IMF dự báo tăng trưởng GDP Việt Nam năm 2017 ở mức 6,3%

Wednesday, 12/07/2017, 10:34 AM

Doanhnhanvietuc – Việt Nam bị hạ dự đoán tăng trưởng, tuy nhiên điểm lạc quan là vẫn còn.

Mới đây, những thay đổi trong tình hình kinh tế xã hội Việt Nam ở vào 6 tháng đầu năm đã khiến các tổ chức quốc tế thay đổi những dự báo về tăng trường của nền kinh tế vào cuối năm nay.

Cụ thể, trong tuần vừa qua, Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) đã công bố hạ dự báo tăng trưởng GDP của Việt Nam trong năm 2017 xuống 6,3%. Còn nhớ, hồi tháng 5, tổ chức này đã dự đoán Việt Nam sẽ tăng trưởng 6,5% vào cuối năm nay – mức tăng trưởng dẫn đầu cả châu lục.

Theo IMF, dù hoạt động khai thác dầu của Việt Nam tiếp tục suy yếu trong quý I/2017 nhưng động lực tăng trưởng vẫn sẽ được duy trì nhờ hoạt động sản xuất mạnh và dòng đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI). Bên cạnh đó, IMF dự đoán rằng tăng nhu cầu nội địa cũng như sự phục hồi của sản xuất nông nghiệp cũng sẽ đóng góp vào tăng trưởng.

Về lạm phát, IMF dự báo chỉ số này ở Việt Nam vào cuối năm sẽ ổn định ở mức 5%. Ngoài ra, thặng dư tài khoản vãng lai của Việt Nam sẽ giảm vì nhập khẩu tăng. Từ những chỉ số này, IMF đưa ra dự báo tăng trưởng GDP xa hơn vào năm 2018 sẽ là mức 6,3%.

Dù không có nhiều điểm tích cực, dự đoán mới của IMF vẫn có những điểm sáng nổi trội về tình hình Việt Nam trong tương lai gần.

Điểm sáng nhất phải kể đến có lẽ là việc IMF vẫn giữ quan điểm lạc quan rằng nền kinh tế sẽ được hưởng lợi từ những biến chuyển cải cách nơi Chính phủ. Theo tổ chức này, chương trình cải cách sẽ có thể thúc đẩy sự tăng trưởng tiềm tàng, tăng khả năng thích ứng với những cú sốc trong nước và cho nền kinh tế Việt Nam.

Đồng thời, IMF cũng cho biết việc triển khai nhanh chóng các hiệp định thương mại song phương như thỏa thuận với EU có thể giúp Việt Nam đẩy mạnh xuất khẩu và thu hút FDI.

Nền kinh tế Việt Nam cũng đang đứng trước những ‘rủi ro’, những ‘nút thắt’ mà nếu không được giải quyết ổn thỏa thì lực cản cho sức tăng trưởng sẽ vẫn còn. Một phần trong dự đoán, IMF đã chỉ ra những rủi ro nội tại ảnh hưởng tới sự tăng trưởng của Việt Nam trong ngắn hạn chính là nợ công cao và việc xử lý chậm chạp các khoản nợ xấu.

Ở các yếu tố khách quan và bên ngoài nền kinh tế, các rủi ro đó sẽ là điều kiện tài chính, thương mại toàn cầu đang bị thắt chặt, những nhân tố bất ngờ ở nước ngoài ảnh hưởng đến nhu cầu mua, chủ nghĩa bảo hộ gia tăng và sự sụp đổ của Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP).

Theo trí thức trẻ

Rate this post

Leave your comment

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Tin nên xem

5 bài học xử lý nợ xấu mà Việt Nam có thể áp dụng từ kinh nghiệm quốc tế

Doanhnhanvietuc – Theo khuyến nghị của Vụ pháp chế, NHNN, Việt Nam cần đa dạng hóa các hình thức xử lý nợ xấu và có thể xem xét áp dụng các bài học kinh nghiệm các nước khác. Tổng kết kinh nghiệm quốc tế, Vụ Pháp chế NHNN cho biết có một số điểm có thể xem xét áp dụng tại Việt Nam. Thứ nhất, để nhanh chóng xử lý nợ xấu tại các tổ chức… Continue reading5 bài học xử lý nợ xấu mà Việt Nam có thể áp dụng từ kinh nghiệm quốc tế

Petrolimex lên sàn, vào top 10 vốn hóa lớn nhất thị trường

Doanhnhanvietuc – Với việc niêm yết gần 1,3 tỷ cổ phiếu, vốn hóa thị trường của Petrolimex có thể đạt 67.000 tỷ đồng, và lọt vào top 10 cổ phiếu giá trị vốn hóa lớn nhất thị trường. Sở Giao dịch chứng khoán TP.HCM chính thức chấp thuận cho Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam (Petrolimex) niêm yết 1.293.878.081 cổ phiếu với mã PLX. Theo đó, ngày giao dịch đầu tiên của cổ phiếu PLX là… Continue readingPetrolimex lên sàn, vào top 10 vốn hóa lớn nhất thị trường

Ngành CNTT “khát” nhân lực trong cách mạng công nghiệp 4.0

Doanhnhanvietuc – Trong Cách mạng công nghiệp 4.0, nhu cầu thị trường về nhân lực CNTT sẽ tiếp tục nâng cao, không chỉ về số lượng mà còn về chất lượng nhân sự. Theo Bộ Công thương, Việt Nam là một trong những nước có thị trường nhân lực CNTT năng động và đang có xu hướng tăng mạnh. Thống kê của Navigos mới đây cho thấy, số lượng tin tuyển dụng trong ngành CNTT đã… Continue readingNgành CNTT “khát” nhân lực trong cách mạng công nghiệp 4.0

Xuất nhập khẩu Việt Nam – Australia ngày càng khởi sắc

Theo phóng viên TTXVN tại Sydney, hoạt động xuất nhập khẩu hàng hóa giữa Việt Nam và Australia trong 6 tháng đầu năm 2022 tiếp tục duy trì đà tăng trưởng mạnh mẽ, với kim ngạch 2 chiều lần đầu tiên đạt hơn 8,01 tỷ USD, tăng 38,45% so với cùng kỳ năm trước. Khách hàng Australia chọn mua vải tươi có xuất xứ từ Việt Nam.  Nhận định về kết quả thương mại hết… Continue readingXuất nhập khẩu Việt Nam – Australia ngày càng khởi sắc

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc: Việt Nam coi trọng hiệu quả sử dụng vốn ODA

Trò chuyện với ông Stephen Groff, Phó Chủ tịch Ngân hàng phát triển châu Á, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc khẳng định, Việt Nam đặc biệt coi trọng hiệu quả sử dụng các nguồn vốn ODA và vốn vay ưu đãi, trong đó có nguồn vốn của ADB. Tối 2/11, bên lề Hội nghị Kinh tế đối ngoại 2016 sẽ diễn ra chính thức tại TPHCM vào hôm nay 3/11, Thủ tướng Chính… Continue readingThủ tướng Nguyễn Xuân Phúc: Việt Nam coi trọng hiệu quả sử dụng vốn ODA

Tin cùng chuyên mục

Có thể bạn quan tâm