trung niên, nó giúp tôi nhìn nhận mình rõ ràng hơn, có được nhiều sự phát triển trong không gian của riêng mình, đồng thời giúp cuộc sống gia đình tôi trở nên hài hòa và ấm êm hơn.

Theo Cafebiz

Rate this post

Leave your comment

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Tin cùng chuyên mục

Có thể bạn quan tâm