Ngân hàng lớn chạy đua thoái vốn sở hữu chéo

Monday, 25/06/2018, 00:45 AM

Theo TT 06/2016 của NHNN về các tỷ lệ bảo đảm an toàn trong hoạt động của tổ chức tín dụng (TCTD), các ngân hàng thương mại (NHTM) chỉ được mua, nắm giữ cổ phiếu của một TCTD khác dưới 5% vốn cổ phần.

Ngân hàng lớn chạy đua thoái vốn sở hữu chéo

Gần đây, một số ngân hàng đã thoái vốn thành công như Vietcombank thoái 6,67 triệu cổ phần, tương đương 1,36% vốn điều lệ tại Ngân hàng Phương Đông (OCB) với mức giá khởi điểm 13.000 đồng/cổ phần.

Việc bán toàn bộ cổ phần tại OCB giúp Vietcombank ghi nhận khoảng 198 tỷ đồng lợi nhuận trong quý 2. Trước đó, tại Đại hội cổ đông thường niên diễn ra ngày 27/4, ông Nghiêm Xuân Thành, Chủ tịch HĐQT VCB khẳng định sẽ bán cổ phần tại Eximbank và MBBank để giảm tỷ lệ sở hữu về 5%, hoặc thấp hơn nhằm tuân thủ Thông tư 36.

Nếu thoái vốn toàn bộ khỏi Eximbank và MBBank, Ngân hàng có thể ghi nhận 3.677 tỷ đồng lợi nhuận vì giá vốn của VCB khi đầu tư vào Eximbank và MBBank lần lượt là 582 tỷ đồng và 1.243 tỷ đồng.

Trong khi đó, VietinBank và BIDV cũng đang nỗ lực thoái vốn khỏi các TCTD. Cụ thể, BIDV đã ký thỏa thuận chuyển nhượng toàn bộ 50% vốn sở hữu tại Liên doanh Quản lý Đầu tư BIDV – Vietnam Partners cho công ty cổ phần Đầu tư Xuân Cầu.

Còn VietinBank đã giảm bớt sở hữu tại SaigonBank từ 10,39% xuống 4,91% vốn thông qua hình thức bán đấu giá công khai.

 Ngân hàng lớn chạy đua thoái vốn sở hữu chéo - Ảnh 1.

Việc các NHTM Nhà nước tích cực thực hiện thoái vốn trong giai đoạn này được đánh giá khá hợp lý. Mặc dù đã đạt được những thành quả nhất định nhưng nhìn chung việc thoái vốn tại các ngân hàng diễn ra còn chậm.

Theo bà Trần Hải Yến, chuyên viên phân tích CTCK Bảo Việt (BVSC), một số nguyên nhân có thể kể ra là bối cảnh chung của cả nền kinh tế vài năm trước chưa thuận lợi; môi trường kinh doanh khó khăn; TTCK chưa tăng trưởng; nhiều ngân hàng khi đó đang trong giai đoạn tái cơ cấu hay cản trở từ yêu cầu thoái vốn nhưng vẫn phải bảo toàn và phát triển vốn nhà nước (đối với các NHTM có vốn Nhà nước nắm cổ phần chi phối).

Trong vòng một năm trở lại đây, TTCK khởi sắc trở lại đã tạo cơ hội cho các ngân hàng đẩy mạnh việc thoái vốn. Dẫu vậy, việc thoái vốn sôi động hơn mới chỉ diễn ra ở các ngân hàng lớn, có năng lực tài chính, còn đối với ngân hàng nhỏ, năng lực tài chính yếu, việc thoái vốn không dễ dàng.

Một trong những giải pháp tốt nhất được đề xuất là tìm kiếm đối tác để tiến hành mua bán và sáp nhập (M&A). Đây là con đường ngắn và phù hợp để các ngân hàng nhỏ nâng cao năng lực, đồng thời xóa được tình trạng sở hữu chéo.

Điển hình là việc Maritime Bank sáp nhập cả Ngân hàng TMCP Phát triển Mê Kông (MDBank) và Công ty Tài chính cổ phần Dệt may, hai đơn vị mà Maritime Bank đang sở hữu 10% và 11% cổ phần.

