Quy định mới về việc chuyển ngoại tệ từ Việt Nam ra nước ngoài được áp dụng từ 15/2

Tuesday, 31/01/2023, 17:36 PM

Từ tháng 2-2023, một số chính sách mới liên quan đến vấn đề việc làm, tài chính như người lao động có thể chủ động giám định lại sức khỏe do tai nạn lao động; hỗ trợ người trồng lúa không thấp hơn 50% kinh phí; giảm 50% lệ phí khi đăng ký thường trú qua Cổng dịch vụ công trực tuyến; quy định mới về mua, chuyển, mang ngoại tệ ra nước ngoài… bắt đầu có hiệu lực thi hành.

Trong đó, quy định mới về mua, chuyển, mang ngoại tệ ra nước ngoài có thể sẽ thu hút nhiều sự quan tâm từ những người có nhu cầu đi học tập, triển khai dự án hoặc định cư tại nước ngoài.

Quy định mới về mức ngoại tệ mua, chuyển, mang ra nước ngoài đối với cá nhân sẽ có hiệu lực từ ngày 15-2. Ảnh minh họa: TL

Người lao động có thể chủ động giám định lại sức khỏe do tai nạn lao động

Trong tháng 2-2023, Thông tư 18/2022/TT-BYT quy định việc người lao động bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp đã thực hiện giám định sức khỏe để hưởng chế độ tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp hoàn toàn có thể chủ động đi khám giám định lại mức suy giảm khả năng lao động nếu có nhu cầu.

Cũng theo quy định mới, người lao động còn được Quỹ Bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề trả phí khám giám định lại nếu kết quả khám giám định xác định người lao động đủ điều kiện để điều chỉnh tăng mức hưởng trợ cấp tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp.

Nếu kết quả giám định lại không đủ để được điều chỉnh tăng mức trợ cấp, người lao động chủ động đề nghị khám giám định lại sẽ phải tự chịu chi phí khám giám định.

Người trồng lúa sẽ được hỗ trợ một phần kinh phí áp dụng giống mới

Bộ Tài chính ban hành Thông tư số 02/2023/TT-BTC sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 18/2016/TT-BTC hướng dẫn thực hiện Nghị định số 35/2015/NĐ-CP của Chính phủ về quản lý, sử dụng đất trồng lúa.

Tùy thuộc vào điều kiện cụ thể, địa phương sẽ quyết định thực hiện sử dụng không thấp hơn 50% kinh phí dùng hỗ trợ cho người trồng lúa để áp dụng giống mới, tiến bộ kỹ thuật, công nghệ mới trong sản xuất lúa.

Phần kinh phí còn lại để thực hiện các việc gồm phân tích chất lượng hóa, lý tính của các vùng đất chuyên trồng lúa nước có năng suất, chất lượng cao định kỳ 10 năm để sử dụng hiệu quả và có biện pháp cải tạo phù hợp.

Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 20-2-2023.

Giảm 50% lệ phí khi đăng ký thường trú qua Cổng dịch vụ công trực tuyến

Cũng trong tháng 2, Thông tư số 75/2022/TT-BTC của Bộ Tài chính có hiệu lực quy định về mức thu, chế độ thu, nộp và quản lý lệ phí đăng ký cư trú.

Theo đó, công dân được giảm 50% lệ phí khi đăng ký thường trú qua Cổng dịch vụ công trực tuyến.

Thông tư nêu rõ, công dân Việt Nam khi thực hiện thủ tục đăng ký cư trú (đăng ký thường trú, đăng ký tạm trú, gia hạn tạm trú, tách hộ) với cơ quan đăng ký cư trú theo quy định pháp luật cư trú thì phải nộp lệ phí theo quy định tại Thông tư này.

Quy định mới về mua, chuyển, mang ngoại tệ ra nước ngoài

Thông tư 20/2022/TT-NHNN của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam hướng dẫn hoạt động chuyển tiền một chiều từ Việt Nam ra nước ngoài và thanh toán, chuyển tiền cho các giao dịch vãng lai khác của người cư trú là tổ chức, cá nhân có hiệu lực từ ngày 15-2-2023.

Trong đó, tại Điều 13 Thông tư 20/2022/TT-NHNN quy định cụ thể mức ngoại tệ mua, chuyển, mang ra nước ngoài cho mục đích chuyển tiền một chiều của người cư trú là công dân Việt Nam.

