G20 đánh giá cao những đóng góp tích cực từ phía Việt Nam

Saturday, 18/02/2017, 03:10 AM

Với tư cách chủ nhà APEC 2017, Việt Nam đang tích cực tham gia và đóng góp tại các hoạt động và hội nghị G20 năm nay, lồng ghép các ưu tiên của APEC.

G20 đánh giá cao những đóng góp tích cực từ phía Việt Nam

Các Bộ trưởng Ngoại giao chụp ảnh lưu niệm sau phiên họp thứ nhất. (Ảnh: Phạm Văn Thắng/TTXVN)

Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao Nhóm các nền kinh tế phát triển và mới nổi hàng đầu thế giới (G20) diễn ra trong hai ngày 16 và 17/2 tại thành phố Bonn, Đức.

Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh dẫn đầu đoàn đại biểu Việt Nam tham dự hội nghị với tư cách là nước chủ nhà của Diễn đàn Hợp tác kinh tế châu Á-Thái Bình Dương (APEC) 2017.

Kết thúc hội nghị, Trợ lý Bộ trưởng Ngoại giao Vũ Quang Minh đã trả lời phỏng vấn báo chí về kết quả hội nghị.

– Xin Trợ lý Bộ trưởng cho biết những nét nổi bật và kết quả chính của Hội nghị Bộ trưởng G20 lần này?

Trợ lý Bộ trưởng Ngoại giao Vũ Quang Minh: Với chủ đề “Định hình trật tự toàn cầu – chính sách đối ngoại vượt ra khuôn khổ quản lý khủng hoảng,” Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao G20 lần này đã thảo luận việc triển khai Chương trình Nghị sự 2030 vì phát triển bền vững của Liên hợp quốc, duy trì hòa bình trong bối cảnh hiện nay, hợp tác và hỗ trợ các nước châu Phi.

Thông qua các cuộc thảo luận cởi mở và hợp tác, hội nghị đã đạt được một số kết quả nổi bật sau đây:

Thứ nhất, hội nghị đánh giá môi trường hòa bình, ổn định là điều kiện tiên quyết đối với phát triển bền vững; thảo luận nhiều biện pháp ngăn ngừa và giảm thiểu các bất ổn, xung đột; kêu gọi tăng cường hợp tác quốc tế, phát huy vai trò của các tổ chức quốc tế, trong đó Liên hợp quốc là trung tâm, trong việc xử lý các thách thức đang nổi lên như đói nghèo, dịch bệnh, bất bình đẳng xã hội, biến đổi khí hậu, an ninh lương thực, an ninh nguồn nước, khủng hoảng di cư…

Thứ hai, hội nghị khẳng định đảm bảo phát triển bền vững, bao trùm, bảo đảm không ai và không khu vực nào bị bỏ lại ở phía sau là phương thức tốt nhất để duy trì bền vững hòa bình, ổn định; kêu gọi quốc tế có hành động cụ thể, có trách nhiệm để thực hiện Nghị sự 2030; nhấn mạnh cần tăng cường hợp tác toàn cầu và khu vực, huy động mọi nguồn lực trong nước và quốc tế để thực hiện các mục tiêu phát triển bền vững; kêu gọi các nước phát triển tăng cường hỗ trợ các nước đang phát triển, thực hiện đúng khuyến nghị của Liên hợp quốc về mục tiêu cung cấp viện trợ phát triển chính thức (ODA) cho các nước đang phát triển…

Hội nghị nhấn mạnh ODA và hỗ trợ phát triển nói chung không phải là “sự hào phóng” hay lòng tốt một chiều mà chính là đáp ứng cả lợi ích của các nước phát triển.

Thứ ba, hội nghị nhấn mạnh việc hỗ trợ các nước châu Phi duy trì hòa bình, ổn định và phát triển sẽ đóng góp quan trọng vào củng cố môi trường hòa bình, ổn định và phát triển trên thế giới; khẳng định các cam kết của các nước G20 về hỗ trợ các nước châu Phi như thúc đẩy công nghiệp hóa, giáo dục-đào tạo, an sinh xã hội, bảo vệ môi trường…

– Xin Trợ lý Bộ trưởng cho biết những đóng góp của đoàn Việt Nam tại Hội nghị Bộ trưởng G20 lần này? Năm 2017, Việt Nam là nước chủ nhà APEC. Xin Trợ lý Bộ trưởng cho biết hướng phối hợp của APEC với G20 năm nay?

