Lo tăng trưởng yếu đi, Trung Quốc bơm hơn 100 tỷ USD vào nền kinh tế

Tuesday, 26/06/2018, 00:11 AM

Trung Quốc cắt giảm tỷ lệ dự trữ bắt buộc trong bối cảnh kinh tế giảm tốc và căng thẳng thương mại Trung-Mỹ leo thang…

Lo tăng trưởng yếu đi, Trung Quốc bơm hơn 100 tỷ USD vào nền kinh tế

Ngân hàng Trung ương Trung Quốc (PBoC) ngày 24/6 tuyên bố cắt giảm tỷ lệ dự trữ bắt buộc, theo đó bơm ít nhất 100 tỷ USD vào hệ thống ngân hàng nước này. Đây được xem là một động thái nhằm hỗ trợ tăng trưởng trong bối cảnh nền kinh tế lớn thứ nhì thế giới có những dấu hiệu giảm tốc và căng thẳng thương mại Trung-Mỹ tiếp tục leo thang.

Tờ Bưu điện Hoa Nam buổi sáng (SCMP) dẫn một tuyên bố của PBoC cho biết tỷ lệ dự trữ bắt buộc đối với các ngân hàng thương mại sẽ giảm nửa điểm phần trăm từ ngày 5/7.

Mức giảm tỷ lệ dự trữ bắt buộc này đồng nghĩa giải phóng lượng vốn lên tới 500 tỷ Nhân dân tệ, tương đương gần 77 tỷ USD, tại 4 ngân hàng thương mại lớn nhất Trung Quốc, bao gồm Ngân hàng Công thương Trung Quốc (ICBC) và Ngân hàng Xây dựng Trung Quốc (CCB). Số vốn này sẽ được “tứ đại gia” ngân hàng sử dụng để hỗ trợ các doanh nghiệp quốc doanh đang gặp khó khăn về thanh khoản.

Ngoài ra, 200 tỷ Nhân dân tệ vốn nữa sẽ được giải phóng tại các ngân hàng nhỏ hơn, theo đó sẽ thúc đẩy cho vay các doanh nghiệp nhỏ trên toàn Trung Quốc – PBoC cho hay.

Tuyên bố nói rằng việc cắt giảm tỷ lệ dự trữ bắt buộc nhằm hỗ trợ các mắt xích yếu trong nền kinh tế và không phải là một sự thay đổi đối với lập trường chính sách tiền tệ “trung lập và thận trọng” của Bắc Kinh.

Tuyên bố của PBoC không đề cập đến căng thẳng thương mại Trung-Mỹ hay loạt dữ liệu kinh tế yếu được công bố thời gian gần đây. Tuy nhiên, giới phân tích nhấn mạnh rằng quyết định cắt giảm tỷ lệ dự trữ bắt buộc này có hiệu lực đúng một ngày trước khi kế hoạch đánh thuế 50 tỷ USD hàng Trung Quốc của Tổng thống Mỹ Donald Trump dự kiến được thực thi.

Học giả Deng Haiqing thuộc Đại học Nhân dân ở Bắc Kinh, nhận định rằng động thái trên phản ánh một sự dịch chuyển chính sách quan trọng của Trung Quốc. “Nhà chức trách đã bắt đầu nhận thấy thách thức đối với nền kinh tế từ chiến dịch giảm nợ, và họ đang cố gắng giảm tác động đó”, ông Deng nói.

Trung Quốc đã triển khai chương trình đổi nợ lấy cổ phần tại các doanh nghiệp quốc doanh ở nước này từ năm 2016. Trong chương trình này, các công ty sẽ vay vốn từ các doanh nghiệp lớn để trả bớt nợ, và trong trường hợp không trả được nợ cho ngân hàng, một phần của khoản nợ sẽ được chuyển thành cổ phần của ngân hàng trong doanh nghiệp đó.

Dù chương trình này được các doanh nghiệp và ngân hàng ủng hộ, PBoC cho biết nhiều ngân hàng lớn không có đủ vốn để thực hiện. PBoC cũng nói các ngân hàng không nên sử dụng lượng vốn từ cắt giảm tỷ lệ dự trữ bắt buộc để cho vay “những công ty xác sống”.

Tăng trưởng kinh tế Trung Quốc đã chững lại đáng kể trong những tháng gần đây, thể hiện qua tăng trưởng đầu tư và bán lẻ trong tháng 5 giảm xuống mức thấp nhất nhiều thập kỷ.

