Nước Úc đã làm gì để không bị suy thoái trong suốt 25 năm nay?

Wednesday, 12/04/2017, 12:18 PM

Doanhnhanvietuc – Các cuộc cải cách đã giúp nền kinh tế Australia trải qua nhiều thăng trầm và vẫn vững bước

Quặng sắt ở Tây Úc và mỏ than ở Queensland là yếu tố then chốt của sự bùng nổ khai khoáng gần đây của Australia, tất cả là nhờ vào sự tăng trưởng nóng của ngành thép ở Trung Quốc. 5 năm trước, vào thời điểm hoàng kim, đầu tư khai khoáng chiếm đến 9% GDP của Australia.

Nhưng khi giá trị đầu tư bắt đầu sụt giảm vào năm 2013, nợ công của Tây Úc tăng chóng mặt. Tỉ lệ thất nghiệp ở mức 6,5% biến nơi đây trở thành khu vực có tỉ lệ thất nghiệp cao nhất trên cả nước.

Nếu mô thức này tiếp tục diễn ra, cơn bĩ cực ở Tây Úc sẽ lan rộng và khiến cả nước lâm vào khủng hoảng. Tuy nhiên mức tăng trưởng của nền kinh tế nước này vẫn không bị ảnh hưởng, và tiến bước với 25 năm không hề suy thoái. Làm thế nào mà Australia có thể chiến thắng được những cơn khủng hoảng mà các nước phát triển khác không thể khuất phục được?

Sự thịnh vượng của ngành khai mỏ trong suốt 160 năm qua ở Australia khiến quốc gia này cảm thấy giàu có và tự tin. Tiếp sau đó, các cuộc suy thoái xuất hiện gần như ngay sau các bước phát triển nhảy vọt, chủ yếu bởi sự tăng trưởng đột ngột vẫn còn là một cú shock cho một nền kinh tế được điều tiết cao độ.

Khi mức tăng trưởng âm xuất hiện vào quý 3 năm 2016, nhiều người đã dự đoán thời điểm khởi phát của một cơn suy thoái khác (tức sẽ có thêm một quý tăng trưởng âm nữa). Nhưng tăng trưởng đã trở lại vào quý 4. Ngân hàng Trung ương (NHTW) Australia dự đoán tốc độ tăng trưởng sẽ ở mức 3% vào năm nay và năm tới.

Nền kinh tế Australia đã trải qua nhiều thay đổi then chốt kể từ những năm 1980. NHTW hiện nay được phép thiết lập lãi suất mà không có sự can thiệp chính trị và tỉ giá hối đoái không còn cố định nữa. Khi cơn tăng trưởng nóng kết thúc, NHTW dần cắt giảm lãi suất từ 4,75% vào năm 2011 xuống còn 1,5% vào năm ngoái. Giá trị của đồng đô la Australia đã giảm xuống còn 0,76 USD từ mức đỉnh điểm 1,1 USD 6 năm trước.

Những yếu tố nêu trên cho phép các bang lâu đời và đông dân hơn là New South Wales và Victoria xốc lại bước đi chậm chạp của nền kinh tế: đầu tư vào các ngành ngoài khai mỏ tăng khoảng 10%/năm ở New South Wales kể từ 2013. Victoria có tốc độ tăng dân số cao nhất Australia kể cả nội địa và nhập cư. Các doanh nghiệp bị ảnh hưởng bởi đồng đô la Australia mạnh vào thời kỳ bùng nổ khai mỏ giờ đã thấy dễ thở hơn khi xuất khẩu hàng hóa của mình. Đối với khách du lịch và du học sinh, Australia là một điểm đến hợp túi tiền và có chất lượng.

Tuy nhiên nền kinh tế linh hoạt hơn này vẫn gặp phải nhiều thử thách. Tốc độ tăng trưởng ổn định hơn ở Trung Quốc giúp giá hàng hóa tăng trở lại. Nhưng lần này, các công ty khai mỏ chưa chắc đã dám đầu tư mạnh vào Australia. Vì thế giá cả hàng hóa cao sẽ không tồn tại được lâu. Viễn cảnh kinh tế của Trung Quốc – đối tác làm ăn lớn nhất của Australia – vẫn để ngỏ là một yếu tố bất định đối với NHTW. Tuy nhiên cho đến nay, khả năng tái định hình nền kinh tế của Australia qua biết bao thăng trầm rõ ràng là đang giúp họ gặt hái được nhiều thành quả.

