Thị trường 35 tỷ USD và chiến lược không để ‘du khách đến Việt Nam chỉ để bơi, ăn và về ngủ’ của ông chủ FLC

Sunday, 05/02/2017, 02:19 AM

Bình quân mỗi du khách đến Việt Nam chỉ chi 106 USD, trong khi tại Thái Lan, họ tiêu đến 160 USD/người. Nguyên nhân của việc này Chủ tịch HĐQT FLC cho rằng thị trường 35 tỷ USD của Việt Nam vẫn chưa có nhiều các dịch vụ, tiện ích giải trí xứng tầm, để du khách phải “cạn ví” khi ra về…

Thị trường 35 tỷ USD và chiến lược không để 'du khách đến Việt Nam chỉ để bơi, ăn và về ngủ' của ông chủ FLC

Chủ tịch HĐQT FLC Trịnh Văn Quyết. Ảnh: CafeF/Trí thức trẻ.

Gia nhập thị trường bất động sản nghỉ dưỡng chỉ trong vòng 2 năm với việc khai trương FLC Sầm Sơn Beach & Golf Resort, FLC đang chứng minh mình đi đúng hướng khi kết thúc năm 2016, ngành du lịch Việt Nam đã đạt kỷ lục đón 10 triệu lượt khách quốc tế, trong đó ngoài khách đến từ Đông Bắc Á, khách đến từ các nước Tây Âu được đánh giá là có sự tăng trưởng “chưa từng có”, hơn 20%.

Nhận định về phân khúc bất động sản nghỉ dưỡng, bà Dương Thùy Dung – Giám đốc Nghiên cứu và Tư vấn Phát triển của CBRE Việt Nam cho rằng, năm 2016 là tâm điểm của thị trường này.

Thực tế, năm 2014 thị trường bất động sản bắt đầu hồi phục và tăng trưởng mạnh vào năm 2015.

Thị trường bất động sản nghỉ dưỡng thông thường sẽ đi sau thị trường bất động sản truyền thống khoảng nửa năm đến 1 năm.

Theo khảo sát của CBRE, tốc độ tăng trưởng khách du lịch tại các khu biển nghỉ dưỡng rất khả quan. Khách tới các điểm Nha Trang, Đà Nẵng, Phú Quốc tăng đột biến qua mỗi năm với khả năng chi trả du lịch tăng rất cao, đặc biệt là chi trả cho dịch vụ du lịch 4 và 5 sao.

Tại Phú Quốc, công suất phòng tại phân khúc nghỉ dưỡng 4 và 5 sao đã lên tới trên 90%.

Tuy nhiên, nhìn nhận về chi tiêu của du khách ở Việt Nam, Chủ tịch HĐQT FLC Trịnh Văn Quyết cho biết trên VnEconomy: “Chúng ta vẫn chưa có nhiều các dịch vụ, tiện ích giải trí xứng tầm, để du khách phải “cạn ví” khi ra về”.

Thị trường 35 tỷ USD và chuyện du khách không thể đến VN chỉ để bơi, ăn và về phòng ngủ

Trả lời trước câu hỏi: có những ý kiến cho rằng bất động sản nói chung – trong đó có bất động sản nghỉ dưỡng, nếu phát triển quá mạnh thì có thể sẽ “hút vốn” của các ngành sản xuất, “gây bất ổn” cho nền kinh tế? Ông Quyết khẳng định, “nói vậy là không đầy đủ và không công bằng cho các doanh nghiệp bất động sản.”

Bất động sản nói chung và phân khúc bất động sản nghỉ dưỡng nói riêng không phát triển đơn lẻ, mà chính là đầu tàu kéo các ngành khác như thép, xi măng, xây dựng, hạ tầng, logistic, du lịch… cùng đi lên.

Bình quân mỗi du khách đến Việt Nam chỉ chi 106 USD, trong khi tại Thái Lan, họ tiêu đến 160 USD/người.

“Với hơn 10 triệu khách quốc tế, rõ ràng chúng ta đã đánh rơi vài tỷ USD mỗi năm nếu chỉ so với Thái Lan”, ông Quyết cho biết.

Theo Nghị quyết mới đây của Bộ Chính trị, ngành du lịch Việt Nam nhắm tới mục tiêu thu hút 17 đến 20 triệu lượt khách du lịch quốc tế, 82 triệu lượt khách du lịch nội địa; đóng góp trên 10% GDP đến năm 2020.

Cùng với đó, tổng thu từ khách du lịch đặt mục tiêu 35 tỷ USD; giá trị xuất khẩu thông qua du lịch đạt 20 tỷ USD; tạo ra 4 triệu việc làm.

Trong khi đó, theo ông Quyết, du khách không thể chỉ đến một nơi nào đó tại Việt Nam chỉ để đi bơi, đi ăn và sau đó là về phòng đi ngủ.

“Các doanh nghiệp với tiềm lực tài chính lớn sẽ có khả năng phát triển các quần thể nghỉ dưỡng chuyên nghiệp, không chỉ để ở mà còn hướng đến là các trung tâm mua sắm, vui chơi với đủ loại hình giải trí từ truyền thống cho đến hiện đại, với các dịch vụ đạt chất lượng cao cấp”.

“Đó chính là động lực cho du lịch Việt Nam giữ chân, thu hút thêm du khách và thu được nhiều tiền hơn từ họ”, ông Quyết nhận định.

FLC và cú dồn lực 3 tỷ USD


Một góc FLC Sầm Sơn (Thanh Hóa).

Một góc FLC Sầm Sơn (Thanh Hóa).

Vài năm gần đây, nhiều doanh nghiệp bất động sản đã có cuộc chạy đua mạnh mẽ vào việc cung cấp các sản phẩm du lịch.

