Khi phụ nữ Việt Nam mới đến Úc đã bị chồng bạo hành

Saturday, 15/10/2016, 07:50 AM

Nhiều phụ nữ Việt được chồng bảo lãnh qua Úc, bị bạo hành nhưng không dám nói ai, vì chồng dọa sẽ không bảo lãnh nữa và đuổi về Việt Nam. Luật pháp Úc có cho phép những phụ nữ này được quyền thường trú nhân, sau khi kiện chồng bạo hành hay không?

Bạo hành gia đình- Vấn nạn của nước Úc

Hàng năm có chừng 500 ngàn phụ nữ Úc đến đồn cảnh sát trình báo rằng họ là nạn nhân của bạo hành trong gia đình. Trong cáo trạng bạo hành gia đình này có cả các hành vi tấn công bằng vũ lực như đánh đập hay các hành vi tấn công, sách nhiễu tình dục.

bạo hành

Có hơn 1 triệu phụ nữ Úc từng cho biết sau tuổi 15, họ từng là nạn nhân của nạn tấn công, sách nhiễu tình dục. Có nhiều phụ nữ vừa bị đánh đập vừa bị tấn công tình dục.

Đa số thủ phạm các vụ tấn công này là người thân trong gia đình hay bạn bè, tình nhân và xảy ra tại nhà riêng của các phụ nữ là nạn nhân.

Tuy nhiên điều đáng sợ là con số các vụ xét xử tại tòa án địa phương liên quan đến bạo hành gia đình chống lại phụ nữ chỉ là một con số nhỏ, so với những vụ tấn công thực sự xảy ra hàng ngày.

Ví dụ có 64% phụ nữ bị đánh đập không hề khai báo với cảnh sát để đưa sai phạm ra tòa. 81% phụ nữ bị tấn công tình dục chấp nhận giải pháp im lặng thay vì đến đồn cảnh sát để trình báo sự việc và truy tố thủ phạm.

Nhiều người nghĩ rằng Úc là một quốc gia văn minh, nơi phụ nữ được tôn trọng và vì thế không có nạn bạo hành gia đình. Theo cảnh sát Úc thì tình trạng bạo lực gia đình xảy ra nổi bật trong các cộng đồng di dân sắc tộc, nhưng cũng không hiếm trong cộng đồng người Úc da trắng.

Có nhiều viên cảnh sát đã quá mệt mỏi với những vụ bạo hành gia đình, vì thế khi gặp những trường hợp bạo hành gia đình được báo cáo, đã tỏ ra không thông cảm với những ông chồng vũ phu và thẳng tay truy tố cho dù nạn nhân cố gắng xin bãi nại sau đó.

Với nổ lực chấm dứt nạn bạo hành gia đình, luật pháp tỏ ra khắt khe hơn và thường không tha thứ  thủ phạm các vụ tấn công này.

Tại tiểu bang New South Wales hiện nay, một khi hành vi tấn công bạo lực trong gia đình được các phụ nữ nạn nhân trình báo cho cảnh sát thì cảnh sát sẽ hành động ngay lập tức. Thủ phạm các vụ tấn công này có thể bị bắt giữ và làm thủ tục truy tố ra tòa ngay.

Vic Police

Không thể bãi nại khi đã gọi cảnh sát

Một khi việc bạo hành đã được báo cho cảnh sát thì cảnh sát sẽ giành quyền truy tố và không bao giờ chấp nhận rút lại hồ sơ truy tố cho dù nạn nhân sau đó đã đến gặp cảnh sát để yêu cầu xin bãi nại.

Trường hợp này rất hay gặp. Sau khi bị chồng đánh, các phụ nữ gọi cảnh sát đến nhà lập biên bản hay tự ra đồn cảnh sát trình báo và cho lời khai. Tuy nhiên sau đó hai vợ chồng làm lành và người chồng yêu cầu người vợ ra cảnh sát rút đơn truy tố.

Đi kèm với việc truy tố, bao giờ cảnh sát cũng xin tòa cho một án lệnh chống bạo hành (AVO) và tùy theo án lệnh này việc liên hệ, tiếp xúc giữa bị cáo và nạn nhân sẽ được quy định cụ thể, nhằm bảo đảm an toàn thân thể và tính mạng cho các nạn nhân.

Tất cả những vụ tấn công được trình báo cho cảnh sát thì đều phải ra tòa. Và nếu có bằng chứng dù ít dù nhiều của hành vi bạo hành gia đình thì một trăm phần trăm là lãnh án, dù nặng dù nhẹ.

Trong một số ít trường hợp hành vi tấn công không rõ ràng, không có bằng chứng (ví dụ hoàn toàn không có một thương tích nào trên cơ thể) hay những lời khai của nạn nhân không có cơ sở hay không thể chứng minh được. Trong những trường hợp này tòa có thể bác đơn truy tố của cảnh sát.

