Phòng chống rủi ro trong việc chuyển tiền đầu tư nước ngoài vào Úc

Monday, 12/02/2018, 10:26 AM

Cùng với những hoạt động đầu tư nước ngoài tại Úc, các dòng visa đầu tư cấp bởi Bộ Các vấn đề nội địa Úc đều kèm theo yêu cầu người được cấp visa phải chuyển tài sản ở nước ngoài đến Úc.

Vấn đề là nhiều quốc gia, trong đó có Việt Nam áp dụng biện pháp kiểm soát ngoại hối rất chặt chẽ nhằm cấm hoặc hạn chế số lượng ngoại tệ hoặc nội tệ có thể mua hoặc giao dịch. Đây là công cụ được Chính phủ các nước sử dụng để điều tiết kinh tế vĩ mô thông qua biện pháp hạn chế mức độ biến động tỷ giá do dòng tiền ngoại hối di chuyển qua biên giới. Do đó, nhà đầu tư nước ngoài vào Úc thường không thể chuyển tiền thông qua các kênh ngân hàng chính thống để đáp ứng các yêu cầu thị thực của Úc hoặc hoạt động đầu tư tại Úc.

Trong trường hợp này, nhà đầu tư thường tìm đến các Công ty chuyển tiền hoặc Công ty tài chính đa quốc gia (gọi chung là đơn vị chuyển tiền) để thực hiện việc chuyển tiền. Thủ tục thông thường sẽ là khách hàng đưa ngoại tệ bằng tiền mặt cho đơn vị chuyển tiền tại quốc gia sở tại, đơn vị này thông qua các đối tác tại Úc chuyển tiền vào tài khoản của khách hàng tại ngân hàng Úc.

Rủi ro nằm ở chỗ, nếu nguồn tiền do đối tác tại Úc của đơn vị chuyển tiền không có nguồn gốc minh bạch và có liên quan đến các hoạt động phạm pháp, Cảnh sát Liên bang Úc sẽ có thẩm quyền thu giữ toàn bộ số tiền được chuyển và các tài sản được mua từ số tiền này (nếu có) theo Đạo luật về Tài sản do phạm tội mà có (The Proceeds of Crime Act 2002 (Cth)). Một điểm cần chú ý là khái niệm tài sản do phạm tội mà có được định nghĩa rất rộng, bao gồm các tài sản hợp pháp của nhà đầu tư Việt Nam nhưng được chuyển qua Úc thông qua đơn vị chuyển tiền có liên quan đến các tổ chức tội phạm tại Úc. Lý do ở chỗ các tổ chức tội phạm đã nhận nguồn tiền hợp pháp của nhà đầu tư tại Việt Nam và chuyển vào tài khoản của nhà đầu tư tại Úc một số tiền tương tự, nhưng là tài sản do phạm tội mà có, nhằm mục đích rửa tiền. Vì vậy, các nhà đầu tư nước ngoài tại Úc khi chuyển tiền đầu tư đã vô tình tiếp tay cho hoạt động rửa tiền của các tổ chức phạm tội

Theo thống kê của Cảnh sát Liên bang Úc, số lượng nhà đầu tư đã được cấp visa đầu tư nhưng bị thu giữ tài sản chuyển từ nước ngoài vào Úc ngày một tăng cao. Đại đa số các nhà đầu tư này không hề có liên quan đến hoạt động của các tổ chức tội phạm tại Úc nhưng có điểm chung đều là nạn nhân của các đơn vị chuyển tiền có liên quan đến các tổ chức tội phạm.

Bên cạnh tổn thất về tài chính, nhà đầu tư nước ngoài cũng phải đối mặt với nguy cơ bị Bộ Các vấn đề nội địa hủy visa của họ căn cứ vào từng trường hợp cụ thể theo quy định của Điều 116, 134 Đạo luật di trú Úc (Migration Act 1958 (Cth)).

