Nguy cơ Việt Nam thành thị trường tiêu thụ xe Thái, Indonesia

Tuesday, 16/05/2017, 15:44 PM

Doanhnhanvietuc – Trong năm 2016, Việt Nam chi hơn 5,8 tỷ USD nhập ô tô và linh kiện, trong đó một lượng lớn từ các nước ASEAN. Bước vào năm 2017, lượng xe nhập từ Thái, Indonesia tăng mạnh, chiếm hơn 54% tổng xe nhập. Trong khi thuế nhập ô tô từ ASEAN sắp được xoá bỏ, nguy cơ Việt Nam trở thành thị trường tiêu thụ cho xe hơi các nước ASEAN ngày càng hiện hữu.

Theo thống kê của Tổng cục Hải quan, năm 2016, trong hơn 113.567 chiếc ô tô nhập khẩu về Việt Nam, giá trị đạt xấp xỉ 2,3 tỷ USD, nhập khẩu linh kiện và phụ tùng ô tô cũng đạt hơn 3,54 tỷ USD. Tổng kim ngạch nhập khẩu ô tô nguyên chiếc và phụ tùng đạt trên 5,84 tỷ USD, con số nhập khẩu rất lớn.

Nhập khẩu ô tô từ ASEAN ngày càng lớn khiến Việt Nam có thể trở thành thị trường tiêu thụ của các nước (ảnh minh hoạ)

Trong 4 tháng đầu năm 2017, kim ngạch nhập khẩu ô tô nguyên chiếc đạt trên 660 triệu USD, nhập khẩu linh kiện ô tô đạt 1,1 tỷ USD. Tổng kim ngạch nhóm hàng này đạt trên 1,76 tỷ USD, kim ngạch tăng đều so với cùng kỳ năm trước, nhưng tăng trên 20% so với cùng kỳ năm 2014.

Kim ngạch nhập ô tô vượt qua cả xuất dầu thô và gạo

Thực tế, nhóm hàng ô tô và linh kiện ô tô lọt 1 trong 10 nhóm ngành có kim ngạch nhập khẩu cao nhất trong 4 tháng qua, khiến nền kinh tế nhập siêu trở lại khoảng 2 tỷ USD. Đáng nói nếu xét về kim ngạch nhập khẩu trong năm 2016 kim ngạch nhập khẩu hơn 5,8 tỷ USD của ô tô đã vượt qua cả tổng kim ngạch xuất khẩu dầu thô và gạo trong năm cộng lại. Theo Bộ Công Thương, nhập khẩu ô tô nguyên chiếc và linh kiện ô tô là hàng hóa tiêu dùng có giá trị cao và không có nguồn nào để bù trừ, điều này đã khiến cán cân thương mại thâm hụt.

Theo dự báo của Bộ Công Thương, với nhu cầu ô tô tiêu thụ năm 2025 theo phương án trung bình là khoảng 800.000 – 900.000 xe; năm 2030 khoảng 1,5 – 1,8 triệu xe và toàn bộ xe con được nhập khẩu; xe khách và xe tải nhập khẩu 50%, còn lại 50% sản xuất trong nước với tỷ lệ nội địa hóa 50%, thì kim ngạch nhập khẩu năm 2025 dự kiến khoảng 12 tỷ USD và năm 2030 là 21 tỷ USD.

Trong báo cáo mới nhất đánh giá về ngành công nghiệp ô tô đang được Bộ Công Thương lấy ý kiến doanh nghiệp có chỉ rõ, trong 10 nước ASEAN, đến nay chỉ có 5 nước có hoạt động sản xuất, lắp ráp ô tô gồm Thái Lan, Indonesia, Malaysia, Philippines và Việt Nam.

Theo con số thống kê của Tổng cục Hải quan, xe hơi nguyên chiếc nhập khẩu về Việt Nam từ năm 2015 đến nay tăng rất mạnh, thực chất là tăng lượng lớn từ các nước Thái Lan, Indonesia. Ngoài ra, lượng phụ tùng, linh kiện nhập từ các nước này cũng rất lớn.

Nếu như năm 2014, tỷ trọng nhập khẩu xe từ ASEAN chiếm 22,7% về lượng thì tới năm 2016 đã là 33,7%. Xét về giá trị, năm 2014 là 16,4% thì tới năm 2016 đã là xấp xỉ 30%.

Nơi tiêu thụ xe Thái, Indonesia, xa hơn nữa là Malaysia và Philippines

Nhập khẩu ô tô từ ASEAN trong 4 tháng đầu năm 2017 tăng mạnh mẽ, đã có gần 18.000 chiếc xe từ Thái Lan, Indonesia được nhập về Việt Nam trong tổng số hơn 33.400 xe nguyên chiếc được nhập về (chiếm trên 54% về lượng).

Theo Bộ Công Thương, năm 2017, thuế nhập khẩu ô tô nguyên chiếc từ ASEAN về Việt Nam giảm còn 30% lượng xe nhập đã tăng, đến năm 2018, mức thuế nhập sẽ về 0% lượng xe từ ASEAN vào Việt Nam sẽ còn tiếp tục tăng mạnh và nguy cơ dâng thị trường cho xe các nước ASEAN là hoàn toàn có cơ sở.