Thị trường 35 tỷ USD của ngành du lịch cũng chính là động lực để FLC đầu tư mạnh mẽ vào lĩnh vực này. Việc du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn cũng sẽ gián tiếp giúp bất động sản nghỉ dưỡng trở thành kênh đầu tư sinh lời hấp dẫn, rủi ro thấp và mang tính lâu dài, bền vững.

Thực tế, với FLC Sầm Sơn, ngay từ mùa khai thác đầu tiên, địa điểm này đã có tỷ lệ lấp đầy trung bình năm đạt trên 90%, và luôn cháy phòng vào mùa cao điểm.

Đón đầu xu hướng nghỉ dưỡng, ông Quyết cho biết FLC đang đầu tư các dự án nghỉ dưỡng cao cấp với quy mô lớn, trải dọc khắp Việt Nam, với tổng mức đầu tư hiện khoảng 70.000 tỷ đồng (tương đương hơn 3 tỷ USD), như FLC Sầm Sơn, FLC Quy Nhơn, FLC Vĩnh Thịnh, FLC Quảng Ninh, FLC Quảng Bình, FLC Hải Phòng… và tiếp tục xúc tiến đầu tư tại các tỉnh có bãi biển đẹp.

Tính đến hết năm 2017, tổng số sản phẩm bất động sản nghỉ dưỡng mà FLC cho ra mắt thị trường dự kiến sẽ là hơn 2.500 căn condotel, 1.400 biệt thự biển, 3.500 phòng khách sạn, 4 sân golf 18 hố…

Chiến lược dồn sức cho bất động sản nghỉ dưỡng của FLC khá phù hợp với quan điểm “xuất khẩu tại chỗ” của ông Quyết khi Tổng thống Mỹ Donald Trump quyết định rút khỏi TPP mới đây.

Chia sẻ trên trang cá nhân về cơ hội khi Mỹ rút khỏi TPP, ông Quyết cho biết: “Chúng ta có thể kiếm tiền của người Mỹ hay bất cứ nước nào ngay trên đất Việt Nam mà không cần lo ai lên làm Tổng thống và thay đổi chính sách thương mại ra sao”.

“Bán thẳng hàng hoá cho du khách nước ngoài ngay trên đất nước mình thì sẽ không cần phải thấp thỏm nếu ai đó hô hào xây cao hơn những hàng rào thương mại”.

Theo Trí Thức Trẻ

Rate this post

Leave your comment

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Tin nên xem

Kỳ vọng ngành vật liệu xây dựng

Với sự phục hồi mạnh mẽ của thị trường bất động sản và chủ trương đẩy mạnh xây dựng cơ sở hạ tầng, kỳ vọng ngành vật liệu xây dựng sẽ phát triển thuận lợi hơn. Với việc Chính phủ tiếp tục có chính sách đẩy mạnh xây dựng cơ sở hạ tầng để thu hút nguồn vốn đầu tư nước ngoài và hỗ trợ cho tăng trưởng kinh tế thì ngành xây dựng nói… Continue readingKỳ vọng ngành vật liệu xây dựng

Người dân có nên nhận nhà khi dự án chưa đủ điều kiện bàn giao?

Doanhnhanvietuc – Hiện nay, có rất nhiều chung cư mới xây dựng xong và tiến hành bàn giao nhà cho cư dân vào ở. Tuy nhiên, theo phản ánh của người dân, nhiều dự án chung cư chưa đảm bảo về điều kiện sống. Buổi Tọa đàm trực tuyến “Bùng nổ tranh chấp, dân chung cư phải làm gì?” đã thu hút được rất đông đảo cộng đồng cư dân chung cư quan tâm đến những… Continue readingNgười dân có nên nhận nhà khi dự án chưa đủ điều kiện bàn giao?

Có tên trong danh sách của Bộ Tài Chính, nhiều doanh nghiệp BĐS điêu đứng

Đại diện nhiều doanh nghiệp địa ốc trên địa bàn TP.HCM nhiều ngày qua nói rằng khá bất ngờ khi dự án cao cấp của họ “bỗng dưng” lọt danh sách bị đề nghị thanh tra. Trong đó, một số chủ đầu tư đang bị khách hàng kéo đến công ty đòi trả lại tiền mua nhà vì cho rằng họ làm ăn không minh bạch, một số khác cho rằng tiền thuế đã đóng… Continue readingCó tên trong danh sách của Bộ Tài Chính, nhiều doanh nghiệp BĐS điêu đứng

Nhiều dự án chung cư mắc kẹt do không có đường vào

Doanhnhanvietuc – Khoảng gần 10 dự án, trong đó có cả trụ sở mới của một số bộ ban ngành nhưng chỉ có một con đường tự phát, không có trong quy hoạch. Thời gian gần đây, nhiều tỉnh thành cùng lúc quy hoạch mở thêm các tuyến đường mới song song với việc cấp phép nhiều dự án nhà ở mà không tính toán trước những tình huống phát sinh. Tại dự án Ecolife… Continue readingNhiều dự án chung cư mắc kẹt do không có đường vào

Bộ Xây dựng quyết “bảo vệ” căn hộ 25m2

Doanhnhanvietuc – Bộ Xây dựng vừa có văn bản gửi báo chí khẳng định, quy định cho phép xây dựng căn hộ có diện tích vừa và nhỏ (tối thiểu 25 m2) không phải là nguyên nhân hình thành các khu nhà ở chất lượng kém. Trong văn bản nếu rõ, do nhu cầu thực tế của người dân và đề xuất của một số địa phương, doanh nghiệp về việc đầu tư xây dựng căn… Continue readingBộ Xây dựng quyết “bảo vệ” căn hộ 25m2

Tin cùng chuyên mục

Có thể bạn quan tâm