Lý do Australia đối mặt khủng hoảng năng lượng dù có nguồn cung dồi dào

Monday, 25/07/2022, 13:34 PM

Australia đang đối mặt với khủng hoảng năng lượng mặc dù có nguồn khí đốt tự nhiên và than đá dồi dào.

Chú thích ảnh

Tàu chở than khai thác tại cảng Newcastle. Ảnh: LLI

Australia đang trải qua một cuộc khủng hoảng năng lượng mặc dù nước này nổi tiếng là nước xuất khẩu khí đốt hàng đầu. Sự kết hợp của nhiều thách thức đã dẫn đến tình trạng thiếu năng lượng trầm trọng và giá tiêu dùng cao ở Australia, khiến chính phủ mới phải đối mặt với tình trạng bất ổn về năng lượng lớn nhất từ trước đến nay.

Bộ trưởng Năng lượng liên bang Australia Chris Bowen đang đổ lỗi cho chính phủ tiền nhiệm về những thách thức năng lượng hiện tại mà nước này đang phải đối mặt. Ông Bowen tuyên bố rằng chính phủ liên minh tiền nhiệm đã để lại một “đống lửa”, khiến nước này “thiếu chuẩn bị cho những thách thức đang phải đối mặt hiện nay”. Đáp lại, chính phủ tiền nhiệm đang đổ lỗi cho đảng Lao động đương nhiệm thiếu kinh nghiệm để gây ra cuộc khủng hoảng.

Giá năng lượng đã tăng trên toàn cầu kể từ năm 2021. Sự gia tăng nhu cầu sau đại dịch chưa được đáp ứng, mặc dù các quốc gia sản xuất dầu cố gắng tăng sản lượng dầu thô của họ sau hai năm gián đoạn, khiến giá năng lượng tăng. Gần đây hơn, việc Nga tiến hành chiến dịch quân sự ở Ukraine kéo theo các lệnh trừng phạt của phương Tây đối với dầu của Moskva, đã gây ra tình trạng thiếu hụt nhiều hơn và khiến giá dầu tăng vọt.

Tuy Australia có trữ lượng than lớn, nhưng triển vọng ngành này đang bắt đầu có vẻ kém thuận lợi hơn khi Canberra phải đối phó với áp lực chuyển đổi sang năng lượng xanh của quốc tế. Hiện Australia vẫn phụ thuộc nhiều vào than để sản xuất điện. Nước này cũng tiếp tục xuất khẩu nhiên liệu hóa thạch sang một số quốc gia trên khắp châu Á, chẳng hạn như Trung Quốc và Ấn Độ, vì họ không có dấu hiệu giảm sự phụ thuộc vào than đá.

Nhưng nhiều nhà máy than lớn của Australia lại đang xuống cấp do thiếu vốn đầu tư liên quan đến sự không chắc chắn về tương lai của nguồn năng lượng này. Ngoài ra, Canberra cũng đã công bố kế hoạch chuyển nhiều hoạt động khai thác than sang năng lượng tái tạo. Cảng than lớn nhất thế giới, Cảng Newcastle, hiện dự kiến ​​sẽ chiếm một nửa doanh thu từ hoạt động kinh doanh ngoài than vào năm 2030, trong khi ở Queensland, Australia có kế hoạch chuyển đổi một bến cảng xuất khẩu thành một cơ sở sản xuất hydro tái tạo trong vòng vài năm tới.

Sự kết hợp của những thách thức – gia tăng toàn cầu về chi phí năng lượng, xung đột Nga-Ukraine, việc ngừng hoạt động than đá và thời tiết mùa Đông lạnh hơn đến sớm hơn – đã đồng loạt “tấn công” Australia, gây ra một cuộc khủng hoảng năng lượng lớn. Nhưng có lẽ điều này có vẻ hơi ngạc nhiên đối với một quốc gia nổi tiếng là nước xuất khẩu năng lượng hàng đầu.

Dự trữ than của Australia được coi là một trong những nước lớn nhất thế giới, với khoảng 90 tỷ tấn than đen và 85 tỷ tấn than nâu được ghi nhận trong năm 2019. Trong giai đoạn 2019-2020, Australia đã xuất khẩu khoảng 90% sản lượng than đen, 74% lượng khí đốt tự nhiên và 78% lượng dầu thô của họ.

Tuy nhiên, trong tháng trước, Australia đã phải đối mặt với tình trạng thiếu hụt ở trong nước, buộc nước này phải tìm nguồn cung cấp năng lượng ở nơi khác. Tình trạng thiếu hụt này diễn ra sau nhiều tháng xuất khẩu khí đốt gia tăng sang các nước đang tìm cách thay thế nguồn cung cấp khí đốt từ Nga. Nhưng do thời tiết lạnh giá đến sớm hơn dự báo, nhiều bang tại Australia bắt đầu đối mặt với tình trạng thiếu hụt năng lượng.