Do đó, luật sư di trú và các đại diện di trú khác cần có cảnh báo với khách hàng về rủi ro có liên quan đến việc chuyển tiền đầu tư tới Úc khi sử dụng dịch vụ của các đơn vị chuyển tiền. Tốt nhất, nhà đầu tư nên sử dụng dịch vụ chuyển tiền của các Ngân hàng có uy tín tại quốc gia sở tại để đảm bảo an toàn cho khoản tiền đầu tư và visa của mình.

 

Luật sư Đỗ Gia Thắng
MARA 1687850
NGUYEN DO LAWYERS
www.nguyendolawyers.com.au
Rate this post

Leave your comment

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Tin nên xem

Visa bảo lãnh vợ chồng/hôn thê: Những trường hợp cần chú ý

Hồ sơ bảo lãnh vợ chồng/hôn thê không hẳn là hồ sơ phức tạp. Thông thường, mọi người đều cho rằng các trường hợp bị từ chối visa là do mẫu thuẫn lời khai, không trả lời được câu hỏi phỏng vấn, không chứng minh được quan hệ có thật. Tuy nhiên các trường hợp sau đây chắc chắn sẽ khiến hồ sơ bị trì hoãn. Đương đơn từng có tiền án, tiền sự nghiêm… Continue readingVisa bảo lãnh vợ chồng/hôn thê: Những trường hợp cần chú ý

Di dân tương lai đến Úc có thể sẽ bị bắt buộc giữ visa tạm trú trong một khoảng thời gian

Chính phủ liên bang dự tính giới thiệu một loại visa tạm trú bắt buộc dành cho di dân trước khi họ trở thành thường trú nhân tại Úc. – Những di dân tương lai đến Úc có thể sẽ bị bắt buộc giữ visa tạm trú trong một khoảng thời gian, trước khi được cấp visa thường trú. Bộ Di trú đang cân nhắc khả năng này trong một chương trình mang tên Đơn Giản Hoá… Continue readingDi dân tương lai đến Úc có thể sẽ bị bắt buộc giữ visa tạm trú trong một khoảng thời gian

“Sẽ không có bất kỳ ưu đãi nào trong luật quốc tịch mới của Úc”

Ủy ban Thượng viện hôm nay được thông báo sẽ không có bất kỳ thoả thuận chuyển tiếp nào đối với những người xin nhập quốc tịch Úc kể từ ngày chính phủ Turnbull đổi luật. – Di dân tay nghề và sinh viên quốc tế “bị kẹt lại” trong những thay đổi về quy trình xin quốc tịch Úc sẽ không được hưởng bất kỳ sự ưu đãi linh hoạt nào trong luật mới của chính… Continue reading“Sẽ không có bất kỳ ưu đãi nào trong luật quốc tịch mới của Úc”

Hỏi đáp về visa 5 năm mới bảo lãnh cha mẹ đến Úc

(www.doanhnhanvietuc.com) – Giữa tháng Chín 2016, chính phủ Úc công bố về một loại visa tạm trú mới dành cho ba mẹ có con cái sống ở Úc bảo lãnh, mang đến một lựa chọn khác cho các gia đình di dân muốn sum vầy mà không ‘kham’ nổi chi phí cũng như thời gian chờ đợi của các loại visa hiện có.  Chính phủ Úc đang trong giai đoạn tham vấn công chúng về… Continue readingHỏi đáp về visa 5 năm mới bảo lãnh cha mẹ đến Úc

Cảnh báo những chiêu trò lừa đảo về dạng “Chủ bảo lãnh” cho du học sinh ở Úc

Đối với đại đa số du học sinh, ở lại Úc là mong ước lớn nhất khi sang được đến Úc và sau khi kết thúc khóa học. Nhiều bạn chọn cách kết hôn để ở lại Úc, cũng có nhiều bạn chọn cách xin visa diện kỹ năng độc lập, và cũng có nhiều bạn chọn cách xin visa lao động 457 để ở lại. Trong 3 loại visa trên thì visa lao động… Continue readingCảnh báo những chiêu trò lừa đảo về dạng “Chủ bảo lãnh” cho du học sinh ở Úc

Tin cùng chuyên mục

Có thể bạn quan tâm