Theo đó, mức ngoại tệ mua, chuyển, mang ra nước ngoài cho các mục đích học tập, chữa bệnh quy định tại điểm a khoản 2 Điều 7 Nghị định số 70/2014/NĐ-CP được căn cứ vào các chi phí tại thông báo của phía nước ngoài.

Trường hợp không có thông báo của nước ngoài về các chi phí sinh hoạt và các chi phí khác có liên quan đối với các mục đích học tập, chữa bệnh, ngoài tiền học phí, viện phí và các chi phí khác đã được phía nước ngoài thông báo, các ngân hàng được phép quyết định mức mua, chuyển, mang thêm ngoại tệ cho các mục đích trên theo quy định tại điểm a, b khoản 4 Điều này.

Mức ngoại tệ mua, chuyển, mang ra nước ngoài cho các mục đích đi công tác, du lịch, thăm viếng ở nước ngoài quy định tại điểm b khoản 2 Điều 7 Nghị định số 70/2014/NĐ-CP do ngân hàng được phép quyết định trên cơ sở nhu cầu hợp lý của cá nhân và theo quy định tại điểm b khoản 4 Điều này.

Mức ngoại tệ mua, chuyển ra nước ngoài cho mục đích trả các loại phí, lệ phí cho nước ngoài quy định tại điểm c khoản 2 Điều 7 Nghị định số 70/2014/NĐ-CP được căn cứ vào các chi phí tại thông báo của phía nước ngoài.

Mức ngoại tệ mua, chuyển ra nước ngoài cho mục đích trợ cấp thân nhân đang ở nước ngoài quy định tại điểm d khoản 2 Điều 7 Nghị định số 70/2014/NĐ-CP được thực hiện theo quy định sau:

– Các ngân hàng được phép quyết định mức ngoại tệ mua, chuyển trên cơ sở nhu cầu hợp lý của cá nhân và phù hợp với mục đích hỗ trợ chi phí sinh hoạt, ổn định cuộc sống của người được trợ cấp ở nước ngoài;

– Mức ngoại tệ mua, chuyển cho một người được hưởng trợ cấp ở nước ngoài trong một năm không vượt quá thu nhập bình quân đầu người theo giá hiện hành của nước nơi người được trợ cấp đang sinh sống. Định kỳ hàng năm, ngân hàng được phép cập nhật số liệu về thu nhập bình quân đầu người theo giá hiện hành của các nước được công bố tại thời điểm gần nhất trên trang tin điện tử của Ngân hàng Thế giới (World Bank) để làm cơ sở xác định mức ngoại tệ mua, chuyển cho mục đích trợ cấp thân nhân ở nước ngoài;

– Việc mua, chuyển ngoại tệ ra nước ngoài cho mục đích trợ cấp thân nhân không áp dụng đối với trường hợp thân nhân đang học tập, chữa bệnh, công tác, du lịch, thăm viếng ở nước ngoài.

Mức ngoại tệ mua, chuyển ra nước ngoài cho mục đích chuyển tiền thừa kế cho người hưởng thừa kế ở nước ngoài quy định tại điểm đ khoản 2 Điều 7 Nghị định số 70/2014/NĐ-CP căn cứ vào giá trị tài sản mà người hưởng thừa kế được hưởng theo quy định pháp luật về thừa kế.

Mức ngoại tệ mua, chuyển ra nước ngoài cho mục đích chuyển tiền trong trường hợp định cư ở nước ngoài quy định tại điểm e khoản 2 Điều 7 Nghị định số 70/2014/NĐ-CP căn cứ vào giá trị tài sản của người đi định cư được hình thành tại Việt Nam trước khi nhập quốc tịch nước ngoài hoặc trước khi được phép cư trú ở nước ngoài cho mục đích định cư theo quy định của nước sở tại.

Trường hợp chuyển tiền để thanh toán các chi phí liên quan đến thủ tục xin định cư ở nước ngoài (không bao gồm giá trị đầu tư để được phép có quốc tịch hoặc được định cư ở nước ngoài), mức ngoại tệ mua, chuyển ra nước ngoài được căn cứ vào các chi phí tại thông báo của phía nước ngoài.

