Thủ tướng: ‘Càng về đích càng phải cố gắng

Wednesday, 04/10/2017, 16:42 PM

Kết luận phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 9, Thủ tướng lưu ý trong những tháng cuối năm, tiếp tục theo dõi sát tình hình để có đối sách phù hợp, “càng về đích càng phải cố gắng”, trong đó tập trung giải quyết việc chậm trễ trong giải ngân vốn đầu tư công và cổ phần hóa, thoái vốn doanh nghiệp Nhà nước.

Thủ tướng: 'Càng về đích càng phải cố gắng'

Thủ tướng yêu cầu càng về đích càng phải cố gắng. Ảnh: VGP/Quang Hiếu

Kết luận phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 9/2017, Thủ tướng bày tỏ vui mừng trước tình hình kinh tế-xã hội, nhất là nhiều khả năng có thể hoàn thành toàn bộ các chỉ tiêu mà Quốc hội giao trong năm nay.

Đạt được kết quả này, Thủ tướng cho rằng là do chúng ta đã chuyển đổi mạnh mẽ mô hình tăng trưởng, đi vào chất lượng, nâng cao sức cạnh tranh của nền kinh tế. Môi trường đầu tư kinh doanh tiếp tục được cải thiện, đến nay, đã cắt giảm trên 5.000 thủ tục hành chính. Chúng ta đã cố gắng đổi mới phương thức làm việc, tổ chức nhiều diễn đàn, đối thoại chính sách, quyết sách kịp thời. Tăng cường kiểm tra đôn đốc thực hiện nhiệm vụ được giao với nhiều cuộc kiểm tra của Tổ công tác của Thủ tướng, thanh tra công vụ của Bộ Nội vụ để bảo đảm “nói đi đôi với làm”, “chống trì trệ trong hệ thống”.

Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đã đạt được, thực tế vẫn còn tồn tại nhiều mặt hạn chế, yếu kém, do vậy Thủ tướng lưu ý trong những tháng cuối năm cần tiếp tục theo dõi sát tình hình để có đối sách phù hợp, “càng về đích càng phải cố gắng”. Các tư lệnh ngành phải sâu sát, trực tiếp chỉ đạo, phải chịu trách nhiệm về việc thực hiện các nhiệm vụ chính trị trọng tâm được giao, siết chặt kỷ cương hành chính, phấn đấu thực hiện thắng lợi toàn diện kế hoạch 2017.

Theo đó, Thủ tướng đề nghị tập trung vào một số việc cụ thể như cần tiếp tục giảm lãi suất cho vay, tập trung vốn tín dụng cho các lĩnh vực ưu tiên. Thực hiện quyết liệt việc cơ cấu lại các tổ chức tín dụng yếu kém, để đến cuối năm 2018, cơ bản hoàn thành những công việc chính về cơ cấu lại các tổ chức tín dụng và xử lý nợ xấu.

“Cuối năm là thời điểm nhạy cảm về tỷ giá, thị trường ngoại hối, giá dầu… Các đồng chí nghiên cứu theo dõi sát biến động tài chính, tiền tệ quốc tế để có phản ứng chính sách phù hợp”, Thủ tướng nói.

Về ngân sách, Thủ tướng đề nghị tiếp tục đẩy mạnh chống thất thu, chuyển giá và nợ đọng thuế. Rà soát kỹ, kiểm soát chặt chẽ các khoản chi ngân sách, triệt để tiết kiệm chi tiêu thường xuyên, thực hiện nghiêm kỷ luật tài chính-ngân sách Nhà nước. Thực hiện khoán chi hành chính, sử dụng xe công; đẩy mạnh đấu thầu, đặt hàng trong cung cấp dịch vụ công. Chưa đề cập việc tăng các loại thuế, phí, lệ phí, ảnh hưởng đến doanh nghiệp, môi trường đầu tư kinh doanh.

Về giải ngân vốn đầu tư công, Thủ tướng cho rằng, đây là một tồn tại, đồng thời yêu cầu các bộ trưởng, trưởng ngành, chủ tịch UBND các tỉnh, thành phố chịu trách nhiệm trực tiếp về việc đẩy mạnh tiến độ thực hiện và giải ngân vốn đầu tư công trong quý IV, bảo đảm thực hiện giải ngân hết nguồn vốn đầu tư công được giao 2017. Trường hợp nào giải ngân chậm thì kiên quyết cắt giảm theo quy định để chuyển sang thực hiện các nhiệm vụ cấp bách khác. Làm nghiêm việc thanh tra, kiểm tra, không để lãng phí, tham nhũng, lợi ích nhóm trong đầu tư công, gây bức xúc xã hội.

