Gương mặt doanh nhân: ông Phan Văn Danh – Trăn trở khi nói đến chăn nuôi tại Việt nam

Wednesday, 21/06/2017, 22:50 PM

Là người Long Khánh, hơn 30 năm trước ông Phan Văn Danh đã cùng gia đình sang Úc định cư.

Bao năm bươn chải rồi ông cũng thành lập cho mình được một doanh nghiệp (DN). Khi về thăm lại quê hương, ông luôn trăn trở cho ngành nông nghiệp trong nước và muốn cùng chia sẻ với người nông dân.

Ông Phan Văn Danh – Phó chủ tịch Hội Doanh nhân Việt nam tại Australia kiêm Chủ nhiệm HTX dịch vụ chăn nuôi Xuân Phú – huyện Xuân Lộc.

Quá trình tìm về quê hương để giúp đỡ những người nông dân nghèo tại các vùng quê của Việt nam.

17 năm trước, trong lần về thăm lại quê hương, ông nhận thấy ngành chăn nuôi trong nước khá bấp bênh. Người chăn nuôi luôn đứng trước nguy cơ thua lỗ. “Nông dân chăn nuôi nhỏ khá nhiều, kỹ thuật và điều kiện chuồng trại không được tốt; chất lượng giống chưa cao, dịch bệnh liên tục xảy ra, đây là điều bất lợi. Chăn nuôi như thế khó mà bền vững” – ông Danh chia sẻ.

Điều trăn trở là làm thế nào để người chăn nuôi có lãi, ngành chăn nuôi bền vững hơn đã luôn đeo đẳng ông khi về tới Úc. Và rồi, ông quyết định nghiên cứu về lĩnh vực này. Suốt 3 năm ông nghiên cứu tài liệu về chăn nuôi heo của nhiều nước trên thế giới và ở Việt Nam. Từ sản xuất con giống đến kỹ thuật chăm sóc. Ông tìm đến nhiều vùng chăn nuôi ở Úc, Mỹ, Canada  để tìm hiểu sâu lĩnh vực này. Hoạt động của ông chỉ thực sự gắn với ngành chăn nuôi từ năm 2009. Mùa hè năm đó, ông Danh từ Úc bay sang Canada để tìm mua heo giống. Ở đây, ông được một người bạn mời đi tham quan hội chợ về ngành chăn nuôi. Đến hội chợ này, ông dường như được thỏa cơn khát trước những thông tin về ngành chăn nuôi heo. Thế nhưng dấu ấn lớn nhất tại hội chợ, đó là 2 chất: dryStart (bột làm khô chuồng trại chăn nuôi và giữ ấm cho heo con) và  leanStart (vitamin, phụ gia dùng cho heo thịt để tăng trọng và giảm mỡ).

Ít ai nghĩ rằng ông Phó chủ tịch của hội doanh nhân Việt nam tại Australia lại là một người đầy tâm huyết với ngành chăn nuôi tại Việt nam.(Ảnh: Ông Phan Văng Danh  và bà Nguyễn Hoàng Thuý – tham tán thương mại Việt nam tại Australia trong lần công tác tại Melbourne)

Ông Danh kể: “Khi nghe đơn vị sản xuất những chất này giới thiệu, không chỉ tôi bị cuốn hút mà hai nhà khoa học trong ngành chăn nuôi ở Việt Nam cùng đi cũng phải thừa sản phẩm là giải pháp hữu hiệu của ngành chăn nuôi hiện nay”.  Trước đó ông Danh đã nhờ đến Viện Khoa học – kỹ thuật nông nghiệp miền Nam và Trung tâm dịch vụ  phân tích thí nghiệm TP.Hồ Chí Minh phân tích chất leanStart xem có chứa các chất cấm không. Đồng thời Viện này cũng là đơn vị nuôi thí nghiệm heo sử dụng chất leanStar để đối chứng về tỷ lệ tăng trọng cũng như giảm độ mỡ của heo. Kết quả cho thấy khá khả quan. Ông Danh rất mừng và hy vọng đây là sản phẩm “đánh đuổi” chất cấm và có thể chia sẻ phần nào với người chăn nuôi.

Một trong các sản phẩm đạt chất lượng cao của HTX Xuân Phú được khá nhiều bà con nông dân tin tưởng và sử dụng cho đến nay.

