Sân bay Tân Sơn Nhất… hết chỗ, Vietstar Air chưa được cấp giấy phép kinh doanh

Tuesday, 11/04/2017, 12:37 PM

Doanhnhanvietuc – Việc cấp Giấy phép kinh doanh cho Vietstar Air sẽ được xem xét sau khi sân bay Tân Sơn Nhất xây dựng thêm nhà ga hành khách và sân đỗ tàu bay.

Thủ tướng Chính phủ vừa có văn bản gửi Bộ Giao thông Vận tải về việc cấp giấy phép kinh doanh vận chuyển hàng không cho Công ty TNHH MTV Hàng không Vietstar (Vietstar Air).

Theo đó, sau khi lấy ý kiến các Bộ, Thủ tướng Chỉnh phú có ý kiến như sau: Việc chấp thuận chủ trương đầu tư đối với dự án vận tải hàng không và cấp Giấy phép kinh doanh vận chuyển hàng không cho Vietstar sẽ được xem xét sau khi đã hoàn thành việc xây dựng thêm nhà ga hành khách và sân đỗ tàu bay theo đúng Phương án điều chỉnh Quy hoạch Cảng hàng không quốc tế Tân Sơn Nhất được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.

Như vậy hãng hàng không Vietstar sẽ chưa thể được cấp phép cho đến khi nào sân bay Tân Sơn Nhất được mở rộng.

Công ty TNHH MTV hàng không Vietstar là công ty mới được thành lập hồi tháng 6/2016, có vốn điều lệ 300 tỷ đồng do ông Phạm Trịnh Phương là Chủ tịch. Ông Phạm Trịnh Phương cũng là Chủ tịch tại nhiều công ty khác trong hệ thống Vietstar như Công ty TNHH MTV Hàng không Ngôi sao Việt, Công ty cổ phần hàng không lưỡng dụng Ngôi sao Việt.

Trong năm 2016, Bộ Giao thông Vận tải cũng từng nhiều lần đề nghị Thủ tướng Chính phủ cho cấp giấy phép kinh doanh vận chuyển hàng không cho Công ty lưỡng dụng Ngôi sao Việt. Tuy nhiên, doanh nghiệp này chưa thể được cấp phép do không đạt yêu cầu về vốn.

Trước đó, Vietstar dự kiến sẽ được cấp phép và cất cánh ngay trong năm nay 2017 và trở thành hãng hàng không thứ 5 trên thị trường nội địa Việt Nam cùng với Vietnam Airlines, Jetstar Pacific, Vietjet Air và Vasco.

Vietstar dự kiến sở hữu đội bay gồm 7 chiếc, trong đó có 5 máy bay vận chuyển khách (Airbus A320, A321, Boeing 737); 2 máy bay vận chuyển hàng hóa chuyên dụng loại Boeing737 – 300 Freighter. Vietstar dự kiến vận chuyển được 0,561 triệu lượt hành khách và 32.000 tấn hàng hóa ngay trong năm đầu bay. Hãng cũng sẽ phấn đấu tăng lên 19 chiếc, trong đó có 9 Boeing 737 – 300 Freighter vào năm 2020.

Bên cạnh Vietstar, mới đây hãng hàng không giá rẻ AirAsia cũng tuyên bố gia nhập thị trường hàng không Việt Nam, thông qua liên doanh với hãng hàng không Hải Âu của tập đoàn Thiên Minh. Doanh nghiệp này sẽ có vốn điều lệ 1.000 tỷ đồng, trong đó AirAsia góp 30%.

