Nước Úc đang quá phụ thuộc vào “đồng đô la” Trung Quốc ?

Saturday, 29/10/2016, 01:31 AM

Phải chăng Trung Quốc đã trở thành một “đại ca” thống trị kinh tế toàn cầu ? Sức tiêu dùng mạnh mẽ của nó đã làm cho nước Úc phải bị lệ thuộc vào quá nhiều, phải chăng Trung Quốc đã có thể dễ dàng tiêu diệt các đối thủ cạnh tranh, và sau đó vươn mình thống trị tất cả ?

Nếu bạn đang tưởng rằng điều đó chỉ xảy ra trong những cơn ác mộng thì có lẽ ác mộng đã trở thành hiện thực.

Vâng, nước Úc đã phải cúi đầu trước đồng đô la vô thượng của Trung Quốc.

Có vẻ như mọi quyết định của chính phủ và các tập đoàn lớn của Úc hiện nay đều được thực hiện mà phải có sự hiện hữu của Trung Quốc trong đó. Tất cả những diễn đàn kinh tế đều tập trung vào những gì Trung Quốc đang hoặc không làm, các tập đoàn đều muốn buôn bán với Trung Quốc, các công ty du lịch đều muốn khách hàng Trung Quốc, các trường đại học muốn học sinh Trung Quốc, các nhà phát triển bất động sản muốn khách hàng Trung Quốc, vâng tất cả đều yêu thích người Trung Quốc. 

Không có gì lạ, năm ngoái, Trung Quốc đã chi 15 tỷ AUD cho việc đầu tư trực tiếp và mua hàng hóa của Úc, chỉ đứng sau Hoa Kỳ. Ngoài ra, họ cũng chi thêm hàng tỷ đô la thông qua các khoản đầu tư không trực tiếp như các quỹ đầu tư đa quốc gia.

Theo một báo cáo của KPMG, trong suốt 10 năm qua, gần 80 tỷ AUD tổng giá trị tài sản của Úc đã được mua bởi các nhà đầu tư Trung Quốc, bao gồm các ngành nông nghiệp, năng lượng, dịch vụ chăm sóc sức khỏe, bất động sản thương mại và viễn thông.

Nền kinh tế Úc đang phát cuồng vì Trung Quốc

“Chú nông dân” Trung Quốc đã bỏ rất nhiều trứng trong “chiếc giỏ” Úc, và chỉ chờ đợi thu hoạch kết quả.

Và có vẻ như tất cả mọi người dường như đang làm ngơ với những rủi ro của việc có một tay chơi chuyên nghiệp ở giữa chúng ta.

Không giống như các nhà đầu tư từ các nước khác, hầu hết các nhà đầu tư của Trung Quốc cũng liên quan đến chính phủ Úc và được xem như là một vị “khách sộp”.

Chính những việc thu mua mắt hàng của Úc từ Trung Quốc đã khiến giá cả những mặt hàng đó bị đẩy lên cao, giờ đây người bán tại Úc đều dựa theo “giá Trung Quốc” để kinh doanh, gây ra tác động không nhỏ với hầu hết người mua địa phương hoặc các đối thủ nước ngoài.

Các nhãn hiệu Úc – thuộc cả chính phủ và tư nhân – bây giờ đang để những quyết định buôn bán của họ chỉ dựa theo “đấng tối cao Trung quốc” mà không nghĩ đến bối cảnh tương lai.

Image result for tullamarine airport chinese
Đang ở sân bay nội địa mà tôi có cảm giác như mình đang ở sân bay Bắc Kinh.

Và việc thờ phượng này của “đấng tối cao” này vẫn được tiếp tục bất chấp những dấu hiệu cảnh báo đã sớm được đưa ra.

Đơn cử như việc Trung Quốc quyết định làm chậm ngành xây dựng trong nước đã đánh một đòn mạnh vào ngành công nghiệp tài nguyên của nước Úc chúng ta và gần như cả nền kinh tế. Cũng như những tác động của Trung Quốc đến ngành công nghiệp bò sữa hiện tại.  

Hãy xem xét phạm vi rộng các công ty Trung Quốc trong nhiều ngành nghề hiện nay hoạt động ở trong nước Úc. Những công ty này đang trực tiếp chèn ép những công ty nội địa, họ có ít hy vọng để cạnh tranh lại những tay nhà giàu Trung Quốc với túi tiền không đáy đối với tư cách người mua và cả đối thủ cạnh tranh trên thị trường. Không cần phải nói, những tác động này sẽ nhanh chóng đi xuống các hộ gia đình của Úc.

