Novaland lấy ý kiến cổ đông thay đổi phương án phát hành, điều chỉnh kế hoạch kinh doanh

Tuesday, 11/07/2017, 11:17 AM

Doanhnhanvietuc – Trước đó ĐHCĐ thường niên của Novaland năm 2017 đã thông qua kế hoạch phát hành hàng trăm triệu cổ phiếu, dự kiến tăng vốn điều lệ lên 9.000 tỷ đồng.

Ngày 24/7 tới đây CTCP Địa ốc Nô Va (Novaland – mã chứng khoán NVL) sẽ chốt danh sách cổ đông thực hiện lấy ý kiến cổ đông bằng văn bản.

Nội dung lấy ý kiến được thông báo là để thay đổi thời gian phát hành cổ phần ưu đãi cổ tức chuyển đổi, trái phiếu chuyển đổi, thay đổi phương thức và thời gian phát hành cổ phần theo chương trình lựa chọn cho người lao động; điều chỉnh kế hoạch doanh thu và lợi nhuận sau thuế năm 2017; sửa đổi, bổ sung Điều lệ Công ty; bầu bổ sung thành viên HĐQT Công ty.

Trước đó ĐHCĐ thường niên năm 2017 của Novaland đã thông qua việc thực hiện phát hành cổ phần ưu đãi cổ tức chuyển đổi số lượng tối đa 23 triệu cp, giá chào bán không thấp hơn 50.000 đồng/cp.

Đồng thời ĐHCĐ cũng thông qua kế hoạch sẽ phát hành 2.275 tỷ đồng trái phiếu chuyển đổi cho các nhà đầu tư nước ngoài. Trái phiếu này sẽ bị hạn chế chuyển nhượng 1 năm và có thể niêm yết trên thị trường chứng khoán Singapore hoặc Sở GDCK nước ngoài khác do HĐQT chọn. Mục đích đợt phát hành này là bổ sung vốn lưu động và đầu tư tài sản cố định.

Bên cạnh đó ĐHCĐ thường niên cũng đã thông qua việc phát hành tối đa 29,8 triệu cp ESOP với giá không thấp hơn 10.000 đồng/cp.

Về kế hoạch SXKD năm 2017, theo kế hoạch ban đầu Novaland dự kiến doanh thu năm 2017 đạt khoảng 17.528 tỷ đồng và lợi nhuận sau thuế ước đạt 3.144 tỷ đồng.

Hiện các tờ trình cụ thể về nội dung thay đổi chưa được công ty công bố.

Theo trí thức trẻ

Rate this post

Leave your comment

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Tin nên xem

Hai cổ đông lớn của ACB rục rịch bán cổ phần

Doanhnhanvietuc – Trong đó Standard Chartered APR Limited bán với lý do là để đầu tư còn Dragon Financial Holdings Limited bán cổ phiếu để đảm bảo tuân thủ quy định về tỷ lệ sở hữu cổ phần của nhà đầu tư nước ngoài tại ACB. Mới đây, hai cổ đông lớn của Ngân hàng TMCP Á Châu (ACB) đã đăng ký bán cổ phiếu của ngân hàng này. Cụ thể, Standard Chartered APR Limited –… Continue readingHai cổ đông lớn của ACB rục rịch bán cổ phần

Tầm nhìn – cơ hội để doanh nghiệp kinh doanh xuyên biên giới thành công

Để phát triển kinh doanh xuyên biên giới thành công trong bối cảnh kinh tế, chính trị thế giới luôn luôn biến động, đòi hỏi những người quản lý doanh nghiệp phải có tầm nhìn mang tính chiến lược. Đây là nhận định chung của các diễn giả tại tại “Diễn đàn quốc tế phát triển kinh doanh thành công xuyên biên giới” do Hội Nữ Doanh Nhân Tp.Hồ Chí Minh (HAWEE) và Câu lạc… Continue readingTầm nhìn – cơ hội để doanh nghiệp kinh doanh xuyên biên giới thành công

Đông đảo nhất về số lượng, các tổng công ty của Bộ Quốc phòng đang kinh doanh những lĩnh vực nào?

Doanhnhanvietuc – Chiếm gần một nửa số doanh nghiệp trực tiếp quản lý, xây dựng – bất động sản là lĩnh vực có sự hiện diện của nhóm doanh nghiệp Quốc Phòng nhiều nhất. Nghị quyết 520, Chỉ thị 430 mới đây cho biết Bộ Quốc phòng sẽ chỉ giữ lại những doanh nghiệp quân đội hoạt động công ích, thực hiện nhiệm vụ quân sự quốc phòng. Việc cổ phần hóa doanh nghiệp sẽ là… Continue readingĐông đảo nhất về số lượng, các tổng công ty của Bộ Quốc phòng đang kinh doanh những lĩnh vực nào?

Thị trường ngách – Điểm chung đáng ngạc nhiên trong cách kinh doanh thông minh của Starbucks và Netflix

Doanhnhanvietuc – Trong khi Amazon đang có gắng đáp ứng tất cả nhu cầu với dịch vụ “thượng hạng” của mình thì Netflix chỉ hướng tới cung cấp một dịch vụ duy nhất mà khách hàng của họ cực kì đam mê, phần lớn giống với cách mà khách hàng của Starbucks cực kì đam mê thức uống và địa điểm yêu thích của họ. Khi ai đó nói về Netflix, bạn có thể nghe nó… Continue readingThị trường ngách – Điểm chung đáng ngạc nhiên trong cách kinh doanh thông minh của Starbucks và Netflix

Mạo hiểm tất cả để lập nghiệp: Bí quyết giúp Yoshiko Shinohara trở thành nữ tỷ phú tự lập đầu tiên của Nhật Bản

Với sự nghiệp kinh doanh kéo dài hơn bốn thập kỷ, Yoshiko Shinohara chính là nữ tỷ phú tự lập quyền lực nhất Nhật Bản. Yoshiko Shinohara mở văn phòng nhân sự đầu tiên mang tên TempStaff vào năm 1973. Từ tính cách bất chấp, mạo hiểm tất cả để lập nghiệp mà bà đã trở thành một trong 50 người phụ nữ quyền lực nhất giới kinh doanh, theo tạp chí Fortune. Có rất… Continue readingMạo hiểm tất cả để lập nghiệp: Bí quyết giúp Yoshiko Shinohara trở thành nữ tỷ phú tự lập đầu tiên của Nhật Bản

Tin cùng chuyên mục

Có thể bạn quan tâm