Lo kinh tế TP HCM chững lại

Tuesday, 26/06/2018, 00:13 AM

Lãnh đạo TP HCM đặt hàng các chuyên gia, nhà khoa học tham gia giải quyết những thách thức về ô nhiễm môi trường, kẹt xe, ngập nước, chất lượng tăng trưởng, năng lực cạnh tranh…

Lo kinh tế TP HCM chững lại

Tại hội thảo khoa học “Thực trạng và giải pháp nâng cao chất lượng tăng trưởng, năng lực cạnh tranh của kinh tế TP để đáp ứng yêu cầu hội nhập” do UBND TP HCM tổ chức ngày 23-6, các chuyên gia kinh tế cảnh báo tốc độ tăng trưởng kinh tế TP đang và sẽ chững lại.

Chất lượng tăng trưởng chưa bền vững

Theo Sở Kế hoạch và Đầu tư TP HCM, những năm gần đây, kinh tế TP tăng khoảng 0,3 điểm phần trăm/năm. Dù vậy, chất lượng tăng trưởng chưa bền vững; năng lực cạnh tranh chưa cao; cơ cấu kinh tế, tăng trưởng khu vực dịch vụ và công nghiệp – xây dựng tăng chậm.

GS-TS Nguyễn Trọng Hoài, Phó Hiệu trưởng Trường ĐH Kinh tế TP HCM, cho rằng TP HCM đã trở thành siêu đô thị bởi đã có dân số trên 10 triệu người nhưng các yếu tố đầu vào, công nghệ, môi trường kinh doanh và cơ sở hạ tầng chưa đáp ứng được. Các giải pháp liên kết vùng, mở rộng không gian và tái cấu trúc không gian hiện hữu chưa kiên quyết; cơ chế quản lý hành chính vẫn nặng về quy trình trực tiếp tạo ra sự chồng chéo và năng suất chưa đạt như kỳ vọng.

 Lo kinh tế TP HCM chững lại - Ảnh 1.

TP HCM đã trở thành siêu đô thị và cần mở rộng không gian phát triển Ảnh: HOÀNG TRIỀU

GS-TS Nguyễn Thị Cành, Trường ĐH Kinh tế – Luật TP HCM, nhận định tăng trưởng kinh tế TP những năm gần đây thiếu ổn định, hiệu quả chưa cao, năng suất lao động một số ngành đang giảm; vốn đầu tư nước ngoài (FDI) giảm; hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp (DN) thấp và có xu hướng nhập siêu. Nếu loại trừ cơ cấu giá cả thì chuyển dịch kinh tế TP đang đi ngược kỳ vọng. TP cũng chưa quan tâm đầu tư đúng mức cho phát triển công nghệ.

Không đồng tình với nhận xét không gian phát triển cho TP đã đạt ngưỡng, Bí thư Thành ủy Nguyễn Thiện Nhân dẫn chứng TP còn rất nhiều đất nhưng quy hoạch sử dụng mất cân đối, TP đang làm lại quy hoạch đất đai. Cũng theo ông Nhân, nguồn lực khoa học công nghệ của TP rất nhiều nhưng đang lãng phí và cần một cuộc cách mạng trong tư duy để DN và nhà khoa học gặp nhau.

Tháo gỡ các điểm nghẽn

Trước bức tranh thực trạng kinh tế TP HCM, các chuyên gia đóng góp khá nhiều giải pháp xoay quanh yêu cầu cải thiện môi trường đầu tư, cải cách thể chế, mở rộng liên kết phát triển và tái cấu trúc không gian sản xuất – kinh doanh hiện hữu.

Theo GS-TS Nguyễn Thị Cành, TP HCM cần tiếp tục cải thiện môi trường đầu tư thu hút các nguồn FDI, thúc đẩy phát triển DN nhỏ và vừa, liên kết trong chế biến để tạo chuỗi giá trị sản xuất cho từng ngành; cải thiện chất lượng dịch vụ, đặc biệt là khu vực dịch vụ hành chính công.

Nhóm nghiên cứu Trường ĐH Kinh tế TP HCM đưa giải pháp nâng cao năng suất quản lý điều hành chung bằng ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thông vào dịch vụ hành chính công. Bên cạnh đó phải liên kết mở rộng không gian phát triển. “TP có quy hoạch đô thị vệ tinh Đông Tây Nam Bắc, phải bố trí quy hoạch rõ ràng cho các đô thị vệ tinh này và có kết nối giao thông từ trung tâm TP HCM đến các đô thị vệ tinh này. Càng để lâu càng khó giải quyết vấn đề liên kết mở rộng không gian phát triển” – GS Hoài phân tích.

