Nợ doanh nghiệp Nhà nước có nên “đứng ngoài” nợ công?

Sunday, 14/05/2017, 18:23 PM

Doanhnhanvietuc – Nợ doanh nghiệp Nhà nước có nên “đứng ngoài” nợ công?

Tiếp tục trình Quốc hội vào kỳ họp tháng 5/2017

Phát biểu tại hội thảo lấy ý kiến về dự án Luật Quản lý nợ công vừa được tổ chức, Thứ trưởng Bộ Tài chính Trần Xuân Hà cho biết, sau 6 năm thực hiện, Luật Quản lý nợ công năm 2009 đã trở thành cơ sở pháp lý quan trọng để Việt Nam huy động vốn, bù đắp ngân sách Nhà nước (NSNN) và đầu tư phát triển.

Đồng thời, luật này cũng là nền tảng để quản lý nợ công theo mục tiêu, Chiến lược Quản lý nợ công đã được Chính phủ phê duyệt và đảm bảo các chỉ tiêu an toàn nợ công mà Quốc hội phê chuẩn.

Việc có hay không tính nợ DNNN vào nợ công sẽ ảnh hưởng rất lớn đến các chỉ tiêu an toàn nợ công do đây là khoản nợ lớn (ảnh minh họa)

Tuy nhiên, hiện nay, môi trường pháp lý đã có sự thay đổi. Quốc hội đã ban hành Hiến pháp mới (năm 2013), nhiều văn bản pháp luật liên quan như Luật NSNN 2015, Luật Đầu tư công cũng đã được ban hành và sửa đổi. Mặt khác, yêu cầu về quản lý nợ công thời điểm hiện tại cũng có sự thay đổi, đòi hỏi quản lý nợ phải chặt chẽ, an toàn hơn. Do đó, tất yếu Luật Quản lý nợ công cần phải được sửa đổi.

Hiện tại, Bộ Tài chính với vai trò là cơ quản chủ trì soạn thảo đã tiếp thu ý kiến của Ủy ban Thường vụ Quốc hội và thẩm tra của Ủy ban Tài chính ngân sách và giải trình dự án luật để trình lại Chính phủ để sẵn sàng trình Quốc hội vào kỳ họp tháng 5/2017.

Nêu một số điểm quan trọng cần tham khảo ý kiến của các chuyên gia trong và ngoài nước, ông Nguyễn Hữu Toàn – Phó Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính ngân sách của Quốc hội cho biết, về phạm vi nợ công, hiện nay, nhiều ý kiến nhất trí với dự luật gồm: nợ Chính phủ, nợ Chính phủ bảo lãnh, nợ chính quyền địa phương và không tính nợ tự vay tự trả, nợ doanh nghiệp Nhà nước (DNNN), nợ Ngân hàng Nhà nước để điều hành chính sách tiền tệ vào phạm vi.

Có một số ít ý kiến lại cho rằng phạm vi nợ công phải bao gồm cả nợ DNNN vì đây là khoản nợ khá lớn và Nhà nước cũng đóng góp phần vốn lớn tại các DN này. Một số ý kiến khác đề nghị tính toán cả vốn tạm ứng NSNN qua năm (không phải trong năm vì trong năm gọi là điều hành) vào nợ công để chủ động trong quản lý.

Vấn đề thứ 2 liên quan đến chỉ tiêu an toàn nợ công, theo ông Nguyễn Hữu Toàn, hiện nay, các chỉ tiêu này được Quốc hội quy định như sau: nợ công là 65%/GDP, nợ Chính phủ 54%/GDP, tỷ lệ trả nợ 25% ngân sách. Các chỉ tiêu này hiện đang được quy định lồng ghép trong chức năng, nhiệm vụ của các cơ quan.

Vì đâu dự án ách tắc, đội vốn?

Về cơ quan quản lý nợ công, theo ông Toàn, các ý kiến thu thập được hầu hết cho rằng nên hướng tới chuẩn mực, cam kết thông lệ tốt của quốc tế trong quản lý, trong đó thống nhất đầu mối cơ quan quản lý để đảm bảo đồng bộ trong khâu tổ chức đàm phán, đánh giá,… từ đó nâng cao hiệu quả các khoản vay cũng như quản lý, sử dụng tránh phân tán.

Đặc biệt, các đại biểu Quốc hội khá quan tâm đến quy định đối tượng cấp bảo lãnh Chính phủ và vay về cho vay lại. Tháng 7 tới, khi Việt Nam “tốt nghiệp IDA” – dừng nhận các khoản vay ưu đãi từ Hiệp hội phát triển quốc tế, chi phí các khoản vay sẽ tăng lên, do đó, việc cân nhắc khi bảo lãnh hoặc cho vay lại các nguồn vốn là rất quan trọng nhằm đảm bảo khả năng trả nợ.

Tham gia phát biểu tại hội thảo, đại diện ADB và Ngân hàng Thế giới (WB) đều cho rằng, hiện tại là thời điểm quan trọng của Việt Nam vì một số khó khăn về ngân sách đã xuất hiện, môi trường chung cũng đã có nhiều thay đổi, cùng với việc tốt nghiệp IDA, chi phí vay nợ từ các tổ chức quốc tế tăng lên sẽ là những thách thức lớn. Song, đây cũng là cơ hội để Việt Nam tiếp cận các nguồn vốn quốc tế đa dạng hơn cho sự phát triển. Điều này đòi hỏi Việt Nam phải có một hệ thống tiên tiến hơn để quản lý nợ công.

