Những nét chấm phá tại Hội nghị thượng đỉnh G20

Friday, 18/11/2022, 13:10 PM
Dù chỉ diễn ra trong hai ngày với nhiều thay đổi phút chót, Hội nghị thượng đỉnh G20 tại Bali, Indonesia vẫn để lại dấu ấn đậm nét trong nỗ lực hàn gắn chia rẽ, thúc đẩy phục hồi sau đại dịch Covid-19.
Tổng thống Indonesia Joko Widodo giao chiếc búa, biểu tượng của cương vị Chủ tịch G20, cho Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi ngày 16/11. (Nguồn: Reuters)
Tổng thống Indonesia Joko Widodo giao chiếc búa, biểu tượng của cương vị Chủ tịch G20, cho Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi ngày 16/11. (Nguồn: Reuters)

Chiều ngày 16/11, Hội nghị thượng đỉnh Nhóm các nền kinh tế phát triển và mới nổi hàng đầu thế giới (G20) đã chính thức khép lại sau hai ngày nhóm họp tại Bali, Indonesia.

Tại lễ bế mạc, Tổng thống nước chủ nhà Joko Widodo đã trao búa cho Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi, lãnh đạo nước Chủ tịch G20 năm 2023, mong New Delhi duy trì và hiện thực hóa mục tiêu phục hồi toàn cầu, tăng trưởng toàn diện hơn. Hội nghị cũng ra Tuyên bố chung của lãnh đạo các nước.

Dù chỉ diễn ra trong hai ngày với nhiều thay đổi phút chót, Hội nghị thượng đỉnh G20 lần này vẫn để lại dấu ấn đậm nét. Ngoại trưởng Indonesia Retno Marsudi thừa nhận: “Đây có lẽ là kỳ G20 khó khăn nhất lịch sử”.

Chủ đề xuyên suốt

Đầu tiên, xung đột Nga-Ukraine là chủ đề xuyên suốt, chi phối Hội nghị lần này. Trước thềm sự kiện, một nội dung được truyền thông quốc tế quan tâm là khả năng góp mặt của cả Tổng thống Nga Vladimir Putin lẫn người đồng cấp Ukraine Volodymyr Zelensky tại Indonesia. Tuy nhiên, cuối cùng kịch bản này đã không xảy ra. Vào phút chót, ông Putin đã không tới dự G20, còn ông Zelensky tham gia bằng bài phát biểu trực tuyến.

Đồng thời, hàng loạt vấn đề quan trọng được đề cập tại Hội nghị thượng đỉnh G20 lần này, từ câu chuyện an ninh lương thực, an ninh năng lượng hay đứt gãy chuỗi cung ứng, đều chịu tác động nghiêm trọng từ những gì đang xảy ra tại Ukraine. Trong phát biểu của mình, hầu hết các nhà lãnh đạo đều cho rằng giải pháp tốt nhất là chấm dứt xung đột Nga-Ukraine.

Nhận định được phản ánh trong Tuyên bố chung: các nhà lãnh đạo chỉ trích xung đột Nga-Ukraine gây thương vong nghiêm trọng và khiến nền kinh tế toàn cầu thêm bất ổn. Tuyên bố nhấn mạnh tầm quan trọng của luật pháp quốc tế và hệ thống đa phương trong việc bảo vệ hòa bình và ổn định, đồng thời khẳng định việc sử dụng hoặc đe dọa sử dụng vũ khí hạt nhân là “không thể chấp nhận được”.

Theo đó, các nhà lãnh đạo kêu gọi tìm kiếm giải pháp hòa bình, nhấn mạnh nỗ lực giải quyết khủng hoảng, thông qua các biện pháp ngoại giao và đối thoại, bởi “không có chỗ cho xung đột trong thời đại ngày nay”.

Tuy nhiên, trong bối cảnh xung đột về mặt lợi ích còn tồn tại, với lập trường của các bên liên quan vẫn quá khác biệt, vấn đề tại Ukraine tiếp tục là bài toán nan giải với cộng đồng quốc tế.

Các nhà lãnh đạo kêu gọi tìm kiếm giải pháp hòa bình, nhấn mạnh nỗ lực giải quyết khủng hoảng, thông qua các biện pháp ngoại giao và đối thoại, bởi “không có chỗ cho xung đột trong thời đại ngày nay”.