Trước đó, thị trường chứng kiến việc SouthernBank sáp nhập vào Sacombank, MHB sáp nhập vào BIDV để hợp thức hóa sở hữu của cổ đông lớn…

Ngoài ra, NHNN đã đề xuất sửa Thông tư 06/2015/TT-NHNN nới thời hạn chuyển tiếp với trường hợp TCTD sở hữu cổ phần vượt giới hạn đến ngày 30/6/2019. Động thái này của NHNN sẽ giúp các ngân hàng có thêm thời gian tìm kiếm đối tác và các nhà đầu tư thích hợp.

Theo Infonet

Rate this post

Leave your comment

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Tin nên xem

Úc: Tờ tiền 10 AUD mới sẽ được lưu thông chính thức từ ngày 20/9/2017

Thống đốc Ngân hàng Dự trữ Úc Philip Lowe cho biết đồng 10 AUD mới sẽ được đưa vào lưu thông toàn nước Úc ngày 20 tháng 9 với các tính năng tương tự tờ 5 AUD mới được phát hành vào năm trước. – Cụ thể, tờ giấy bạc mới được làm từ nhựa tổng hợp có in hình hai nhà văn nổi tiếng của Úc là Dame Mary Gilmore và Banjo Paterson. Theo… Continue readingÚc: Tờ tiền 10 AUD mới sẽ được lưu thông chính thức từ ngày 20/9/2017

Một ngân hàng châu Âu vừa được bán với giá…1 Euro

Doanhnhanvietuc – Cơ quan chức năng châu Âu đã đem bán đấu giá Banco Popular – ngân hàng gánh hàng tỷ Euro nợ xấu bất động sản… Ngân hàng khổng lồ của Tây Ban Nha Santander vừa trả 1 Euro để mua lại Banco Popular giữa lúc nhà băng này gần như sụp đổ. Hãng tin CNN cho biết, cơ quan chức năng châu Âu đã đem bán đấu giá Banco Popular – ngân hàng gánh… Continue readingMột ngân hàng châu Âu vừa được bán với giá…1 Euro

Lực đẩy tái cơ cấu, xử lý nợ xấu

Minh bạch hóa thông tin giúp nhà băng minh bạch hơn trong mắt các nhà đầu tư ngoại. Chuyện cũ nhưng vẫn… nóng hổi NH là một lĩnh vực nhạy cảm, việc nới room cho nhà đầu tư ngoại lâu nay vẫn khá thận trọng trước những lo lắng về cạnh tranh, khi thị trường chứng khoán của một quốc gia bị lệ thuộc nhiều vào nhà đầu tư nước ngoài. Thực tế cũng đã… Continue readingLực đẩy tái cơ cấu, xử lý nợ xấu

Các ngân hàng có thể bơm thêm gần 600 nghìn tỷ đồng cho nền kinh tế trong nửa cuối năm

Tăng trưởng tín dụng trong 6 tháng đầu năm 2018 chỉ đạt 7,88%, thấp nhất trong 3 năm trở lại đây. Tuy nhiên, xét về con số tuyệt đối vẫn cao hơn cùng kỳ 2 năm trước. Theo số liệu của NHNN, dư nợ tín dụng đối với nền kinh tế cuối năm 2017 ở mức 6,5 triệu tỷ đồng. Với mục tiêu tăng trưởng 17% trong năm nay, ước tính sẽ có thêm khoảng… Continue readingCác ngân hàng có thể bơm thêm gần 600 nghìn tỷ đồng cho nền kinh tế trong nửa cuối năm

Điều gì đang chờ đợi BIDV?

Doanhnhanvietuc– Các chuyên gia dự đoán, tăng trưởng lợi nhuận ngắn hạn của BIDV sẽ hạn chế vì khó khăn trong việc huy động vốn. Bộ phận Phân tích và tư vấn đầu tư khách hàng cá nhân của Công ty chứng khoán SSI vừa có báo cáo nhận định về Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV – BID). Có lợi nhờ nghị quyết xử lý nợ xấu Các chuyên gia… Continue readingĐiều gì đang chờ đợi BIDV?

Tin cùng chuyên mục

Có thể bạn quan tâm