Cụ thể, theo đánh giá của ông Achim Fock – Phó Giám đốc Quốc gia WB, dự luật này rất quan trọng đối với các nhà đầu tư, trong đó có WB, khi triển khai các hoạt động tại Việt Nam liên quan đến hiệu quả các hỗ trợ trong sự nghiệp phát triển. Đại diện WB bày tỏ mong muốn được đem lại cho Việt Nam những nguồn lực, nguồn vay tốt nhất, đồng thời cũng hy vọng Việt Nam mạnh dạn tiếp cận các nguồn vốn của tư nhân, vốn vay thương mại cũng như các nguồn vay khác.

Còn ông Eric Sidwick – Giám đốc quốc gia ADB thì cho rằng, Chính phủ Việt Nam cần đánh giá lại những hạn chế trong sử dụng vốn vay ưu đãi bao gồm sử dụng vốn cho đầu tư vốn, tăng cường năng lực, giải phóng mặt bằng, tái định cư… Những vấn đề này thời gian qua không được xử lý tốt dẫn đến chậm và đội vốn, hay nói cách khác là việc xử lý dự án ở cấp vi mô không tốt đã ảnh hưởng đến sự bền vững của các dự án cơ sở hạ tầng gây trở ngại cho hiệu quả chung của công tác quản lý nợ công. Những điều này cần được khắc phục và đưa vào những quy định chặt chẽ hơn trong Luật mới.

Theo cơ quan soạn thảo, dự thảo Luật Quản lý nợ công dự kiến sẽ được Quốc hội thông qua trong 2 kỳ. Trong tháng 5/2017, Chính phủ sẽ trình xin ý kiến Quốc hội lần đầu tiên.

Theo dân trí

Rate this post

Leave your comment

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Tin nên xem

Bộ Giao thông vận tải: Dự kiến ký kết với nhà đầu tư chiến lược của ACV trong tháng 3/2017

Bộ Giao thông vận tải (GTVT) đánh giá năm vừa qua công tác tái cơ cấu, cổ phần hóa, thoái vốn tại các doanh nghiệp Nhà nước (DNNN) thuộc Bộ tiếp tục được triển khai hiệu quả; nhất là đối với các Tổng công ty lớn và các đơn vị sự nghiệp công. Cụ thể, theo báo cáo công tác năm 2016, Bộ GTVT đang triển khai thực hiện cổ phần hóa đối với 4… Continue readingBộ Giao thông vận tải: Dự kiến ký kết với nhà đầu tư chiến lược của ACV trong tháng 3/2017

Bức xúc vì phí BOT, bị thanh kiểm tra “hành”… doanh nghiệp “kêu” lên Thủ tướng

Doanhnhanvietuc – Trước thềm cuộc đối thoại với người đứng đầu Chính phủ, không ít doanh nghiệp đã gửi văn bản kiến nghị bày tỏ bức xúc về việc liên tiếp phải tiếp các đoàn thanh, kiểm tra chồng chéo, phiền hà, phải chịu phí BOT cao trong quá trình vận tải. Để chuẩn bị cho Hội nghị giữa Thủ tướng và các doanh nghiệp (DN) dự kiến sẽ diễn ra vào trung tuần tháng 5… Continue readingBức xúc vì phí BOT, bị thanh kiểm tra “hành”… doanh nghiệp “kêu” lên Thủ tướng

Thái Hưng tiếp tục chào mua công khai hơn 14% vốn cổ phần của Thép Việt Ý với giá 25.000 đồng

Doanhnhanvietuc – Thái Hưng đang là cổ đông lớn nhất của Thép Việt Ý với tỷ lệ sở hữu 50,98% sau khi mua thành công 12,8 triệu cổ phiếu vào tháng 10/2016 với giá 17.000 đồng/cp. Theo thông tin từ CTCP Thép Việt Ý (mã chứng khoán: VIS), HĐQT công ty đã chấp thuận đề nghị chào mua công khai cổ phiếu VIS của CTCP Thương mại Thái Hưng với số lượng 7 triệu cổ phiếu… Continue readingThái Hưng tiếp tục chào mua công khai hơn 14% vốn cổ phần của Thép Việt Ý với giá 25.000 đồng

Đề xuất giảm thuế nhập khẩu linh kiện ô tô từ năm 2018 – 2022

Bộ Tài chính vừa đề xuất giảm thuế suất thuế nhập khẩu đối với linh kiện ô tô nhập khẩu theo chương trình ưu đãi thuế từ năm 2018- 2022, để lắp ráp cho nhóm xe chở người dưới 9 chỗ và xe tải có tổng trọng lượng có tải từ 5 tấn trở xuống. Ảnh minh họa Cụ thể, giảm thuế nhập khẩu đối với linh kiện ô tô nhập khẩu trong 05 năm… Continue readingĐề xuất giảm thuế nhập khẩu linh kiện ô tô từ năm 2018 – 2022

Át chủ bài 2017 của FPT

Trong khi các mảng đều đặt kế hoạch tăng trưởng thì giáo dục và đầu tư lại dự kiến giảm lợi nhuận tới 42,4%. Trong báo cáo thường niên 2017 của CTCP Tập đoàn FPT (mã chứng khoán: FPT), doanh nghiệp này nêu mục tiêu: “Cùng tiên phong trong cuộc cách mạng số”. Theo đó có thể thấy FPT đặt trọng trách lớn vào khối công nghệ với mục tiêu doanh thu tăng gần 19%… Continue readingÁt chủ bài 2017 của FPT

Tin cùng chuyên mục

Có thể bạn quan tâm