Nỗ lực phục hồi sau đại dịch

Bên cạnh xung đột Nga-Ukraine, Hội nghị thượng đỉnh G20 dành phần lớn thời gian thảo luận về các biện pháp nhằm ổn định nền kinh tế toàn cầu trên tinh thần “Cùng nhau phục hồi, Phục hồi mạnh mẽ hơn”.

Lãnh đạo các nước đã nêu hàng loạt cam kết trong Tuyên bố chung trong các lĩnh vực đầu tư, thương mại, hành chính công, y tế công cộng, bảo đảm an ninh lương thực và an ninh năng lượng toàn cầu, đồng thời thúc đẩy chuyển đổi năng lượng và nỗ lực chống biến đổi khí hậu.

Đặc biệt, chương trình nghị sự của G20 về phục hồi kinh tế có trọng tâm là những nước đang phát triển, nhất là các quốc đảo nhỏ và nước kém phát triển vừa chịu tác động nghiêm trọng của dịch Covid-19, vừa đối phó hệ lụy xung đột Nga-Ukraine.

Những nội dung này phản ánh nỗ lực và thành công của nước chủ nhà trong việc kêu gọi các thành viên quan tâm nhiều hơn đến các nước đang phát triển, bao gồm các quốc đảo, với Indonesia là một trong số đó. Tuy nhiên, trong bối cảnh cả thế giới gặp nhiều khó khăn, hiện thực hóa những cam kết đã nêu là nhiệm vụ không dễ dàng.

“Nóng” các cuộc gặp song phương

Nổi bật hơn cả là cuộc gặp giữa Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình và Tổng thống Mỹ Joe Biden, đánh dấu lần đầu tiên hai nhà lãnh đạo gặp gỡ kể từ khi ông Biden tiếp quản Nhà Trắng hồi tháng 1/2021. Mặc dù cuộc gặp không giúp hạ nhiệt căng thẳng hiện nay, song cũng giúp nối lại quan hệ cá nhân giữa ông Biden và ông Tập, đồng thời giúp Washington và Bắc Kinh hiểu rõ những giới hạn đỏ của nhau.

Cuộc gặp giữa lãnh đạo Trung Quốc và Australia cũng được truyền thông quốc tế đặc biệt chú ý trong bối cảnh quan hệ song phương có nhiều căng thẳng, bất đồng chưa thể giải quyết. Đồng thời, Chủ tịch Tập Cận Bình đã có cuộc gặp đầu tiên với Tổng thống Hàn Quốc Yoon Suk Yeol.

Hai mươi phút trao đổi ngắn ngủi giữa Thủ tướng Canada Justin Trudeau và Chủ tịch Tập Cận Bình cũng gây tranh cãi, khi ông Tập cho rằng ông Trudeau đã để lộ thông tin thảo luận song phương với giới truyền thông. Tuy nhiên, nhà lãnh đạo Canada khẳng định, ông sẽ “cởi mở với người dân Canada, ngay cả khi thảo luận về những vấn đề quan trọng, nhạy cảm với hai nước”.

Những nét chấm phá tại G20
Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình và Thủ tướng Canada Justin Trudeau đã có cuộc tiếp xúc tốn nhiều giấy mực bên lề Hội nghị thượng đỉnh G20. (Nguồn: Reuters)

Ngoài ra, Hội nghị thượng đỉnh G20 lần này cũng chứng kiến sự ra mắt của tân Thủ tướng Anh Rishi Sunak sau nhiều biến cố trên chính trường Anh, gặp gỡ lãnh đạo đồng minh thân cận, Tổng thống Mỹ Joe Biden.

Những cuộc tiếp xúc trực tiếp giữa lãnh đạo các nền kinh tế sau thời gian dài gián đoạn vì dịch Covid-19 rõ ràng là tín hiệu tích cực, cho thấy con đường đi tìm chìa khóa để giải quyết xung đột, khủng hoảng. Trên phương diện này, Hội nghị thượng đỉnh G20 tại Bali, trước đó là Hội nghị cấp cao Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) lần thứ 40, 41 cùng hội nghị liên quan ở Campuchia và sau đó, Diễn đàn Hợp tác kinh tế châu Á-Thái Bình Dương (APEC) tại Thái Lan chắc chắn không khiến giới học giả, truyền thông quốc tế thất vọng.