Nếu bị cáo ra tòa và không nhận tội, không chấp nhận cáo trạng của cảnh sát thì tòa án sẽ đưa sự vụ ra xét xử. Khi đó tất cả các nhân chứng gồm nạn nhân, các nhân chứng khác, nhân chứng cảnh sát sẽ xuất hiện tại tòa để trình bày các bằng chứng. Dựa trên các bằng chứng đó tòa sẽ xem xét để kết luận là bị cáo có tội hay không.

Nếu kết luận của phiên xử là bị cáo có tội thì tùy theo bản án, bị cáo có thể phải ngồi tù, đóng tiền phạt và đóng tiền án phí cho tòa.

Nếu ra tòa các bị cáo nhận tội ngay thì tòa sẽ xử ngay trong lần ra tòa đó. Và theo thông lệ, thì nếu bị cáo nhận tội ngay, thì sẽ được tòa khoan hồng cho hưởng giảm bản án 10%. Việc biện hộ cho bị cáo có thể do chính bị cáo thực hiện hay do các luật sư hình sự đại diện làm.

Trước tòa các luật sư sẽ cố gắng tìm các bằng chứng cụ thể để xin giảm án cho các bị cáo.  Những lý do có thể được tòa xem xét đó là lý do sức khỏe (ví dụ bị căng thẳng thần kinh, bị trầm cảm nặng), vì lý do có tật nghiện rượu hay dùng ma túy và mất kiểm soát hành vi, bị ảnh hưởng do mất công ăn việc làm, nợ nần, con cái…

Những lý do đánh vợ vì bà vợ hỗn láo, nói nhiều…thường không được tòa chấp nhận. Và nếu bị cáo tái phạm tội bạo hành gia đình thì cơ may biện hộ để giảm án rất khó khăn và khả năng ngồi tù nếu tại phạm rất cao. Càng cao nếu nạn nhân chứng minh được những vết thương trên cơ thể do hành vi bạo hành gây ra.

Domestic violence

Tuy nhiên nếu bị cáo phạm tội lần đầu và có những yếu tố bất khả kháng dẫn đến mất kiểm soát hành vi, và ra tòa nhận tội ngay, thì tòa có thể khoan hồng cho một thời gian, ví dụ 12 tháng, thử thách. Trong thời gian thử thách này nếu tái phạm hành vi bạo hành, thì khi ra tòa trở lại có khả năng lãnh án tù.

Đối với những nạn nhân của nạn bạo hành, thì hành vi vu khống, khai không đúng sự thật nhằm vu oan cho người khác, cũng là một tội hình sự và có thể bị án tù nếu tòa chứng minh được lời khai gian dối có mục đích vu khống.

Do đó đối với các nạn nhân là phụ nữ thì khi bị bạo hành nên gọi cảnh sát ngay, và khi đã gọi cảnh sát rồi thì không có quyền rút lại lời khai nữa. Và nếu lời khai không đúng sự thật thì lời khai sẽ bị tòa gạt qua một bên và người man khai trở thành bị cáo tội vu khống trước tòa.

Phụ nữ di dân người Việt là nạn nhân

Trong cộng đồng Việt Nam, tình trạng bạo hành trong gia đình này cũng xảy ra với những người phụ nữ mới từ Việt Nam sang chung sống với chồng hay hôn thê, gây ra những hệ quả phức tạp có liên quan đến nhiều cơ quan khác nhau như bộ di trú, cảnh sát, tòa án…

Một phụ nữ Việt Nam trước đây từng được bộ di trú  đặc cách cấp visa thường trú vì người phụ nữ này là nạn nhân của bạo lực gia đình kéo dài trong tay của người chồng, khiến cho nạn nhân trở thành một người bệnh sống dỡ, chết dỡ.

Nạn nhân quen biết với người chồng có quốc tịch Úc sống tạiMelbourne. Hai người thương yêu nhau thực sự và cuối cùng nạn nhân được cấp visa sang đoàn tụ với người chồng tại Úc.

Cuộc hôn nhân hạnh phúc của họ chỉ kéo dài được vài tháng, và nạn  nhân nhận ra chồng của mình là một người đàn ông ăn chơi và không tôn trọng mái ấm gia đình.

Người chồng thường xuyên bồ bịch với cô này, sang bồ bịch với người đàn bà khác, thậm chí còn mang cả nhân tình về nhà ngủ ngay trong tổ ấm của hai vợ chồng mới cưới. Người vợ hết sức đau khổ nhưng vì tại Úc, người vợ không có bà con thân nhân nào cả để nương tựa và chỉ biết bày tỏ sự bất mãn đối với người chồng.

Tuy nhiên khi người vợ tỏ thái độ không đồng ý thì người chồng liền la hét, chửi mắng hết ngày này sang ngày khác, và tỏ cho người vợ biết rằng anh ta chỉ muốn nạn nhân làm một người đàn bà thờ chồng vô điều kiện trong nhà, chứ không có quyền phê phán hay can ngăn anh ta.