Theo Cafebiz

5/5 - (1 vote)

Leave your comment

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Tin nên xem

Từ 1/8, Vietnam Airlines triển khai làm thủ tục trực tuyến tại sân bay Sydney và Melbourne

Từ ngày 1/8, Hãng hàng không Quốc gia Việt Nam (Vietnam Airlines) tiếp tục triển khai dịch vụ làm thủ tục trực tuyến (check-in online) cho hành khách khởi hành từ sân bay Sydney và Melbourne (Australia). Máy bay của Vietnam Airlines. Ảnh tư liệu: Huy Hùng/TTXVN Để đảm bảo quy định về kiểm soát giấy tờ tùy thân tại Australia, hành khách làm thủ tục trực tuyến thành công có hành lý ký gửi… Continue readingTừ 1/8, Vietnam Airlines triển khai làm thủ tục trực tuyến tại sân bay Sydney và Melbourne

Tổng giám đốc Vietnam Airlines: Các hãng hàng không giá rẻ mọc lên như “nấm sau mưa” sẽ không thể tồn tại lâu dài

Doanhnhanvietuc – Tổng giám đốc Vietnam Airlines Dương Trí Thành cho rằng, hàng không giá rẻ sẽ phải chịu thua lỗ trong 5-10 năm. Ông Thành lấy ví dụ các hãng hàng không giá rẻ Châu Âu hiện nay chỉ còn 2 cái tên lớn là Ryan Air và EasyJet, còn tất cả “nấm sau mưa” mọc lên thì sẽ tự điều chỉnh, không thể tồn tại được dài hơi. Các hãng giá rẻ quốc tế… Continue readingTổng giám đốc Vietnam Airlines: Các hãng hàng không giá rẻ mọc lên như “nấm sau mưa” sẽ không thể tồn tại lâu dài

Gánh nặng nợ vay tại Vietnam Airlines, vì đâu nên nỗi?

Doanhnhanvietuc – Kể từ khi chào sàn, giá cổ phiếu Vietnam Airlines đã giảm đáng kể, so với đỉnh thiết lập 50.000 đồng/ cổ phiếu vào tháng 1/2017, cổ phiếu HVN đã mất 50% giá trị, thậm chí có lúc xuống dưới 25.000 đồng/ cổ phiếu, vốn hóa thị trường từ đó giảm tương ứng xuống gần 35.600 tỷ đồng. Kết quả kinh doanh quý I của Vietnam Airlines cũng không cho thấy kết quả tươi… Continue readingGánh nặng nợ vay tại Vietnam Airlines, vì đâu nên nỗi?

Vietnam Airlines: “Hạch toán doanh thu từ Sale & leaseback là đẩy rủi ro về tương lai”

Doanhnhanvietuc– “Tại sao Vietnam Airlines không hạch toán như Vietjet để có con số báo cáo tài chính đẹp hơn?” – Một cổ đông chất vấn tại ĐHCĐ của Vietnam Airlines. Cuối năm 2016, CTCP Hàng không Vietjet (VJC) lần đầu công bố BCTC và gây bất ngờ cho nhiều người với con số doanh thu và lợi nhuận rất lớn, trong đó đáng chú ý là khoản doanh thu từ bán máy bay. BCTC năm… Continue readingVietnam Airlines: “Hạch toán doanh thu từ Sale & leaseback là đẩy rủi ro về tương lai”

Vietnam Airlines sụt giảm 40% lợi nhuận trong quý 1, vì đâu nên nỗi?

Doanhnhanvietuc – Trong quý 1, lợi nhuận của Vietnam Airlines giảm tới 40% so với cùng kỳ năm trước. Doanh thu từ vận chuyển hành khách kỳ này chỉ tăng 11%, trong khi đối thủ Vietjet Air tăng tới 44%. Tổng công ty hàng không Việt Nam (Vietnam Airlines) vừa công bố kết quả kinh doanh quý 1/2017. Theo đó, doanh thu cả tập đoàn đạt gần 21.000 tỷ đồng và lợi nhuận ròng 743 tỷ… Continue readingVietnam Airlines sụt giảm 40% lợi nhuận trong quý 1, vì đâu nên nỗi?

Tin cùng chuyên mục

Có thể bạn quan tâm