Ông Tập gửi cảnh báo trực diện tới Mỹ

Monday, 26/10/2020, 01:18 AM

Bài phát biểu mới nhất của Chủ tịch Trung Quốc hôm 23/10 là bước thay đổi giọng điệu đáng chú ý, cho thấy một thái độ cứng rắn hơn.

Trong bài phát biểu nhân kỷ niệm 70 năm chiến tranh Triều Tiên, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình tuyên bố thời kỳ mà Bắc Kinh phải chịu đựng “những kẻ xâm lược” đã qua.

Không nêu đích danh Mỹ, ông Tập nhắc lại lịch sử cuộc chiến tranh Triều Tiên, đồng thời chỉ trích “chủ nghĩa đơn phương, chủ nghĩa bảo hộ và chủ nghĩa vị kỷ cực đoan hiện nay”.

Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình phát biểu tại lễ kỷ niệm 70 năm Chiến tranh Triều Tiên ở Đại lễ đường Nhân dân Bắc Kinh hôm nay. Ảnh: Reuters.

Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình phát biểu tại lễ kỷ niệm 70 năm Chiến tranh Triều Tiên ở Đại lễ đường Nhân dân Bắc Kinh hôm nay. Ảnh: Reuters.

“Bất kể quốc gia nào, bất kể quân đội nào, bất kể họ mạnh đến đâu, nếu họ đứng đối lập với xu thế của thế giới, bắt nạt kẻ yếu, cố gắng lật ngược lịch sử, có hành động xâm lược và bành trướng, điều đó chắc chắn sẽ dẫn tới đổ máu”, Chủ tịch Trung Quốc nói.

Bài phát biểu hùng hồn của ông Tập được đưa ra đúng lúc ở bên kia Thái Bình Dương, hai ứng viên tổng thống Mỹ, trên sân khấu tranh luận, đang tranh cãi nảy lửa về hàng loạt vấn đề, trong đó nổi bật là câu hỏi làm thế nào để chống lại ảnh hưởng ngày càng tăng của Bắc Kinh.

Steve Tsang, chuyên gia về Trung Quốc tại Đại học London, nhận định bài phát biểu mới nhất đánh dấu bước ngoặt đáng chú ý so với giọng điệu kiềm chế trước đây của Bắc Kinh và giống như “lời cảnh báo trực diện đối với Mỹ rằng hãy ngừng gây áp lực lên Trung Quốc”.

“Đó không phải một dấu hiệu tốt hay dấu hiệu cho thấy ông Tập hiểu chính trị Mỹ bởi với tình trạng hiện tại của mối quan hệ Mỹ – Trung, điều này chỉ có thể phản tác dụng”, Tsang đánh giá.

Giới phân tích nhận định khả năng nổ ra chiến tranh giữa hai nước rất khó xảy ra nhưng theo họ, dù kết quả cuộc bầu cử Mỹ ra sao, mối quan hệ sẽ chỉ xấu đi nếu ông Tập theo đuổi lập trường cứng rắn hơn trong khi Washington vẫn giữ thái độ cương quyết.

“Không có nhiều hy vọng ở tương lai bởi bất kể ai đắc cử tổng thống Mỹ, họ cũng sẽ không lịch sự với Trung Quốc”, Cui Lei, chuyên gia tại Viện Nghiên cứu Quốc tế Trung Quốc, nhận xét. “Với Trung Quốc, sử dụng ngôn từ cứng rắn không có nghĩa họ sẵn sàng cho chiến tranh mà đó chỉ là sự chuẩn bị về tinh thần và lên kế hoạch cho điều tồi tệ nhất“.

Cuộc tranh luận giữa Tổng thống Trump và đối thủ đảng Dân chủ Joe Biden tối 22/10 là minh chứng rõ ràng nhất cho thấy Mỹ sẽ không nhẹ tay với Trung Quốc. Biden tuyên bố ông sẽ khiến Trung Quốc “phải tuân thủ luật lệ quốc tế” và chỉ trích Trump vì đã nhẹ tay với các đối thủ như Bắc Kinh.

“Chúng ta cần cùng với những người bạn còn lại của mình nói thẳng với Trung Quốc rằng: Có những quy tắc buộc phải tuân theo”, Biden nhấn mạnh, đề cập tới kế hoạch của ông nhằm kêu gọi các đồng minh gây áp lực lên Bắc Kinh. “Bạn phải tuân thủ luật hoặc sẽ phải trả giá, bằng kinh tế, vì từ chối tuân thủ”.

Trong khi đó, Tổng thống Trump, như trước đây, tiếp tục đổ lỗi cho Trung Quốc vì khiến đại dịch Covid-19 lan ra toàn cầu, gây hỗn loạn trên toàn thế giới.

Nhưng ông Tập khẳng định Trung Quốc sẽ không bao giờ cho phép chủ quyền, an ninh và lợi ích phát triển của mình bị phá hoại. Mặt khác, ông cảnh báo mọi hành động của chủ nghĩa đơn phương, độc quyền hay bắt nạt đều sẽ không hiệu quả với Trung Quốc và sẽ chỉ dẫn tới ngõ cụt.

“Hãy để thế giới biết rằng người dân Trung Quốc đang vô cùng đoàn kết và không thể bị coi thường”, ông nói.

Theo Wei Zongyou, giáo sư chuyên nghiên cứu quan hệ Mỹ – Trung tại Đại học Phục Đán, Trung Quốc, Bắc Kinh không muốn mối quan hệ xói mòn thêm nhưng “sẽ luôn sẵn sàng chiến đấu”.