Australian visas

Tiếp đó để khủng bố tinh thần của người vợ, người chồng thường xuyên hăm dọa sẽ rút lại việc bảo lãnh để tống khứ nạn nhân về nước nếu nạn nhân không chịu hoàn toàn thần phục người chồng. Kết quả là người chồng hủy visa bảo lãnh và bộ di trú từ chối visa thường trú của người phụ nữ.

Sự việc đưa ra tòa kháng cáo di trú và tòa này cũng bác đơn kháng cáo của người vợ. Cuối cùng luật sư đưa việc này trực tiếp lên cho bộ trưởng di trú.

Nạn nhân ở Việt Nam vốn là người Công Giáo thuộc gia đình nề nếp và coi trọng đời sống hôn nhân. Do đó người vợ không dám để cho hôn nhân đổ vỡ và chỉ âm thầm chịu đựng. Mặc dầu người chồng không đánh đập người vợ nhưng những lời nói, hành vi  khủng bố tinh thần của anh ta đã khiến người vợ bị bệnh tâm thần trầm trọng.

Toàn bộ các bác sĩ chuyên khoa được bộ di trú gửi nạn nhân đến khám đều thừa nhận rằng sự bạo hành tinh thần của người chồng đã khiến người vợ bị hủy hoại. Sau đó, Bộ trưởng bộ di trú đã đặc cách cấp visa thường trú cho nạn nhân theo diện nhân đạo.

Theo Alouc

Rate this post

Leave your comment

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Tin nên xem

Việt Nam tham gia hội chợ lớn nhất Úc về may mặc

(Doanhnhanvietuc.com) – Việt Nam tham gia Hội chợ với 05 gian hàng da giày của Thương vụ Việt Nam tại Úc, Hiệp hội Da giày Việt Nam, Công ty TNHH Chính Việt, Công ty TNHH Phong Châu. Ngoài ra, còn có hàng dệt may của Tổng công ty Cổ phần Phong Phú. >>> Xem thêm: Úc chính thức cấp phép nhập khẩu cho xoài Việt – Cơ hội cho hoa quả Việt Nam Hội chợ quốc… Continue readingViệt Nam tham gia hội chợ lớn nhất Úc về may mặc

Bí ẩn vật thể khổng lồ dạt vào bãi biển Úc

Một vật thể khổng lồ bí ẩn đã dạt vào một bãi biển hẻo lánh ở Úc, khiến người dân địa phương, quan chức và cảnh sát bối rối. Các cảnh sát từ Lực lượng Cảnh sát Tây Úc đã bảo vệ vật thể khổng lồ bí ẩn hình trụ màu vàng nói trên kể từ khi vật thể đó được báo cáo với họ vào ngày 16.7, và đã yêu cầu mọi người tránh xa cho… Continue readingBí ẩn vật thể khổng lồ dạt vào bãi biển Úc

Úc: Đảng Lao động sẽ tăng gấp ba mức phí áp dụng cho công nhân nước ngoài thay vì bỏ visa 457

Lãnh đạo Đảng Lao động, ông Bill Shorten mới đây tuyên bố nếu lên nắm chính quyền, Đảng Lao động sẽ tăng gấp ba lần mức phí áp dụng đối với công nhân người nước ngoài làm việc tại Australia, xây dựng một chương trình visa mới cho các viện sĩ, thành lập quỹ đào tạo mới thay vì bãi bỏ chương trình visa 457. – Hơn thế, vị lãnh đạo chính quyền đối lập… Continue readingÚc: Đảng Lao động sẽ tăng gấp ba mức phí áp dụng cho công nhân nước ngoài thay vì bỏ visa 457

Nước Úc với nỗi lo thiếu lao động sau khi tuyên bố bãi bỏ visa 457

Doanhnhanvietuc – Sau khi tuyên bố bãi bỏ thị thực cho phép lao động nước ngoài vào làm việc tạm thời ở Australia (visa 457), Chính phủ Australia tiếp tục đưa ra biện pháp thắt chặt quy định về định cư đối với người nước ngoài. “Sẽ gặp khó khăn về lao động tay nghề cao khi bỏ thị thực 457”, đó là nhận định của nhà nghiên cứu Henry Sherrell thuộc Trung tâm Nghiên cứu… Continue readingNước Úc với nỗi lo thiếu lao động sau khi tuyên bố bãi bỏ visa 457

Thành phố Hồ Chí Minh và Úc tăng cường hợp tác thương mại, du lịch và đầu tư

Doanhnhanvietuc- Chiều 5/4, ông Nguyễn Thành Phong, Chủ tịch Ủy ban Nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh tiếp ông Keith Pitt, Thứ trưởng Bộ Thương mại, Du lịch và Đầu tư Úc đang ở thăm và làm việc tại Việt Nam. Vui mừng nhận thấy mối quan hệ toàn diện giữa Việt Nam và Úc đang phát triển sâu rộng trên nhiều lĩnh vực, ông Nguyễn Thành Phong cho rằng, chuyến thăm, làm việc… Continue readingThành phố Hồ Chí Minh và Úc tăng cường hợp tác thương mại, du lịch và đầu tư

Tin cùng chuyên mục

Có thể bạn quan tâm