Những thách thức khác đã xảy ra trong lĩnh vực than, như lũ lụt hồi đầu năm ở New South Wales (NSW) và Queensland, cũng như các vấn đề kỹ thuật, đã dẫn đến giảm sản lượng khai thác than. Điều này khiến Bộ trưởng Bowen yêu cầu bang NSW hạn chế sử dụng năng lượng trong giờ cao điểm buổi tối để ngăn chặn tình trạng mất điện vào tuần trước.

Nhà điều hành thị trường năng lượng Australia (Aemo) cũng phải đối mặt với một quyết định khó khăn vào tuần trước khi buộc phải đình chỉ thị trường bán buôn lần đầu tiên sau một thập kỷ rưỡi, do các máy phát điện không thể hoạt động trở lại.

Trong khi đó, người đứng đầu ngành năng lượng của NSL, Matt Kean, thậm chí đã được Thống đốc NSW trao quyền hạn đặc biệt về việc lập kế hoạch dự phòng trong đó sẵn sàng coi cung cấp than như một dịch vụ thiết yếu. Kế hoạch dự phòng cũng sẽ cho phép ông Kean ra lệnh luân chuyển than giữa các nhà máy nếu có sự thiếu hụt, cũng như quản lý việc sử dụng tài nguyên.

Nguồn: baotintuc.vn

Lý do Australia đối mặt khủng hoảng năng lượng dù có nguồn cung dồi dào
Vui lòng đánh giá bài viết

Leave your comment

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Tin nên xem

Bang Tasmania của Australia ưu tiên hợp tác với các địa phương của Việt Nam

Trong các ngày 15 và 16/9, Đại sứ Việt Nam tại Australia Nguyễn Tất Thành đã có chuyến thăm chính thức tới bang Tasmania (miền Nam Australia), theo lời mời của Thủ hiến Jeremy Rockliff. Chuyến thăm nhằm tìm hiểu, tăng cường kết nối và mở rộng hợp tác trên các lĩnh vực hai bên cùng quan tâm. Thủ hiến Jeremy Rockliff vui mừng chào đón Đại sứ Nguyễn Tất Thành. Ảnh: TTXVN phát Theo… Continue readingBang Tasmania của Australia ưu tiên hợp tác với các địa phương của Việt Nam

Liên kết tiêu thụ dừa chịu sức ép từ thương lái Trung Quốc

Doanhnhanvietuc – Ông Nguyễn Bảo Trí, Phó Giám đốc Công ty TNHH Chế biến dừa Lương Quới (tỉnh Bến Tre) cho biết, thị trường dừa đang chịu sự chi phối lớn bởi thương lái Trung Quốc. Khi cần, thương lái Trung Quốc mua với giá cao khiến liên kết bao tiêu sản phẩm với nông dân dễ bị phá vỡ. Theo ông Trí, để chủ động nguyên liệu trong chế biến, nhiều năm qua, doanh nghiệp… Continue readingLiên kết tiêu thụ dừa chịu sức ép từ thương lái Trung Quốc

Nhà mạng Optus và SpaceX hợp tác để phủ sóng Internet toàn bộ Australia

Thỏa thuận hợp tác với SpaceX nhằm mục đích phủ sóng vệ tinh trực tiếp đến các thiết bị di động cầm tay tương thích mà khách hàng của họ không cần phải mua thêm thiết bị.   Nhà mạng Optus của Australia và công ty công nghệ không gian SpaceX của tỷ phú Elon Musk đã công bố thỏa thuận hợp tác cung cấp dịch vụ kết nối Internet qua vệ tinh Starlink của SpaceX, hướng… Continue readingNhà mạng Optus và SpaceX hợp tác để phủ sóng Internet toàn bộ Australia

Máy bay chở 71 người rơi ngay sau khi cất cánh từ sân bay ở Moskva

Doanhnhanvietuc – Theo truyền thông địa phương, một chiếc máy bay chở 71 người đã bị rơi ngay sau khi cất cánh từ sân bay ở thủ đô Moskva, Liên bang Nga. Hãng tin RT và truyền thông Nga dẫn thông tin từ cơ quan khẩn cấp nước này cho biết một chiếc Antonov An-148 của hãng Saratov Airlines, chở 65 hành khách và sáu thành viên phi hành đoàn đã mất tích ngay sau… Continue readingMáy bay chở 71 người rơi ngay sau khi cất cánh từ sân bay ở Moskva

Australia: 3 người tử vong vì nhiễm khuẩn Listeria do ăn dưa lưới

Doanhnhanvietuc – Nhà chức trách Australia cho biết ít nhất 3 người tử vong và 12 người khác phải điều trị liên quan đến vụ bùng phát người nhiễm vi khuẩn Listeria monocytogenes – một loại vi khuẩn đường ruột, do ăn quả dưa lưới được trồng trong nước. Các nạn nhân đều là người cao tuổi. (Nguồn: The Guardian/TTXVN) Cơ quan Thực phẩm bang New South Wales đã xác nhận các quả dưa lưới… Continue readingAustralia: 3 người tử vong vì nhiễm khuẩn Listeria do ăn dưa lưới

Tin cùng chuyên mục

Có thể bạn quan tâm