Nên có việc làm trước khi nhập cư Úc

Wednesday, 07/12/2016, 13:35 PM

Nước Úc được biết đến như là một quốc gia hy vọng của nhiều người nhập cư. Thế nhưng không phải ai cũng có những trải nghiệm tốt đẹp khi bắt đầu cuộc sống tại đây. Theo một nghiên cứu mới nhất thì những người có việc trước khi đến Úc sẽ cảm thấy hài lòng hơn với nơi cư trú mới này.

Người nhập cư tới Úc nếu có công việc sắp xếp từ trước sẽ có cuộc sống hài lòng hơn ở nước này. Ảnh: sbs

Nhìn chung, những người nhập cư đến Úc có tỉ lệ hài lòng cao là những người thuộc nhóm visa 457. Loại visa này cho phép người lao động nước ngoài có thể tìm kiếm, sắp xếp công việc tại Úc trong vòng 4 năm, và công việc được xác định trước khi họ đặt chân đến Úc.

Theo báo cáo của Quỹ Scanlon phối hợp với trường Đại học Monash và Quỹ Đa văn hóa Úc (Australian Multicultural Foundation), 90% người nhập cư tới Úc bằng visa 457 hài lòng với cuộc sống tại Úc.

Ngược lại, những người nhập cư bằng visa lao động độc lập khác lại gặp nhiều khó khăn khi tìm kiếm việc làm. Họ cũng bày tỏ rằng “chỉ mới làm quen” được môi trường và rất chật vật với các chi tiêu trong cuộc sống hàng ngày ở đây.

Giáo sư Andrew Markus – tác giả của báo cáo trên cho biết sự khác biệt về mức độ hài lòng giữa nhóm visa 457 và các nhóm visa lao động độc lập khác rất rõ rệt.

“Số lượng người gặp khó khăn trong nhóm visa độc lập gấp đôi nhóm visa 457. Có thể giải thích tỉ lệ này là do những người nhập cư visa 457 đã có việc trước khi đến Úc”.

Cuộc nghiên cứu cũng tìm ra nhóm người ít hài lòng nhất là nhóm những người nhập cư bằng visa New Zealand Special Category. Có đến 50% trong số họ cho biết đã trải qua sự kỳ thị, phân biệt chủng tộc ở Úc.

Giáo sư Markus giải thích: “Người New Zealand không được xem là người nhập cư lẫn thường trú nhân mặc dù phần lớn họ đều sống tại Úc. Những điều kiện của loại visa này không giúp họ có trở thành một phần của nước Úc”.

Ông cho biết hơn một phần tư nhóm người New Zealand này bày tỏ họ cảm giác không thuộc nước Úc, so với 5% nhóm người nhập cư từ UK và 1% nhóm người Ấn.

Cuộc khảo sát lớn năm nay được thực hiện trên 10.000 người sinh ra tại Úc và những người nhập cư về trải nghiệp cuộc sống tại nước này. Kết quả cho thấy đa phần (56%) người dân ủng hộ chương trình nhập cư và đồng ý lượng người nhập cư có thể tăng thêm. Tuy nhiên 18% người sinh ra tại Úc lại cho rằng sô lượng hiện tại đã quá cao.

Kết quả khảo sát một số nhóm tập trung cung cấp bằng chứng về sự phân mảng trong các thành phố lớn. “Nhiều người Úc đã quen với xã hội đa văn hóa và cho rằng đó là điều bình thường. Một số khác lại cảm thấy có một ít khác biệt so với xã hội thuần nhất văn hóa trước đây tại Úc,” ông Markus cho biết.

Ngoài ra, vấn đề chung lớn nhất vẫn là sự phân biệt chủng tộc. Tỉ lệ bị phân biệt lớn nhất là những người Úc bản địa và nhóm các quốc gia Châu Phi. Trong đó 77% là người nhập cư từ Nam Sudan (South Sudanese), nhóm nhập cư khá mới tại Úc thông qua chương trình Nhân Đạo.