Nguồn: baoquocte.vn

Rate this post

Leave your comment

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Tin nên xem

Thủ tướng Albanese: Dỡ bỏ lệnh trừng phạt đem lại lợi ích cho cả Australia và Trung Quốc

Thủ tướng Albanese nhắc lại quan điểm của chính phủ mới ở Australia mong muốn hợp tác với Trung Quốc trong khi vẫn kiên quyết bảo vệ lợi ích quốc gia của mình. Thủ tướng Australia Anthony Albanese. (Nguồn: AFP) Thủ tướng Australia Anthony Albanese hôm 24/7 kêu gọi Trung Quốc dỡ bỏ tất cả các lệnh trừng phạt chống lại Australia vì lợi ích của cả 2 nước. Ông Albanese khẳng định “không có… Continue readingThủ tướng Albanese: Dỡ bỏ lệnh trừng phạt đem lại lợi ích cho cả Australia và Trung Quốc

Trung Quốc ‘soi’ tàu chiến Australia ở Biển Đông?

Phó Đô đốc Hải quân Australia cho biết các tàu chiến nước này thường xuyên bị phía Trung Quốc theo dõi sát sao mỗi khi tiến vào Biển Đông. Hoạt động của tàu khu trục Australia HMAS Parramatta ở Biển Đông vào tháng 6-7/2022 bị phía Trung Quốc theo dõi sát sao. (Nguồn: Bộ Quốc phòng Australia) Ngày 8/9, Phó Đô đốc Hải quân Australia Mark Hammond cho biết, tàu chiến Australia thường xuyên bị… Continue readingTrung Quốc ‘soi’ tàu chiến Australia ở Biển Đông?

Mỹ, Anh, Australia ra tuyên bố kỷ niệm 1 năm hình thành liên minh AUKUS với ‘những bước tiến đáng kể’

Lãnh đạo các nước Mỹ, Anh và Australia ngày 23/9 ra tuyên bố nhân dịp kỷ niệm 1 năm hình thành thỏa thuận an ninh AUKUS, trong đó khẳng định 3 nước đã đạt được “tiến triển đáng kể” để Australia có được tàu ngầm chạy bằng năng lượng hạt nhân. Kỷ niệm 1 năm hình thành thỏa thuận an ninh AUKUS, ba nước khẳng định đã đạt được “tiến triển đáng kể” để Australia… Continue readingMỹ, Anh, Australia ra tuyên bố kỷ niệm 1 năm hình thành liên minh AUKUS với ‘những bước tiến đáng kể’

Nước Úc sẽ bị ảnh hưởng như thế nào khi Donald Trump đắc cử tổng thống Mỹ ?

Chiến thắng của Donald Trump trong cuộc tranh cử ngôi vị Tổng thống Mỹ hôm thứ 4 có thể là thảm hoạ đối với mối quan hệ kinh tế và thương mại của Úc. Hơn thế nữa, nó còn tác động không nhỏ tới chiến lược quân sự và quốc phòng nước này. Ngay sau khi kết quả cuộc bầu cử được công bố thì chứng khoán và cổ phiếu của Úc mất giá với… Continue readingNước Úc sẽ bị ảnh hưởng như thế nào khi Donald Trump đắc cử tổng thống Mỹ ?

G20 đánh giá cao những đóng góp tích cực từ phía Việt Nam

Với tư cách chủ nhà APEC 2017, Việt Nam đang tích cực tham gia và đóng góp tại các hoạt động và hội nghị G20 năm nay, lồng ghép các ưu tiên của APEC. Các Bộ trưởng Ngoại giao chụp ảnh lưu niệm sau phiên họp thứ nhất. (Ảnh: Phạm Văn Thắng/TTXVN) Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao Nhóm các nền kinh tế phát triển và mới nổi hàng đầu thế giới (G20) diễn ra… Continue readingG20 đánh giá cao những đóng góp tích cực từ phía Việt Nam

Tin cùng chuyên mục

Có thể bạn quan tâm