“Nếu Trump tái đắc cử, mối quan hệ chắc chắn sẽ tiếp tục trải qua nhiều thăng trầm và ngày một hướng về phía đối đầu”, ông cho hay. “Nếu Biden được bầu, xu hướng đối đầu sẽ không thay đổi nhưng có lẽ vẫn còn không gian để đôi bên hợp tác, như vấn đề quản trị toàn cầu”.

Chin-Hao Huang, giáo sư khoa học chính trị tại Đại học Yale-NUS, Singapore, đánh giá bài phát biểu của Chủ tịch Tập còn giống như lời nhắc nhở trong nước rằng phát triển năng lực quân sự luôn là ưu tiên hàng đầu của Trung Quốc.

“Một hàm ý cốt lõi khác được đưa ra trong bài phát biểu mang tinh thần dân tộc là Trung Quốc sẽ làm bất cứ điều gì cần thiết để bảo vệ sự toàn vẹn lãnh thổ của mình, và đây được coi vừa là tiền đề, vừa là trung tâm của lợi ích quốc gia Trung Quốc”, ông nói.

Theo Huang, giới chuyên gia Trung Quốc quan ngại họ “có thể vẫn sẽ trở thành mục tiêu của những chỉ trích do Washington dẫn đầu” về chính sách đối ngoại, dù ai đắc cử tổng thống Mỹ, tuy nhiên, không nhất thiết là một cuộc chiến tranh phải nổ ra.

Theo SCMP

Rate this post

Leave your comment

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Tin nên xem

Hiệp hội Doanh nhân Việt Nam ở nước ngoài – Nơi doanh nhân kiều bào gửi trọn niềm tin

Hiệp hội Doanh nhân người Việt Nam ở nước ngoài (BAOOV) được thành lập năm 2009; là tổ chức xã hội nghề nghiệp. BAOOV gồm 317 hội viên là các doanh nhân Việt kiều đến từ 38 quốc gia, vùng lãnh thổ. Bên cạnh đó, Hiệp hội còn có nhiều các chi hội liên kết hoạt động. BAOOV đang dần khẳng định vị trí, vai trò trong tổ chức xã hội nghề nghiệp Việt Nam,… Continue readingHiệp hội Doanh nhân Việt Nam ở nước ngoài – Nơi doanh nhân kiều bào gửi trọn niềm tin

Đề nghị mở thêm đường bay thường lệ đến châu Âu, Úc

5 Bộ có ý kiến thống nhất việc áp dụng ngay các chuyến bay thương mại quốc tế thường lệ với các thị trường châu Âu và Úc. Bộ GTVT vừa báo cáo Thủ tướng Chính phủ việc khôi phục các chuyến bay thương mại quốc tế thường lệ. Trong báo cáo, Thứ trưởng GTVT Lê Anh Tuấn cho biết, ngay sau khi Bộ Y tế ban hành văn bản hướng dẫn phòng chống dịch… Continue readingĐề nghị mở thêm đường bay thường lệ đến châu Âu, Úc

Bamboo Airways công bố đường bay thường lệ Việt – Úc từ đầu năm 2022

Đường bay thẳng thường lệ của Bamboo Airways giữa TP.HCM với TP Melbourne (Úc) sẽ khai thác từ đầu năm 2022 được kỳ vọng sẽ tối ưu hóa lợi ích của hành khách giữa hai quốc gia, góp phần thúc đẩy hợp tác song phương giữa Việt Nam và Úc. Đại diện sân bay quốc tế Melbourne và đại diện Bamboo Airways tại lễ ký kết thỏa thuận hỗ trợ song phương – Ảnh: BAV… Continue readingBamboo Airways công bố đường bay thường lệ Việt – Úc từ đầu năm 2022

LÀM SAO ĐỂ KIỀU HỐI ĐẦU TƯ VỀ VIỆT NAM MANG TÍNH BỀN VỮNG VÀ LAN TỎA HƠN

 LT: Năm 2021 chuẩn bị khép lại, Ngân hàng Thế giới (WB) và Tổ chức hợp tác quốc tế về người di cư (KNOMAD) dự báo lượng kiều hối về Việt Nam đứng thứ 3 trong khu vực Đông Á – Thái Bình Dương và xếp thứ 8 thế giới, tăng 5% so với năm 2020 lên 18,06 tỷ USD (chiếm 4,9% GDP). Làm thế nào để đảm bảo cho kiều hối đầu tư về… Continue readingLÀM SAO ĐỂ KIỀU HỐI ĐẦU TƯ VỀ VIỆT NAM MANG TÍNH BỀN VỮNG VÀ LAN TỎA HƠN

Mỹ thổi hơi nóng ‘tẩy chay ngoại giao’ vào Trung Quốc

Nỗ lực tẩy chay ngoại giao Olympic Bắc Kinh của Mỹ và các đồng minh đang khiến Trung Quốc bất an và phản ứng gay gắt, dù luôn tuyên bố “không quan tâm”. “Động thái dùng Olympic để thao túng chính trị của Mỹ, Australia, Anh và Canada không nhận được sự ủng hộ đông đảo và tự cô lập chính họ. Họ chắc chắn sẽ phải trả giá cho hành động sai lầm của mình”,… Continue readingMỹ thổi hơi nóng ‘tẩy chay ngoại giao’ vào Trung Quốc

Tin cùng chuyên mục

Có thể bạn quan tâm