Trợ lý Bộ trưởng Ngoại giao Vũ Quang Minh: Năm 2017, Việt Nam được mời tham dự hầu hết các hội nghị, hoạt động của Nhóm G20 trên cương vị chủ nhà Năm APEC 2017.

Phát biểu tại Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao G20, Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh đã khẳng định đường lối đối ngoại rộng mở, đa phương hóa, đa dạng hóa, chủ động, tích cực hội nhập quốc tế của Việt Nam.

Trước những diễn biến phức tạp của tình hình thế giới hiện nay, Phó Thủ tướng kêu gọi các nước tăng cường hợp tác toàn cầu trong việc duy trì hòa bình, ổn định, phát triển bền vững; đề nghị giải quyết các tranh chấp, bất đồng bằng biện pháp hòa bình, tuân thủ luật pháp quốc tế và các tiến trình pháp lý-ngoại giao.

Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh cũng đề nghị các nước G20 tăng cường hỗ trợ các nước đang phát triển thực hiện các mục tiêu phát triển bền vững, nhất là trong lĩnh vực cơ sở hạ tầng, phát triển nguồn nhân lực, chuyển giao công nghệ và chống biến đổi khí hậu.

Phát biểu của Phó Thủ tướng nhấn mạnh chủ nghĩa bảo hộ và biệt lập vị kỷ không phải là giải pháp cho các vấn đề kinh tế-xã hội và kêu gọi các nước tăng cường phối hợp thúc đẩy thương mại toàn cầu và khu vực, nỗ lực xây dựng một hệ thống thương mại đa phương cân bằng, phục vụ phát triển và dựa trên luật lệ; bảo đảm các quốc gia và người dân đều được hưởng lợi từ thương mại và tăng trưởng kinh tế.

Chủ đề và ưu tiên nghị sự của G20 và APEC trong năm 2017 có nhiều điểm tương đồng, tao cơ sở để hai diễn đàn kết nối và phối hợp trong các lĩnh vực cùng quan tâm như thúc đẩy tăng trưởng bền vững, sáng tạo và bao trùm; thúc đẩy liên kết kinh tế, thương mại và đầu tư; khuyến khích đổi mới-sáng tạo; hợp tác chống biến đổi khí hậu…

Với tư cách chủ nhà APEC 2017, Việt Nam đang tích cực tham gia và đóng góp tại các hoạt động và hội nghị G20 năm nay, lồng ghép các ưu tiên của APEC nhằm tăng cường phối hợp khu vực và toàn cầu trong xử lý các vấn đề kinh tế và quản trị toàn cầu trong bối cảnh thế giới đang đứng trước nhiều thách thức và bất ổn.

Những đóng góp thiết thực và sự tham gia tích cực của Việt Nam từ cấp nhóm công tác đến các Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao và chuyên ngành khác (kinh tế, thương mại, tài chính – ngân hàng, nông nghiệp…) được nước chủ nhà Đức và các thành viên tham gia G20 đánh giá cao.

Nhân dịp tham dự Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao Nhóm G20, Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh đã có các cuộc gặp gỡ, tiếp xúc sâu rộng với các đối tác như Bộ trưởng Ngoại giao nước chủ nhà Đức, Ngoại trưởng Hoa Kỳ Rex Tillerson, Bộ trưởng Ngoại giao Anh Boris Johnson, các Bộ trưởng Ngoại giao các nước Brazil, Tây Ban Nha…

Trong các cuộc tiếp xúc, các vị Bộ trưởng đều đánh giá cao vai trò, vị thế Việt Nam ở khu vực, sự tham gia tích cực của Việt Nam vào các hội nghị G20 với tư cách nước chủ nhà APEC 2017.

Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Phạm Bình Minh đã cùng các vị Bộ trưởng Ngoại giao các nước thảo luận các biện pháp thúc đẩy hợp tác song phương cũng như phối hợp trên các diễn đàn đa phương ở cấp độ khu vực và toàn cầu.

– Xin cám ơn Trợ lý Bộ trưởng Ngoại giao Vũ Quang Minh.

Theo vietnam+

Rate this post

Leave your comment

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Tin nên xem

Đại án Oceanbank: Hà Văn Thắm chuẩn bị hầu tòa 20 ngày liên tiếp

Nguồn tin của Tiền Phong cho biết, TAND TP Hà Nội đã hoàn thiện kế hoạch xét xử Hà Văn Thắm (SN 1972) – cựu Chủ tịch HĐQT Ngân hàng TMCP Đại Dương (Oceanbank) cùng đồng phạm với hàng loạt tội danh khác nhau. Theo đó, phiên tòa xét xử Hà Văn Thắm cùng 47 bị cáo sẽ khai mạc vào ngày 27/2 và dự kiến kéo dài trong 20 ngày liên tiếp. HĐXX sơ… Continue readingĐại án Oceanbank: Hà Văn Thắm chuẩn bị hầu tòa 20 ngày liên tiếp

Quốc hội sẽ biểu quyết dừng dự án Nhà máy điện hạt nhân

Sau các phiên họp kín, ngày 22/11 đại biểu sẽ bấm nút biểu quyết thông qua Nghị quyết dừng thực hiện dự án Nhà máy điện hạt nhân Ninh Thuận. Cho ý kiến về dự thảo Nghị quyết dừng dự án xây dựng Nhà máy điện hạt nhân Ninh Thuận hôm 14/11 trong phiên họp không có báo chí, Quốc hội sẽ bấm nút thông qua Nghị quyết này chiều 22/11. Các đại biểu sẽ bấm… Continue readingQuốc hội sẽ biểu quyết dừng dự án Nhà máy điện hạt nhân

Vì sao các quốc gia Đông Nam Á đẩy mạnh phát triển thanh toán không dùng tiền mặt?

Một nghiên cứu của Moody cho biết hệ thống thanh toán điện tử có tác động tích cực tới tăng trưởng kinh tế, cụ thể là GDP và tiêu dùng. Sử dụng các hệ thống thanh toán điện và các loại hình thẻ thanh toán sẽ tạo ra GDP tương đương 3,18 tỷ USD giai đoạn 2011-2015, tương đương với tạo ra việc làm cho khoảng 75.000 người mỗi năm trên thế giới. Lợi ích… Continue readingVì sao các quốc gia Đông Nam Á đẩy mạnh phát triển thanh toán không dùng tiền mặt?

APEC 2017 – Cơ hội vàng cho du lịch và doanh nghiệp Việt Nam

Doanhnhanvietuc – Với gần 250 hoạt động xuyên suốt trong Năm APEC 2017, các doanh nghiệp và ngành Du lịch Việt Nam đang đứng trước một cơ hội rộng mở để kết nối và “tỏa hương sắc tự nhiên” khẳng định thương hiệu của chính mình. Kết nối các doanh nghiệp Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Bùi Thanh Sơn, Phó Chủ tịch Ủy ban Quốc gia APEC 2017 đã khẳng định như vậy tại buổi… Continue readingAPEC 2017 – Cơ hội vàng cho du lịch và doanh nghiệp Việt Nam

4 trọng tâm điều hành kinh tế của Chính phủ trong năm 2018

Doanhnhanvietuc – Tại phiên họp trực tuyến Chính phủ với các địa phương sáng 28/12, Phó Thủ tướng Chính phủ Vương Đình Huệ trình bày tóm tắt nội dung dự thảo Nghị quyết của Chính phủ về nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu thực hiện Kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội và dự toán ngân sách nhà nước năm 2018. Theo báo cáo của Chính phủ, năm 2018 là năm bản lề,… Continue reading4 trọng tâm điều hành kinh tế của Chính phủ trong năm 2018

Tin cùng chuyên mục

Có thể bạn quan tâm