Mục tiêu xuất khẩu tôm 10 tỷ USD năm 2025, Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường lạc quan: Thế giới có 7 tỷ người, không có quốc gia nào không ăn tôm!

Wednesday, 14/06/2017, 18:54 PM

Doanhnhanvietuc – Riêng về thị trường con tôm thì hiện nay trên thế giới có 7 tỷ người, không có quốc gia nào không ăn tôm. Đây là một lợi thế. Với tiềm năng tiêu thụ 5 triệu tấn trong khi nhu cầu tăng khoảng 10-15%, dư địa phát triển là có.

“Tại hội nghị ngành tôm Việt Nam năm 2017, Thủ tướng khẳng định Việt Nam đủ khả năng để phát triển mặt hàng tôm và mục tiêu đến 2025 đạt kim ngạch 10 tỷ USD, đóng góp 10% GDP vậy Bộ nông nghiệp đã có những giải pháp gì? Những thuận lợi và khó khăn nào để đạt được mục tiêu này?”, đại biểu Phạm Đình Cúc đoàn Bà rịa vũng Tàu đặt câu hỏi về phát triển ngành hàng tôm cho Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp phát triển nông thôn Nguyễn Xuân Cường trong phiên chất vấn sáng nay.

Bộ trưởng Cường tỏ ra khá lạc quan với mục tiêu xuất khẩu 10 tỷ USD, đóng góp 10% GDP của con tôm Việt Nam đến năm 2025.

“Đối với ngành tôm, trong quá trình tái cơ cấu trước tình hình của biến đổi khí hậu, và hội nhập sâu rộng thì vấn đề quan trọng nhất để phát triển ngành hàng thì phải xác định lợi thế thị trường. Riêng về thị trường con tôm thì hiện nay trên thế giới có 7 tỷ người, không có quốc gia nào không ăn tôm. Đây là một lợi thế. Với tiềm năng tiêu thụ 5 triệu tấn trong khi nhu cầu tăng khoảng 10-15%, dư địa phát triển là có”, ông Cường phân tích.

Điểm lợi thế thứ 2 được vị này chỉ ra là lợi thế về vị trí địa lý. Theo đó Việt Nam có lợi thế về điều kiện vùng mặt nước đặc biệt là vùng bán đảo Cà Mau, đồng bằng sông Cửu Long. Ngoài ra nước ta còn có vùng dải duyên hải kéo dài 28 tỉnh, bãi cát trải dài, nhiệt độ ấm và Việt Nam đã có quá trình phát triển con tôm 20 năm qua.

Theo số liệu của ngành nông nghiệp, hiện ở nước ta đang có 300 doanh nghiệp trên các phân khúc sản xuất giống, thức ăn, chế biến, nuôi trồng. Hiện sản xuất tôm đã có diện tích nuôi là 660 nghìn ha với sản lượng 650 nghìn tấn, trị giá 3,4 tỷ USD. “Đây là những tiền đề quan trọng để chúng ta xây dựng nhận định phát triển ngành hàng tôm cho chiến lược đến năm 2020-2025”, ông nhấn mạnh.

Tuy nhiên người đứng đầu ngành nông nghiệp cũng chỉ ra điều khó nhất để thực hiện mục tiêu này là huy động lực lượng doanh nghiệp, lực lượng nông dân, nuôi trồng liên kết chặt chẽ, quản trị từ khâu giống, thức ăn, chế biến, xuất khẩu. “Nếu điều này lại tách rời, lẻ tẻ, ô nhiễm môi trường thì rất khó. Chúng tôi cho rằng đây là khâu khó nhất”, Bộ trưởng e ngại.

Về tình hình thực hiện, Bộ Nông nghiệp đã xây dựng xong đề án cụ thể cho phát triển 2 giai đoạn và đã trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt. Một số thỏa thuận phân khúc, Bộ này đã phối hợp với Bộ khoa học công nghệ chính thức giao việc nghiên cứu cho các viện Thủy sản giải quyết được con tôm giống cho các quá trình. Giai đoạn 2020-2022 cố gắng tập trung vào tôm sú và tôm thẻ. Giải quyết được khâu con giống giúp Việt Nam hoàn toàn chủ động, phục vụ cho nhu cầu phát triển chăn nuôi.

