Người châu Á bị phân biệt đối xử nhiều nhất ở Úc

Wednesday, 16/10/2019, 08:24 AM

Một cuộc khảo sát quốc gia được thực hiện trên 2.000 người trong tháng 9 vừa qua đã kết luận người châu Á là nhóm quốc gia được báo cáo bị phân biệt đối xử cao nhất ở Úc.

Bốn trên năm người Úc gốc Á từng bị phân biệt đối xử ở Úc (Nguồn ảnh: Getty)

82% người châu Á được khảo sát cho biết họ từng bị phân biệt đối xử tại nơi làm việc hoặc khi đi mua sắm, tiêu dùng tại Úc. Tỷ lệ này đối với người Trung Đông là 81%, với người Úc bản địa là 71%.

Cuộc khảo sát được thực hiện phục vụ cho Hội nghị thượng đỉnh các nhà lãnh đạo người Úc gốc Á, nhằm tìm hiểu lý do tại sao người Úc gốc Á nắm giữ vai trò cấp cao tại các công ty và trong các cộng đồng.

Người điều phối cuộc khảo sát, đồng thời là chánh văn phòng Melbourne của Đại học Quốc gia Úc (ANU), ông Jieh-Yung Lo, cho biết kết quả khảo sát minh chứng rằng tình trạng phân biệt đối xử đang gây cản trở cho người Úc gốc Á phát triển hết tiềm năng của mình.

Người Úc gốc Á chiếm khoảng 12% dân số đất nước và đang có xu hướng gia tăng, nhưng họ chỉ chiếm 3,1% vị trí lãnh đạo cấp cao tại các công ty, trường đại học và các tổ chức cộng đồng. Vấn đề đáng lo ngại là một nửa trong số những người từng bị phân biệt đối xử trả lời rằng điều này khiến họ trở nên bớt thẳng thắn hơn khi thể hiện tiếng nói trong công việc.

Người Úc gốc Á chỉ chiếm 3% vị trí lãnh đạo trong các tập đoàn, tổ chức và tổ chức cộng đồng (Nguồn ảnh: Getty)

Ông Lo cho biết rất nhiều người Úc gốc Á có năng lực đang phải làm việc “phía sau hậu trường”, không dám thể hiện bản thân và không nhận được sự quan tâm xứng đáng, họ cần mẫn làm việc và cố gặt hái thành quả mong được ghi nhận. Ông Lo đánh giá đây là vấn đề đáng cảnh báo và hy vọng các kết quả khảo sát sẽ làm dấy lên cuộc tranh luận về mục tiêu đa dạng văn hóa, khuyến khích các doanh nghiệp xem xét lại “chuẩn phương Tây” trong quan niệm lãnh đạo và nâng cao chất lượng đào tạo, tư vấn.

Trong khi nhiều người Úc gốc Á đang vật lộn để được ghi nhận ở nơi làm việc, ông Lo nói rằng họ cũng bị ảnh hưởng phần nào khi những người Úc gốc Á nổi tiếng lại gây chú ý cho cộng đồng theo chiều hướng tiêu cực. Ông viện dẫn trường hợp chính trị gia của Đảng Tự do, bà Gladys Liu. Bà này đã bị sa thải vì đã không thành thật khi giải trình mối liên hệ của mình với các tổ chức tuyên truyền Trung Quốc. Những ấn tượng không hay như vậy, đặc biệt lại từ chính những nhà lãnh đạo, khiến cho việc thúc đẩy sự chấp nhận đa dạng văn hóa càng trở nên khó khăn.

PV Giang Vũ

 

Rate this post

Leave your comment

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Tin cùng chuyên mục

Có thể bạn quan tâm