Năng suất lao động của Việt Nam ở 3 ngành quan trọng nhất nền kinh tế đang xếp sau cả Campuchia, “đội sổ” ASEAN

Tuesday, 08/05/2018, 23:26 PM

Doanhnhanvietuc – Những ngành nền tảng như công nghệ, chế biến chế tạo, logistics có năng suất “đội sổ” ASEAN. Trong khi đó, những ngành trung gian có năng suất cao hơn, và cao nhất là các ngành khai mỏ, khai khoáng, tài chính bất động sản, dịch vụ, dịch vụ cộng đồng…

Năng suất lao động của Việt Nam ở 3 ngành quan trọng nhất nền kinh tế đang xếp sau cả Campuchia, "đội sổ" ASEAN

Đấy là phát hiện mới trong Báo cáo Thường niên Kinh tế Việt Nam 2018, với tựa đề “Hiểu thị trường lao động để tăng năng suất,” được công bố vào sáng 8/5 tại Hà Nội.

Theo PGS. TS Nguyễn Đức Thành – Viện trưởng Viện Nghiên cứu Kinh tế và Chính sách (VEPR), tính tới 2015, “năng suất Việt Nam xếp sau cả Campuchia ở 3 ngành: công nghiệp chế biến chế tạo, xây dựng, vận tải kho bãi – ba ngành quan trọng nhất trong nền kinh tế. Thấp nhất trong các nước ASEAN.

Năng suất lao động của Việt Nam ở 3 ngành quan trọng nhất nền kinh tế đang xếp sau cả Campuchia, đội sổ ASEAN - Ảnh 1.

PGS. TS Nguyễn Đức Thành – Viện trưởng VEPR

“Các ngành có năng suất thực sự “đội sổ” bao gồm: Chế biến chế tạo, xây dựng và logstics, cho thấy điều đáng lo ngại về nền sản xuất nội địa,” báo cáo nhấn mạnh.

Theo TS Nguyễn Đức Thành, các ngành trung gian nông nghiệp, điện nước, khí đốt, bán buôn bán lạnh có năng suất cao hơn, nhưng cũng vẫn rất thấp trong khu vực ASEAN, chỉ cao hơn Campuchia.

Trong khi đó, những ngành có năng suất cao hơn một số nước ASEAN bao gồm: khai mỏ, khai khoáng, tài chính bất động sản, dịch vụ và dịch vụ cộng đồng và các nhóm ngành khác.

TS Nguyễn Đức Thành nhận định.”Có sự méo mó trong năng suất của Việt Nam. Những nền tảng lõi nhất là công nghiệp chế biến chế tạo, xây dựng hay vận tải, logistics thì năng suất thấp nhất. Đây là những ngành chiếm tỉ trọng lớn trong nền kinh tế Việt Nam về mặt quy mô.”

Ngoài ra, nghiên cứu chỉ ra “”Trong một thập niên gần đây, năng suất của Việt Nam chủ yếu được cải thiện nhờ dịch chuyển cơ cấu.” Cụ thể, tốc độ tăng năng suất của Việt Nam từ năm 2008 đến 2016 là 22%, tốc độ này chủ yếu đến từ dịch chuyển lao động từ nông nghiệp sang các ngành công nghiệp. Trong khi đó, việc tăng năng suất của các nước phát triển chủ yếu đến từ dịch chuyển nội ngành.

Báo cáo Thường niên Kinh tế Việt Nam 2018, với tựa đề “Hiểu thị trường lao động để tăng năng suất,” tập trung vào chủ đề năng suất lao động của Việt nam trong bối cảnh quốc tế, với quan điểm cho rằng cần phải hiểu rõ hơn thị trường lao động để lý giải chất lượng nguồn nhân lực và tiến trình năng suất của Việt Nam. Báo cáo sản phẩm chính trong chương trình nghiên cứu chiến lược của Đại học Quốc gia Hà Nội về “Lý thuyết và chính sách kinh tế vĩ mô trong điều kiện hội nhập kinh tế của Việt Nam.”
Theo  Trithuctre
Rate this post

Leave your comment

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Tin cùng chuyên mục

Có thể bạn quan tâm