Ngoài ra ông Cường cũng tiết lộ  thêm Thủ tướng Chính phủ đã chính thức phê duyệt khu phát triển công nghệ cao về con tôm cho tỉnh Bạc Liêu với 400ha, trên tinh thần xã hội hóa là chính, các doanh nghiệp tập trung vào khu này để giải quyết khâu con giống, các chế phẩm, quy trình, trung tâm đào tạo phục vụ cho chuỗi phát triển con tôm. Bên cạnh đó Bộ đang phối hợp với các tỉnh, doanh nghiệp sản xuất nuôi theo hướng sinh thái, không quá chú ý theo hướng thâm canh. Hiện có 2 hướng sản xuất tôm chính là là thâm canh nước lợ và tận dụng sinh thái.

Theo trí thức trẻ

Rate this post

Leave your comment

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Tin nên xem

Vì sao nông sản Việt vẫn chưa được gọi tên trên thị trường thế giới?

Việt Nam là quốc gia có tiềm năng xuất khẩu nông sản và được nhiều thị trường nước ngoài đánh giá cao. Tuy nhiên, 90% nông sản xuất khẩu vẫn ở dưới dạng thô nên giá trị xuất khẩu chưa cao. Ngoài nguyên nhân đa số sản phẩm nông sản ở dạng thô thì theo các chuyên gia đầu ngành lĩnh vực nông nghiệp, các nguyên nhân khác khiến thương hiệu nông sản Việt chưa… Continue readingVì sao nông sản Việt vẫn chưa được gọi tên trên thị trường thế giới?

Vì sao ngành cảng biển Việt Năm tăng trưởng gấp đôi thế giới?

Con số lạc quan này chủ yếu đến từ nhu cầu nhập khẩu nguyên vật liệu và xuất khẩu thành phẩm của các doanh nghiệp FDI đầu tư sản xuất kinh doanh tại Việt Nam. “Việt Nam là hình mẫu cho thương mại quốc tế, khi có xuất phát điểm gần như không có giao dịch nào vào năm 1990, giờ đây là một trong những nhà xuất khẩu hàng đầu thế giới về vải… Continue readingVì sao ngành cảng biển Việt Năm tăng trưởng gấp đôi thế giới?

Thủ tướng: Việt Nam tiếp tục không xuất khẩu mọi loại cát

Văn phòng Chính phủ vừa truyền đạt yêu cầu của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc theo đó giao Bộ Xây dựng có giải pháp phù hợp để hướng dẫn các địa phương ổn định thị trường vật liệu xây dựng.  Thủ tướng đã giao Bộ Xây dựng nghiên cứu việc ngừng xuất khẩu cát vĩnh viễn của Campuchia gây ảnh hưởng đến Việt Nam, từ đó có giải pháp phù hợp hướng dẫn các địa… Continue readingThủ tướng: Việt Nam tiếp tục không xuất khẩu mọi loại cát

Kinh tế Việt Nam 8 tháng 2017: Nhiều điểm sáng

Vốn FDI tăng 45,1% so với cùng kỳ; xuất khẩu tăng 17,9%; số lượng khách quốc tế tăng mạnh… là một số điểm sáng trong bức tranh kinh tế 8 tháng năm 2017 của Việt Nam. Tại phiên họp báo Chính phủ thường kỳ tháng 8, Bộ trưởng – Chủ nhiệm VPCP Mai Tiến Dũng cho biết tình hình kinh tế – xã hội Việt Nam tiếp tục có diễn biến tích cực hơn, chiều… Continue readingKinh tế Việt Nam 8 tháng 2017: Nhiều điểm sáng

Bộ Nông nghiệp “đặt hàng” với 34 Đại sứ để mở mới thị trường xuất khẩu nông sản

Doanhnhanvietuc – “Thị trường là mệnh lệnh của sản xuất, bây giờ không bán được hàng có nghĩa là sản xuất thụt lùi”. Chính vì thế, Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường mong muốn “đặt hàng” các Đại sứ, Tổng lãnh sự của Việt Nam ở nước ngoài quan tâm giúp ngành nông nghiệp duy trì và mở rộng thị trường xuất khẩu các mặt hàng nông sản Chiều 26/5, Bộ trưởng Bộ NN& PTNT đã gặp… Continue readingBộ Nông nghiệp “đặt hàng” với 34 Đại sứ để mở mới thị trường xuất khẩu nông sản

Tin cùng chuyên mục

Có thể bạn quan tâm