Theo Cafebiz

5/5 - (1 vote)

Leave your comment

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Tin nên xem

Ngoại giao kinh tế thời “không TPP” và cách mạng 4.0

Doanhnhanvietuc – Trước khi chuyến thăm của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc tới Mỹ diễn ra, không ít chuyên gia kinh tế băn khoăn về việc người đứng đầu Chính phủ sẽ tạo được dấu ấn gì về kinh tế. Bởi lẽ, Tổng thống Donald Trump đã ký văn bản rời TPP và nổi tiếng với “nước Mỹ trên hết”. Tuy nhiên, Thủ tướng Việt Nam cho rằng: “Tôi tin là xu thế tự do hóa,… Continue readingNgoại giao kinh tế thời “không TPP” và cách mạng 4.0

Kinh tế quý III tăng trưởng kỷ lục 7,46%, niềm tin vào mục tiêu 6,7% trở lại mạnh mẽ hơn bao giờ hết!

Kinh tế quý III có một ‘cú nhảy’ mạnh mẽ chưa từng thấy. Để đạt tăng trưởng 6,7% cả năm, quý IV chúng ta cần đạt mức tăng 7,31%. Vị Tổng Cục trưởng Tổng Cục Thống kê tin tưởng điều này sẽ xảy ra, với cơ sở từ đà tăng thần kỳ trong quý III. Hôm nay ngày 29/9, Tổng Cục Thống kê đã công bố những số liệu kinh tế vĩ mô Việt Nam… Continue readingKinh tế quý III tăng trưởng kỷ lục 7,46%, niềm tin vào mục tiêu 6,7% trở lại mạnh mẽ hơn bao giờ hết!

Bloomberg: Vì sao không được nhận các vốn vay ưu đãi lại là tín hiệu tốt với Việt Nam?

Giám đốc đầu tư của VinaCapital, ông Andy Ho cho rằng việc Việt Nam không còn nhận được các nguồn vốn vay ưu đãi là một tin tốt lành bởi điều này chứng tỏ nền kinh tế Việt Nam đã làm tốt, được công nhận cũng như không phải phụ thuộc vào các tổ chức tài chính quốc tế nữa.   Trong 8 năm qua, GDP của Việt Nam đã tăng hơn 100% và trở… Continue readingBloomberg: Vì sao không được nhận các vốn vay ưu đãi lại là tín hiệu tốt với Việt Nam?

Làm thế nào để biết mình bị bóc lột và tường trình lên Fair Work Ombudsman?

Doanhnhanvietuc – Một cuộc điều tra gần đây của SBS Vietnamese đã phát hiện nhiều trường hợp du học sinh làm việc tại Úc bị trả lương dưới mức căn bản – có nơi chỉ trả $6/giờ, và chịu nhiều sự ngược đãi khác tại nơi làm việc. Trong nhiều trường hợp, các du học sinh này không hề biết mức lương tối thiểu mà mình đáng được hưởng là bao nhiêu, theo quy định của… Continue readingLàm thế nào để biết mình bị bóc lột và tường trình lên Fair Work Ombudsman?

Việt Nam – Úc tăng cường hợp tác

(www.doanhnhanvietuc.com) – Sáng ngày 8/9, tại thủ đô Vientiane (Lào), Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc đã có cuộc hội kiến với Thủ tướng Úc Malcolm Turnbull. Hai Thủ tướng bày tỏ hài lòng trước những bước phát triển mạnh mẽ của mối quan hệ Đối tác toàn diện Việt Nam-Úc; hai bên cùng trao đổi các biện pháp cụ thể nhằm thúc đẩy quan hệ hai nước đi vào chiều sâu, ngày càng… Continue readingViệt Nam – Úc tăng cường hợp tác

Tin cùng chuyên mục

Có thể bạn quan tâm