Nguồn: thesaigontimes.vn

Rate this post

Leave your comment

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Tin nên xem

“Bà trùm” làng người mẫu Việt: Tôi học hỏi được nhiều điều từ những lần bị đối tác mắng là không biết gì…

Doanhnhanvietuc – Là người phụ nữ quyền lực của làng mẫu Việt Nam, tên tuổi gắn liền với những chương trình về thời trang lớn như Vietnam’ Next Top Model, Project Runway hay Vietnam International Fashion Week, nhưng ít ai biết Trang Lê xuất thân là dân tài chính. Panel thứ 3 của Women’s Summit 2017 do Forbes tổ chức chiều ngày 12/4 đã là cơ hội cho “mẹ đẻ” của Vietnam’s Next Top Model –… Continue reading“Bà trùm” làng người mẫu Việt: Tôi học hỏi được nhiều điều từ những lần bị đối tác mắng là không biết gì…

Tài chính Hoàng Huy (TCH) lãi hơn 500 tỷ đồng năm tài chính 2016, hoàn thành vượt 30% chỉ tiêu đề ra

Doanhnhanvietuc – Tính đến 31/3/2017, tổng tài sản TCH đạt 4.644 tỷ đồng. Trong đó, số dư tiền và tương đương chiếm 528 tỷ đồng. Nợ phải trả của TCH hiện chỉ vỏn vẹn 216 tỷ đồng, chiếm chưa tới 5% tổng nguồn vốn công ty. CTCP Đầu tư Dịch vụ Tài chính Hoàng Huy (TCH) công bố báo cáo tài chính hợp nhất quý 4/2016 (giai đoạn từ 1/1/2017 – 31/3/2017) với doanh thu thuần… Continue readingTài chính Hoàng Huy (TCH) lãi hơn 500 tỷ đồng năm tài chính 2016, hoàn thành vượt 30% chỉ tiêu đề ra

Phó Viện trưởng Viện chiến lược Ngân hàng: Cần đưa tài chính tiêu dùng vào chương trình học đường như một môn học chính thức

Doanhnhanvietuc – Tăng trưởng ấn tượng 20-30%/năm trong vòng 7 năm liên tục nhưng tài chính tiêu dùng vẫn chưa thực sự tương xứng với kỳ vọng và tiềm năng còn rất lớn của thị trường này. Tại “Tọa đàm về phát triển tài chính bán lẻ, cơ hội thúc đẩy tiêu dùng, phục vụ tăng trưởng kinh tế” do Báo Đầu tư tổ chức sáng nay (12/7), các đại biểu đã cùng nhau thảo luận… Continue readingPhó Viện trưởng Viện chiến lược Ngân hàng: Cần đưa tài chính tiêu dùng vào chương trình học đường như một môn học chính thức

Diện mạo Thủ Thiêm nhìn từ trên cao – Nơi hút dòng vốn vào địa ốc mạnh nhất TP.HCM

Ban quản lý khu đô thị Thủ Thiêm xác định trong 5 năm từ 2016 – 2020 sẽ tập trung đầu tư xây dựng khu đô thị mới Thủ Thiêm thành một trung tâm đô thị văn minh, hiện đại, trung tâm tài chính – dịch vụ – thương mại cao cấp của TP.HCM và của khu vực. Để làm được điều đó, chiến lược đầu tư phát triển hệ thống hạ tầng giao thông… Continue readingDiện mạo Thủ Thiêm nhìn từ trên cao – Nơi hút dòng vốn vào địa ốc mạnh nhất TP.HCM

Tuyển thêm hơn 5.500 người trong vòng 1 năm qua, VPBank đang tính toán gì với bài toán nhân sự?

Riêng quý đầu năm 2017, VPBank đã tuyển thêm gần 2.700 người, trong đó chủ yếu ở công ty tài chính, còn riêng ngân hàng cũng tuyển tới xấp xỉ 500 chỉ tiêu. Báo cáo tài chính quý 1/2017 vừa công bố của VPBank cho thấy tổng số nhân sự của ngân hàng hợp nhất đến hết tháng 3 năm nay đã lên đến 20.041 người, tăng 2.654 người so với thời điểm cuối năm… Continue readingTuyển thêm hơn 5.500 người trong vòng 1 năm qua, VPBank đang tính toán gì với bài toán nhân sự?

Tin cùng chuyên mục

Có thể bạn quan tâm