Vốn là một doanh nhân ở Úc nên ông Danh dễ dàng đàm phán với nhà sản xuất các phụ gia này cho HTX dịch vụ chăn nuôi Xuân Phú làm nhà phân phối độc quyền sản phẩm tại Việt Nam và Đông Nam Á. Hai sản phẩm dryStart và leanStart đang được nhiều người chăn nuôi trong và ngoài tỉnh đón nhận khá tốt. Ông Danh cũng cho biết thêm, HTX đang lập một dự án liên kết với một tập đoàn sản xuất heo giống của Canada để phát triển heo giống tại Việt Nam thời gian tới.

Ông Phan Văn Danh và ông Trần Bá Phúc – Chủ tịch hội doanh nhân Việt nam tại Australia trong lần gặp gỡ đại diện doanh nghiệp đến từ Việt nam.

Nỗi niềm trăn trở về ngành chăn nuôi tại Việt nam – Làm sao để bà con nông dân được cải thiện được hiệu quả, năng suất mà lại tiết kiệm được chi phí?

Heo ở Việt Nam hiện nay dễ bị bệnh và bị lây bệnh theo tính cách dây chuyền và xoay vòng vì tình trạng vệ sinh và con giống quá yếu kém, sức đề kháng yếu nên bệnh dịch rất dễ xâm nhập, thiếu khả năng vượt bệnh và lây lan mau lẹ từ khu vực này qua khu vực khác. Ví dụ: bệnh lở mồm long móng (FMD), bệnh tiêu chảy của heo con, và bệnh tai xanh (PRRS)… là những bệnh đặc thù thường xảy ra ở Việt Nam trong nhiều năm qua và năm nào cũng có làm tổn hại rất lớn về kinh tế cho người chăn nuôi.

Ở Việt Nam từ trước đến nay chưa có một trung tâm quản lý và cải tiến di truyền giống heo quy chuẩn để hỗ trợ cho ngành chăn nuôi heo. Do đó, không cải tạo được những con giống mới có sức đề kháng bệnh cao, tỷ lệ chuyển hóa thức ăn tốt và cho năng suất cao. Công tác giống heo của Việt Nam hiện nay được thả nổi cho các chủ trang trại lớn trong nước và các công ty nước ngoài. Những đơn vị này định đoạt và khống chế thị trường với lợi ích kinh tế là chính thay vì hướng tới tạo ra những con heo giống có những thể trạng tốt.

Ông Phan Văn Danh trong lần đón tiếp các đại biểu đến từ Việt nam.(Người thứ 2, từ phải sang)

Bản thân những công ty này cũng chưa làm tốt được công tác giống, bằng chứng nhiều trại heo của họ cũng bị bệnh triền miên và hiệu quả kinh tế kém. Chất lượng heo giống ở Việt Nam kém đã dẫn đến chi phí sản xuất quá cao, hiệu quả kinh tế thấp. Vì thế, ngành chăn nuôi không phát triển tương ứng với tiềm năng. Người chăn nuôi có thể bị trắng tay vì bệnh dịch và khó thu hút được nguồn vốn mới đầu tư vào ngành này. Thêm vào đó, người chăn nuôi nhỏ lẻ Việt Nam phải chịu các loại thuế/phí khi mua sản phẩm đầu vào nhưng đa số những hộ chăn nuôi này thuế đầu ra bằng 0 nên không được hoàn thuế. Trong khi đó, các công ty lớn hoặc nước ngoài thì được hoàn thuế VAT, và sản xuất theo chuỗi liên hoàn nên chi phí sản xuất chắc chắn sẽ thấp hơn những nhà chăn nuôi nhỏ lẻ!

Vệ sinh chuồng trại của HTX Xuân Phú được ông Phan Văn Danh áp dụng theo tiêu chuẩn chính phủ Australia.

Quản lý trong ngành chăn nuôi tại Việt Nam còn nhiều mặt hạn chế, lỏng lẻo, để cho chất cấm, sử dụng kháng sinh vô tội vạ hoành hành triền miên càng ngày càng tăng gây khó khăn cho những nhà chăn nuôi làm ăn chân chính. Điều này làm ảnh hưởng đến sức khỏe và chất lượng cuộc sống của cộng đồng một cách kinh khủng! Người tiêu dùng sẽ xa lánh dùng thịt và thiệt hại cuối cùng thuộc về người chăn nuôi. Chúng ta không thể phát triển ngành chăn nuôi lâu dài và bền vững được nếu không thay đổi tư duy sản xuất – kinh doanh. Về lâu về dài, chỉ có những nhà chăn nuôi có lương tâm, không dùng chất cấm và kháng sinh trong quá trình chăn nuôi mới tồn tại và phát triển lâu dài.