Trên thực tế, phát triển công nghiệp ô tô dựa vào các yếu tố như: quy mô thị trường, mức thu nhập/người và cơ cấu dân số. Những nước được xem là có tiềm năng phát triển ngành công nghiệp ô tô là đạt mức thu nhập hơn 3.000 USD/người/năm và đạt trung bình 50 xe/1.000 dân (thời kỳ ô tô hoá).

Nếu xét theo tiêu chí trên thì trong ASEAN các nước có ngành công nghiệp ô tô, trong đó Thái Lan, Maylaysia đã bước vào giai đoạn bão hòa để xuất khẩu. Indonesia và Philippines đang ở giai đoạn tiềm năng khi thu nhập bình quân/người, số dân và quy mô đang ở mức cao và có triển vọng.

Điều này có thể lý giải tại sao thời gian qua nhiều hãng ô tô của Nhật Bản đã và đang cân nhắc chuyển vai trò lắp ráp tại Việt Nam sang các nước Indonesia và Philippines dù cho Việt Nam đang có nhiều chính sách ưu đãi lớn. Tuy nhiên, xét về lợi ích của DN, rõ ràng các hãng, liên doanh đều có tính toán.

Với bối cảnh hội nhập, xu thế dỡ bỏ hàng loạt thuế quan từ ASEAN sau đó là từ EU, Mỹ… Nếu ngành công nghiệp ô tô Việt Nam vẫn phát triển “mờ nhạt” như hiện nay thì khó có thể hình thành được ngành sản xuất ô tô nội địa, nhanh chóng trở thành thị trường tiêu thụ ô tô, khiến mất cân đối thương mại và bất ổn kinh tế vĩ mô.

Theo dân trí

Rate this post

Leave your comment

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Tin nên xem

Nikkei: Kinh tế Việt Nam lấy lại đà tăng trưởng nhờ Samsung

Doanhnhanvietuc – Tăng trưởng kinh tế của Việt Nam trong quý II sáng sủa hơn nhiều phần lớn nhờ xuất khẩu phục hồi của Samsung Electronics, Nikkei nhận định. Mới đây, tại buổi họp báo công bố tình hình kinh tế tháng 6 và 6 tháng đầu năm 2017, lãnh đạo Tổng cục Thống kê đã công bố số liệu tăng trưởng cập nhật nhất của kinh tế Việt Nam. Theo đó, trong quý II, nền… Continue readingNikkei: Kinh tế Việt Nam lấy lại đà tăng trưởng nhờ Samsung

Việt Nam nổi bật trong 20 đất nước đẹp nhất thế giới

Doanhnhanvietuc – Công ty du lịch Rough Guide (Anh) trong năm 2017 đã công bố danh sách các nước đẹp nhất trên thế giới theo bình chọn của độc giả trang web của mình. Việt Nam nổi bật trong danh sách này với rất nhiều cảnh đẹp khó cưỡng! Những phong cảnh tự nhiên đầy ấn tượng của Việt Nam, trong đó phải kể tới những thửa ruộng bậc thang đẹp như mơ ở Sa Pa,… Continue readingViệt Nam nổi bật trong 20 đất nước đẹp nhất thế giới

Bộ Giáo dục công bố dự thảo chương trình phổ thông tổng thể

Doanhnhanvietuc – Giảm số môn học, không quy định cứng thời gian từng môn, việc dạy Ngoại ngữ có thể bắt đầu từ lớp 1, lớp 10 học sinh được định hướng nghề nghiệp… là những điểm mới của dự thảo chương trình phổ thông tổng thể. Ngày 12/4, Bộ Giáo dục và Đào tạo công bố dự thảo Chương trình phổ thông tổng thể. Tổng chủ biên, GS Nguyễn Minh Thuyết cho biết, chương… Continue readingBộ Giáo dục công bố dự thảo chương trình phổ thông tổng thể

Australia thúc đẩy hợp tác giáo dục – nghiên cứu với Việt Nam

Theo phóng viên TTXVN tại Sydney, ngày 21/9, Đại học Sydney, Australia, đã tổ chức hội thảo khoa học và công bố việc thành lập Viện Sydney Việt Nam nhằm thúc đẩy hơn nữa mối quan hệ hợp tác giữa trường và các cơ sở giáo dục – đào tạo và nghiên cứu hàng đầu của Việt Nam, qua đó góp phần tăng cường mối quan hệ song phương giữa hai nước. Đại sứ Việt… Continue readingAustralia thúc đẩy hợp tác giáo dục – nghiên cứu với Việt Nam

80% ngân sách chi cho giáo dục dùng để trả lương

Doanhnhanvietuc – Phó thủ tướng Vương Đình Huệ cho rằng tỷ lệ này không hợp lý, cần cơ cấu lại; Phó thủ tướng Vũ Đức Đam nhấn mạnh quỹ lương cho đơn vị sự nghiệp rất lớn, nhưng chất lượng hoạt động không cao. Sáng nay, tại trụ sở Chính phủ, Bộ Nội vụ báo cáo đề cương đề án đổi mới cơ chế quản lý, cơ chế tài chính, tổ chức lại hệ thống đơn… Continue reading80% ngân sách chi cho giáo dục dùng để trả lương

Tin cùng chuyên mục

Có thể bạn quan tâm