Các ngành, các cấp cần tạo mọi điều kiện thuận lợi thúc đẩy giải ngân đầu tư tư nhân và FDI trên cơ sở nhận thức rõ nguồn vốn này rất quan trọng, là một động lực phát triển.

Thủ tướng: Càng về đích càng phải cố gắng - Ảnh 1.

Ảnh: VGP/Quang Hiếu

Về cơ cấu lại DNNN, Thủ tướng nhìn nhận, cũng là khâu yếu, đã được lưu ý nhiều lần, “cần tìm nguyên nhân căn cơ để thúc đẩy, xử lý, giải quyết”. Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính cùng các bộ, ngành làm nghiêm việc này, khi mà “lộ trình đã có, kế hoạch đã rõ”. Bộ Công Thương cần triển khai ngay kế hoạch thoái vốn Nhà nước tại Sabeco đúng quy định pháp luật.

Thủ tướng đề nghị xử lý nghiêm các vi phạm, kể cả hành vi cố tình làm chậm hoặc vi phạm pháp luật trong cổ phần hóa, tập trung xử lý dứt điểm các dự án công trình đầu tư không hiệu quả, thua lỗ kéo dài.

Về xuất nhập khẩu, thương mại trong nước, cần tiếp tục triển khai quyết liệt các giải pháp thúc đẩy xuất khẩu, chú trọng xây dựng hệ thống thông tin thị trường, đẩy mạnh xúc tiến thương mại, đơn giản hóa thủ tục hành chính, nhất là các thủ tục thông quan hàng hóa, quy trình thủ tục cấp giấy chứng nhận xuất xứ. Có biện pháp ứng phó với các rào cản thương mại, trong đó ứng phó những thay đổi chính sách của Mỹ áp dụng cho sản phẩm xuất khẩu tôm, cá tra của Việt Nam. Bộ Công Thương tiếp tục phát triển thị trường trong nước, không để nước ngoài chi phối. Tăng cường quản lý thị trường, nhất là dịp cuối năm và Tết Nguyên đán.

Về nông nghiệp, tập trung chỉ đạo thực hiện các giải pháp bảo đảm tăng trưởng 3,05% theo kịch bản đề ra. Chủ động bám sát diễn biến thời tiết để hạn chế tối đa ảnh hưởng của thiên tai, bão, lũ tới sản xuất và đời sống người dân. Tiếp tục hỗ trợ nông dân thực hiện chuyển đổi diện tích đất lúa kém hiệu quả sang các cây trồng hiệu quả hơn, nuôi trồng thủy sản. Có cơ chế, chính sách phù hợp để ngư dân yên tâm bám biển.

Về công nghiệp dịch vụ, tiếp tục tập trung tháo gỡ khó khăn cho các ngành công nghiệp, xây dựng. Tập trung giải quyết các dự án đang tồn đọng, các dự án còn vướng mắc để sớm tái khởi động, vận hành có hiệu quả. Tiếp tục bám sát thị trường, tạo môi trường cạnh tranh bình đẳng và bảo vệ lợi ích của các ngành sản xuất trong nước, đặc biệt là ngành thép, ô tô, phân bón, hóa chất…

Về du lịch, phấn đấu đạt mục tiêu 13-15 triệu lượt khách quốc tế trong năm 2017.

Thủ tướng: Càng về đích càng phải cố gắng - Ảnh 2.

Ảnh: VGP/Quang Hiếu

Về các lĩnh vực văn hóa, xã hội, môi trường, tiếp tục thực hiện tốt chính sách người có công, đẩy mạnh và nâng cao hiệu quả công tác dạy nghề, tạo việc làm. Giải quyết đúng, hiệu quả chính sách bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm xã hội. Tăng cường kiểm tra an toàn lao động, phòng chống cháy nổ.

 Ngành y tế chú trọng dập hoàn toàn dịch sốt xuất huyết, không để bùng phát trở lại. Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý, điều hành và khám chữa bệnh. Kiểm soát chặt chẽ hệ thống phân phối thuốc.

Với lĩnh vực giáo dục-đào tạo, tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra việc thực hiện nhiệm vụ năm 2017-2018, không để tình trạng lạm thu, xử lý các vi phạm và công khai cho báo chí, người dân được biết.

Thủ tướng nhất trí với đề xuất của Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc lùi thời gian một năm cho việc thực hiện chương trình-sách giáo khoa mới, đồng thời đề nghị tăng cường truyền thông, mở rộng đối thoại, tạo đồng thuận xã hội về đổi mới giáo dục.