Đối với người chăn nuôi, để tồn tại và kinh doanh bền vững, trước hết phải thay đổi tư duy sản xuất từ đối phó sang phòng ngừa trong vấn đề chuồng trại, con giống, dinh dưỡng, thú y, vệ sinh an toàn sinh học và quản lý. Người chăn nuôi ngày nay, ngoài nguồn vốn cần phải có những kiến thức cơ bản nhất định về các yếu tố trên thì mới bước vào kinh doanh ngành chăn nuôi một cách bền vững.

Cùng xem qua đoạn phóng sự ngắn về ông Phan Văn Danh khi ông nói về các sản phẩm cũng như dịch vụ giúp ích cho bà con nông dân tại Việt nam.

K.P

5/5 - (1 vote)

Leave your comment

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Tin nên xem

Tổng giám đốc Bến Thành Tourist được VBAA đón tiếp tại Melbourne

Trong chuyến công tác tại Australia trong năm 2017, Tổng giám đốc Bến Thành Tourist đã được ông Trần Bá Phúc và các thành viên trong ban điều hành VBAA đón tiếp thân mật. Với nhiều năm kinh nghiệm làm việc trong ngành du lịch, đặc biệt là trong công tác quản lý và phát triển kinh doanh, ông Vũ Đình Quân được tin tưởng sẽ trở thành nhân tố lãnh đạo bản lĩnh, dẫn… Continue readingTổng giám đốc Bến Thành Tourist được VBAA đón tiếp tại Melbourne

Chăn nuôi và mổ bò sạch theo công nghệ Australia ở Long An

Doanhnhanvietuc – Tại trang trại Huy Long An, bên cạnh phương pháp chăn nuôi đảm bảo, công ty còn áp dụng quy trình giết mổ nhân đạo theo công nghệ Australia khiến những chú bò bớt đau đớn, đồng thời cho chất lượng thịt đảm bảo vệ sinh an toàn. Theo Vnexpress  

Tạo điều kiện tối đa cho xuất khẩu thịt lợn

– Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng vừa ký văn bản số 597/TTg-NN trong đó yêu cầu các bộ, ngành, địa phương đẩy nhanh các biện pháp đàm phán tìm thị trường xuất khẩu sản phẩm chăn nuôi, tạo điều kiện tối đa cho việc xuất khẩu thịt lợn. Các bộ, ngành, địa phương cần đẩy nhanh các biện pháp đàm phán tìm thị trường xuất khẩu sản phẩm chăn nuôi, tạo điều kiện tối… Continue readingTạo điều kiện tối đa cho xuất khẩu thịt lợn

Australia cấm nhập cảnh đối với du khách mang theo sản phẩm thịt nhưng không khai báo

Australia đã áp dụng hình thức phạt tiền và cấm nhập cảnh đối với một du khách nước ngoài, sau khi người này định vận chuyển một số các sản phẩm từ thịt vào quốc gia này. Australia đã áp dụng hình thức phạt tiền và cấm nhập cảnh đối với một du khách nước ngoài nhằm kiểm soát nguy cơ lây lan dịch bệnh. Ảnh minh họa. (Nguồn: thejakartapost) Chính phủ Australia cho biết,… Continue readingAustralia cấm nhập cảnh đối với du khách mang theo sản phẩm thịt nhưng không khai báo

Người Việt tại Australia tưởng niệm 30 năm trận hải chiến Gạc Ma

Theo phóng viên TTXVN tại Australia, tối 14/5, tại thành phố Melbourne, bang Victoria, đã diễn ra buổi gặp mặt thân mật giữa các hội viên Câu lạc bộ “Vì Hoàng Sa-Trường Sa thân yêu” với cộng đồng người Việt Nam tại Melbourne nhân tưởng niệm 30 năm trận hải chiến Gạc Ma do Hội Doanh nhân Việt Nam tại Australia tổ chức. Bà con Việt kiều xem phim tài liệu về cuộc hải chiến… Continue readingNgười Việt tại Australia tưởng niệm 30 năm trận hải chiến Gạc Ma

Tin cùng chuyên mục

Có thể bạn quan tâm