Tại hội thảo, Chủ tịch UBND TP HCM Nguyễn Thành Phong chính thức đặt hàng các chuyên gia, nhà khoa học cùng tham gia giải quyết những thách thức về ô nhiễm môi trường, kẹt xe, ngập nước, chất lượng tăng trưởng, năng lực cạnh tranh… “TP sẽ tạo mọi điều kiện tốt nhất và làm hết sức mình để các chuyên gia, nhà khoa học phát huy sáng kiến, phản biện các cơ chế, chính sách, đóng góp nhiều hơn nữa vào sự phát triển bền vững của TP” – Chủ tịch Nguyễn Thành Phong cam kết.

Theo Nguoilaodong

Rate this post

Leave your comment

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Tin nên xem

Những ông chủ nhà băng Việt trở về từ Đông Âu (Kỳ 1)

Làn sóng các doanh nhân thành đạt ở khu vực Đông Âu trở về nước đã mang lại cho nền kinh tế Việt Nam nhiều doanh nghiệp nổi tiếng, có quy mô lớn và những sản phẩm mang tầm vóc quốc tế. Đó là giai đoạn khi đất nước mở cửa cho tới đầu những năm 2000, khi những doanh nhân ở Liên Xô cũ âm thầm trở về Việt Nam tìm kiếm cơ hội… Continue readingNhững ông chủ nhà băng Việt trở về từ Đông Âu (Kỳ 1)

Hạn chế nhập cư để bảo hộ phúc lợi công dân và nền kinh tế quốc nội hay chỉ là bước đi nhằm giành phiếu từ cử tri

Mới đây, Thủ tướng Úc Malcolm Turbull đã lập luận một cách dài dòng cho việc kêu gọi cắt giảm số lượng người nhập cư. Để thu hút sự ủng hộ, ông đã đổ lỗi cho người nhập cư gây nên các vấn đề về kinh tế xã hội như việc làm, mức lương, giao thông, tội phạm và các vấn đề về kinh tế khác. Có thể dễ dàng thấy rằng, các khẩu hiệu… Continue readingHạn chế nhập cư để bảo hộ phúc lợi công dân và nền kinh tế quốc nội hay chỉ là bước đi nhằm giành phiếu từ cử tri

Đề nghị quy trách nhiệm hình sự của pháp nhân thương mại với tội rửa tiền

Việc không quy định trách nhiệm hình sự với pháp nhân thương mại trong tội rửa tiền và tài trợ khủng bố có thể dẫn đến những bất lợi cho Việt Nam trong quan hệ quốc tế và ảnh hưởng nhiều mặt đến kinh tế – xã hội, trong đó có dòng vốn đầu tư vào Việt Nam, các giao dịch tài chính… Sáng nay ngày 24/5, kỳ họp thứ 3 Quốc hội khóa XIV… Continue readingĐề nghị quy trách nhiệm hình sự của pháp nhân thương mại với tội rửa tiền

Bloomberg: Không phải Mỹ, Trung Quốc mới là cường quốc kinh tế số 1 thế giới

Doanhnhanvietuc – Từ cách đây 10 năm, sản lượng sản xuất của nước này đã vượt qua Mỹ trong khi kim ngạch xuất khẩu thì đã cao hơn 1/3. Những quan chức của Mỹ có thể chưa nhận ra được sức mạnh thật sự của nền kinh tế Trung Quốc nhưng những nước khác thì bắt đầu nhìn nhận lại vị thế kinh tế của chính quyền Bắc Kinh. Tổng thống Mỹ Donald Trump và… Continue readingBloomberg: Không phải Mỹ, Trung Quốc mới là cường quốc kinh tế số 1 thế giới

Sau bán lẻ, người Thái ‘để ý’ đến bất động sản Việt Nam

Doanhnhanvietuc – Cuộc đổ bộ vào ngành bán lẻ dường như chưa đủ với sự mở rộng đầu tư của các doanh nghiệp Thái. Họ đang để ý và tiến tới thị trường bất động sản Việt Nam. Cách đây hơn một năm, thị trường chứng kiến cuộc đổ bộ chưa từng có của các doanh nghiệp Thái Lan vào ngành bán lẻ và sản xuất hàng tiêu dùng tại Việt Nam. Central Group mua lại… Continue readingSau bán lẻ, người Thái ‘để ý’ đến bất động sản Việt Nam

Tin cùng chuyên mục

Có thể bạn quan tâm