Thủ tướng yêu cầu Bộ Công an làm tốt nhiệm vụ bảo đảm trật tự an toàn xã hội, bảo vệ an toàn tuyệt đối Tuần lễ Cấp cao APEC 2017, thực hiện quyết liệt, đồng bộ các giải pháp phòng chống tội phạm, nhất là dịp cuối năm. Bộ Ngoại giao chủ trì chuẩn bị, tổ chức tốt Tuần lễ Cấp cao APEC 2017 và các hoạt động đối ngoại cấp cao.

Thủ tướng yêu cầu chuẩn bị tốt các nội dung phục vụ kỳ họp thứ 4 Quốc hội khóa XIV.

Theo Chinhphu

Rate this post

Leave your comment

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Tin nên xem

Có hơn 30 doanh nghiệp đạt lãi trên nghìn tỷ năm 2017

Doanhnhanvietuc – Hàng loạt doanh nghiệp không những lãi nghìn tỷ, còn có mức tăng trưởng mạnh so với cùng kỳ năm 2016. Mùa báo cáo tài chính năm 2017 đã dần khép lại, hầu hết các doanh nghiệp đã hoàn tất công tác công bố kết quả kinh doanh năm 2017. Ngoài những “ông lớn” thường xuyên đạt lãi trên nghìn tỷ, năm 2017 vừa qua chứng kiến thêm hàng loạt cái tên mới… Continue readingCó hơn 30 doanh nghiệp đạt lãi trên nghìn tỷ năm 2017

Tiếp theo chỉ thị không thanh kiểm tra quá 1 lần/năm, Thủ tướng yêu cầu có thêm ngay các biện pháp hỗ trợ doanh nghiệp

Sau 7 giờ đồng hồ dự Hội nghị cùng doanh nghiệp, Thủ tướng và các Phó Thủ tướng tiếp tục dành thêm 2 tiếng rưỡi nữa để làm việc với lãnh đạo các bộ, ngành, giải quyết các kiến nghị của doanh nghiệp. Trong buổi họp sau Hội nghị, Bộ trưởng Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng đã trình bày trước Thủ tướng dự thảo Chỉ thị về triển khai hiện quả Nghị… Continue readingTiếp theo chỉ thị không thanh kiểm tra quá 1 lần/năm, Thủ tướng yêu cầu có thêm ngay các biện pháp hỗ trợ doanh nghiệp

Khởi động thoái vốn Nhà nước tại doanh nghiệp bia lớn nhất Việt Nam Sabeco

Sabeco thông qua chủ trương cho tổ chức đấu thầu công khai rộng rãi để thuê đơn vị tư vấn xây dựng phương án, các thủ tục có liên quan thoái vốn tại Sabeco. Tổng Công ty Cổ phần Bia – Rượu – Nước giải khát Sài Gòn (Sabeco-mã chứng khoán SAB ) vừa thông báo Nghị quyết HĐQT liên quan đến việc thoái vốn Nhà nước tại SABECO. Sabeco đồng thời ra nghị quyết… Continue readingKhởi động thoái vốn Nhà nước tại doanh nghiệp bia lớn nhất Việt Nam Sabeco

Doanh nghiệp kêu phải chờ “dài cổ” điều kiện kinh doanh ô tô

Doanhnhanvietuc – Mặc dù từ tháng 11/2016, ngành kinh doanh ô tô được xếp vào các ngành kinh doanh có điều kiện nhưng cho đến nay các bộ, ngành có trách nhiệm vẫn chưa đưa ra điều kiện, tiêu chí để hướng dẫn cụ thể, khiến doanh nghiệp (DN) hết sức lo lắng Vì vậy, trước thềm gặp gỡ Thủ tướng với các lãnh đạo DN sắp tới, Nhóm công tác công nghiệp ô tô và… Continue readingDoanh nghiệp kêu phải chờ “dài cổ” điều kiện kinh doanh ô tô

VCCI sẽ đề xuất 5 nhóm kiến nghị gỡ khó cho doanh nghiệp tại hội nghị với Thủ tướng

Phía VCCI cho biết họ sẽ chuyển 200 ý kiến của doanh nghiệp được tập hợp từ đầu năm đến Thủ tướng trong Hội nghị Thủ tướng gặp doanh nghiệp hôm 17/5 sắp tới. Ngày 17/5 sắp tới, Thủ tướng Chính phủ và các Phó Thủ tướng sẽ tham dự Hội nghị gặp gỡ doanh nghiệp nhằm lắng nghe các tâm tư, nguyện vọng của cộng đồng này. Đây cũng là dịp để sơ kết,… Continue readingVCCI sẽ đề xuất 5 nhóm kiến nghị gỡ khó cho doanh nghiệp tại hội nghị với Thủ tướng

Tin cùng chuyên mục

Có thể bạn quan tâm