Xu hướng tiêu cực đối với người Hồi Giáo vẫn khá cao tại Úc. 50% phụ nữ đạo Hồi chịu nhiều kỳ thị hơn nam giới. Ông Markus còn cho biết về mức độ phân cực trong vấn đề nhập cư và đa văn hóa cũng được nhấn mạnh trong báo cáo của cuộc nghiên cứu này.

Theo vietmagazine

5/5 - (1 vote)

Leave your comment

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Tin nên xem

Australia: Khủng hoảng nhà cho thuê nghiêm trọng nhất trong 17 năm qua

Kể từ đại dịch COVID-19, giá thuê nhà tại Australia đã tăng vọt, khiến nhiều người không thể mua được nhà như trước đây. Theo phóng viên TTXVN tại Sydney, báo cáo mang tên “PropTrack Rental Affordability” (Khả năng chi trả cho thuê nhà) – do bộ phận PropTrack của tập đoàn REA thực hiện – cho thấy tình trạng nhà cho thuê tăng giá mạnh làm ảnh hưởng đến hàng triệu người trên khắp… Continue readingAustralia: Khủng hoảng nhà cho thuê nghiêm trọng nhất trong 17 năm qua

Luật Đất đai sửa đổi: Cơ hội ‘hút’ vốn từ kiều bào, sử dụng hiệu quả tài nguyên

Lãnh đạo Bộ Tài nguyên và Môi trường cho hay việc mở rộng quy định cho phép người Việt Nam ở nước ngoài được sở hữu nhà ở sẽ tăng cơ hội tiếp cận, sử dụng nguồn lực đất đai hiệu quả hơn. Nhấn mạnh quy định cho phép người gốc Việt Nam định cư ở nước ngoài được phép sở hữu nhà ở gắn liền với quyền sử dụng đất ở Việt Nam ngay sau khi… Continue readingLuật Đất đai sửa đổi: Cơ hội ‘hút’ vốn từ kiều bào, sử dụng hiệu quả tài nguyên

Hòa Bình: Bưởi Diễn “bay” sang châu Âu – “Quả ngọt” không phụ người chăm sóc

Năm 2022, 11 tấn bưởi Diễn của người dân huyện Yên Thủy (Hòa Bình) đã được “xuất ngoại” sang Anh quốc, đánh dấu mốc son cho ngành Nông nghiệp nơi đây, để rồi năm 2023, 50 tấn bưởi Diễn lại được “chắp cánh… bay” sang thị trường Mỹ, Anh, CH Séc… Điều gì đã làm nên sự kỳ diệu của quả bưởi Diễn trên đất Yên Thủy này? Bưởi Diễn cây mũi nhọn Yên Thủy… Continue readingHòa Bình: Bưởi Diễn “bay” sang châu Âu – “Quả ngọt” không phụ người chăm sóc

Thủ tướng Phạm Minh Chính: Kiều bào hãy luôn xứng đáng, luôn tự hào là người Việt Nam

Theo đặc phái viên TTXVN, trong chương trình thăm chính thức Australia, tối 7/3 (giờ địa phương), tại Canberra, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính và Phu nhân Lê Thị Bích Trân đã gặp gỡ cán bộ, nhân viên Đại sứ quán và cộng đồng người Việt Nam tại Australia. Cùng dự có Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Bùi Thanh Sơn; Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Trần Văn Sơn; Bộ trưởng… Continue readingThủ tướng Phạm Minh Chính: Kiều bào hãy luôn xứng đáng, luôn tự hào là người Việt Nam

Xuất khẩu thuỷ sản có tín hiệu lạc quan

Xuất khẩu thuỷ sản đầu năm 2024 đã có tín hiệu lạc quan hơn với kim ngạch xuất khẩu các mặt hàng chủ lực đều tăng. Tuy nhiên, doanh nghiệp ngành thuỷ sản vẫn gặp rất nhiều thách thức khi cầu thị trường chưa ổn định và giá cước vận tải biển tiếp tục tăng. Theo Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thuỷ sản Việt Nam (Vasep), kim ngạch xuất khẩu thuỷ sản tháng… Continue readingXuất khẩu thuỷ sản có tín hiệu lạc quan

Tin cùng chuyên mục

Có thể bạn quan tâm