Tất nhiên, Trung Quốc đang chơi một “trò chơi lâu dài” giống như bất kỳ một nhà đầu tư khôn ngoan và kinh nghiệm. Nó không quan tâm đến những phần thưởng trước mặt, không giống như hầu hết các giám đốc công ty và các chính trị gia của chúng ta

Mặc dù “tạo ra lợi nhuận” vẫn là tham vọng số một cho các nhà đầu tư Trung Quốc. Còn hai tham vọng khác của Trung Quốc cho chúng ta thấy rõ sự khác nhau của việc định nghĩa “lâu dài” và “ngắn hạn” giữa họ và Úc.

Thứ nhất, việc đầu tư mua bán vào Úc được giới đầu tư Trung Quốc xem là “bảo vệ an toàn tài sản” và lý do thứ hai là “xây dựng một thương hiệu quốc tế”.

Thế mới nói, thật đáng tiếc làm sao khi Úc không có một tầm nhìn tương tự.

Theo Hoàng Dung – Newsvietuc

Rate this post

Leave your comment

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Tin nên xem

Lo tăng trưởng yếu đi, Trung Quốc bơm hơn 100 tỷ USD vào nền kinh tế

Trung Quốc cắt giảm tỷ lệ dự trữ bắt buộc trong bối cảnh kinh tế giảm tốc và căng thẳng thương mại Trung-Mỹ leo thang… Ngân hàng Trung ương Trung Quốc (PBoC) ngày 24/6 tuyên bố cắt giảm tỷ lệ dự trữ bắt buộc, theo đó bơm ít nhất 100 tỷ USD vào hệ thống ngân hàng nước này. Đây được xem là một động thái nhằm hỗ trợ tăng trưởng trong bối cảnh nền… Continue readingLo tăng trưởng yếu đi, Trung Quốc bơm hơn 100 tỷ USD vào nền kinh tế

Dưa hấu Việt Nam khó cạnh tranh tại thị trường Trung Quốc

Doanhnhanvietuc – Vụ Thị trường châu Á – Thái Bình Dương (Bộ Công Thương) đã phát đi một số thông báo đáng chú ý về tình hình sản xuất, tiêu thụ và thị hiếu tiêu dùng dưa hấu tại thị trường Trung Quốc. Bộ Công thương cho biết, sản lượng dưa hấu tại Trung Quốc tăng đều qua các năm gần đây (từ 72 triệu tấn năm 2013 lên 77,5 triệu tấn năm 2016). Theo quy… Continue readingDưa hấu Việt Nam khó cạnh tranh tại thị trường Trung Quốc

Nhập khẩu 40 tỉ USD từ Trung Quốc 10 tháng đầu năm: Đừng nói Việt Nam không cần TPP

  Ngoài yếu tố tăng cường xuất khẩu và thúc đẩy cải cách kinh tế, TPP đặc biệt có lợi cho Việt Nam trong vấn đề đa dạng hóa hàng nhập khẩu, khi những số liệu thống kê 10 tháng đầu năm 2016 đang chỉ ra một thực tế: Việt Nam vẫn đang phụ thuộc nặng nề vào hàng nhập khẩu từ Trung Quốc. Câu chuyện vai trò và tầm quan trọng của Hiệp định… Continue readingNhập khẩu 40 tỉ USD từ Trung Quốc 10 tháng đầu năm: Đừng nói Việt Nam không cần TPP

Tham lợi suất cao, nhà đầu tư Trung Quốc đang mạo hiểm rót 9.000 tỷ USD vào loại tài sản này

Doanhnhanvietuc – Đây là minh họa rõ nét nhất về tình thế tiến thoái lưỡng nan mà các nhà quản lý Trung Quốc đang gặp phải trong nỗ lực giảm thiểu rủi ro đạo đức và cải thiện việc định giá rủi ro trong hệ thống tài chính Trung Quốc. Giống như nhiều nhà đầu tư nhỏ lẻ khác ở Trung Quốc , Yang Mo không có chút hiểu biết nào về các sản phẩm… Continue readingTham lợi suất cao, nhà đầu tư Trung Quốc đang mạo hiểm rót 9.000 tỷ USD vào loại tài sản này

Trung Quốc ép gạo Việt ngậm trái đắng: Lại nhìn Campuchia

“Chỉ có chuyển sang kinh doanh cạnh tranh mới giảm lệ thuộc vào thị trường TQ, còn không vẫn cứ phải dựa vào các hợp đồng tập trung”. Chiêu bài ép giá không mới PV:- Vừa qua, Trung Quốc đã ra Nghị định thư về yêu cầu kiểm dịch thực vật đối với việc xuất khẩu gạo và cám gạo từ Việt Nam sang Trung Quốc theo đường chính ngạch, dưới sự giám sát của Tổng… Continue readingTrung Quốc ép gạo Việt ngậm trái đắng: Lại nhìn Campuchia

Tin cùng chuyên mục

Có thể bạn quan tâm