Tuần trước, thị trường chứng khoán Trung Quốc chạm đáy 2 năm sau khi căng thẳng thương mại giữa nước này với Mỹ có những bước leo thang mới.

Năm nay, Trung Quốc đã chứng kiến hàng loạt vụ doanh nghiệp vỡ nợ trái phiếu phát hành trong nước. Điều này phản ánh sức ép tài chính trong bối canh PBoC giữ siết chặt thanh khoản.

Theo Vneconomy

Rate this post

Leave your comment

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Tin nên xem

Lý thuyết kinh tế giải thích vì sao ở đâu có Thế giới di động thì gần đó ắt sẽ có FPT Shop

Doanhnhanvietuc – Khi đi trên đường có lẽ ai cũng nhận ra rằng, ở đâu có cửa hàng của Thế giới đi động thì ngay gần đó hoặc đối diện bên kia đường sẽ là một của hàng của FPT Shop. Bạn có bao giờ tự hỏi tại sao cửa hàng của 2 chuỗi này lúc nào cũng có vị trí gần nhau như vậy không? Trường hợp của Thế giới đi động và FPT Shop… Continue readingLý thuyết kinh tế giải thích vì sao ở đâu có Thế giới di động thì gần đó ắt sẽ có FPT Shop

Triển vọng kinh tế đầu năm 2017: Nhiều doanh nghiệp lớn lạc quan, 45% đơn vị được hỏi có ý định đầu tư ra nước ngoài

Kết quả khảo sát 500 doanh nghiệp lớn nhất Việt Nam từ 2007 – 2016 cho thấy các doanh nghiệp tỏ ra lạc quan với tình hình doanh thu, lợi nhuận, tổng thể tình hình sản xuất kinh doanh 3 tháng đầu năm 2017. Lạc quan về quý I/2017 Mới đây, Vietnam Report đã công bố Bảng xếp hạng VNR500 – Top 500 doanh nghiệp lớn nhất Việt Nam. Đơn vị này cũng tiến hành… Continue readingTriển vọng kinh tế đầu năm 2017: Nhiều doanh nghiệp lớn lạc quan, 45% đơn vị được hỏi có ý định đầu tư ra nước ngoài

Kinh tế Việt Nam năm 2017: Cơ hội cất cánh!

Năm 2017, Quốc hội đã thông qua chỉ tiêu GDP phải tăng khoảng 6,7%, tốc độ tăng giá tiêu dùng bình quân khoảng 4%; Tổng kim ngạnh xuất khẩu tăng khoảng 6 – 7%… Nhiều mảng sáng Về tổng thể, năm 2017, bức tranh kinh tế Việt Nam sẽ tiếp tục các động lực tăng trưởng đã tích lũy từ năm trước và có thể nhận thêm nhiều xung lực mới và cơ hội mới,… Continue readingKinh tế Việt Nam năm 2017: Cơ hội cất cánh!

Tăng VAT lên 12% tác động gì đến kinh tế Việt Nam?

Trước đề xuất tăng thuế giá trị gia tăng (GTGT) của Bộ Tài chính, Báo Trí Thức Trẻ đã có cuộc trao đổi với một số chuyên gia kinh tế nhằm đánh giá tác động dự kiến của việc tăng thuế này (nếu được thông qua) đối với nền kinh tế. TS. Bùi Trinh, chuyên gia kinh tế độc lập: Tăng thuế GTGT chia nghĩa vụ thuế lên vai toàn dân Thuế GTGT hay VAT… Continue readingTăng VAT lên 12% tác động gì đến kinh tế Việt Nam?

The Economist: TPP sẽ hồi sinh ở Hà Nội, vào cuối tháng 5?

Doanhnhanvietuc – Tuần trước, 11 nước còn lại đã nhóm họp tại Toronto để bàn về cách tiếp tục triển khai TPP mà không Mỹ. Và cuối tháng này, các nước sẽ 1 lần nữa họp tại Hà Nội, trong cuộc họp mà Economist nhận định là có thể giúp hồi sinh TPP. Khi, chỉ 3 ngày sau khi nhậm chức, Tổng thống Donald Trump ký sắc lệnh rút Mỹ ra khỏi Hiệp định thương mại… Continue readingThe Economist: TPP sẽ hồi sinh ở Hà Nội, vào cuối tháng 5?

Tin cùng chuyên mục

Có thể bạn quan tâm