Thủ tướng dự Hội nghị UBTƯ MTTQ Việt Nam lần thứ 8

Tuesday, 09/01/2018, 10:59 AM
Doanhnhanvietuc – Sáng 5/1, Hội nghị UBTƯ MTTQ Việt Nam lần thứ 8, khoá VIII đã chính thức khai mạc tại TP Hồ Chí Minh. Dự hội nghị có Ủy viên Bộ Chính trị, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc.

Thủ tướng dự Hội nghị UBTƯ MTTQ Việt Nam lần thứ 8

Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc tham dự hội nghị.

Cùng tham dự còn có Uỷ viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng ban Dân vận Trung ương Trương Thị Mai; Uỷ viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành uỷ TP Hồ Chí Minh, nguyên Chủ tịch UBTƯ MTTQ Việt Nam Nguyễn Thiện Nhân; ông Phạm Thế Duyệt nguyên Uỷ viên thường vụ – thường trực Bộ Chính trị, nguyên Chủ tịch UBTƯ MTTQ Việt Nam; ông Huỳnh Đảm nguyên Chủ tịch UBTƯ MTTQ Việt Nam; bà Hà Thị Khiết, nguyên Bí thư Trung ương Đảng, nguyên Trưởng ban Dân vận Trung ương, Phó Chủ tịch UBTƯ MTTQ Việt Nam; Uỷ viên Trung ương Đảng, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Mai Tiến Dũng; Uỷ viên Trung ương Đảng, Phó Trưởng ban thường trực Ban chỉ đạo Tây Bắc Hầu A Lềnh; Uỷ viên Trung ương Đảng, Chủ tịch Hội liên hiệp Phụ nữ Việt Nam Nguyễn Thị Thu Hà; Uỷ viên Trung ương Đảng, Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam Nguyễn Văn Cường cùng các cụ, các vị là uỷ viên UBTƯ MTTQ Việt Nam từ khắp mọi miền tổ quốc và nước ngoài về dự.

Uỷ viên Trung ương Đảng, Chủ tịch UBTƯ MTTQ Việt Nam Trần Thanh Mẫn và các Phó Chủ tịch Bùi Thị Thanh, Trương Thị Ngọc Ánh, Ngô Sách Thực, Nguyễn Hữu Dũng đồng chủ trì hội nghị.

Thủ tướng dự Hội nghị UBTƯ MTTQ Việt Nam lần thứ 8

Chủ tịch UBTƯ MTTQ Việt Nam Trần Thanh Mẫn tặng hoa cảm ơn Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc.

* Theo GS Nguyễn Lân Dũng, Phó Chủ nhiệm Hội đồng tư vấn về Khoa học – Giáo dục và Môi trường, năm 2017 vừa kết thúc với không ít thành tựu đáng tự hào và cũng để lại cho năm 2018 không ít những tồn tại cần khắc phục.

Những điểm sáng điều hành

Điểm nổi bật trong năm 2017 là quyết tâm của Chính phủ trong việc chuyển biến từ một Chính phủ chỉ đạo sang một Chính phủ liêm chính, kiến tạo phát triển, hành động, phục vụ nhân dân, phòng chống tham nhũng, lãng phí, lợi ích nhóm.

Giáo sư Dũng đánh giá, chưa bao giờ như năm qua, Chính phủ đã liên tục trực tiếp đối thoại và lắng nghe doanh nghiệp. Nhiều tổ công tác của Chính phủ đã xuống trực tiếp từng địa phương, từng cơ sở sản xuất để lắng nghe tâm tư, nguyện vọng và cả những bức xúc của các doanh nghiệp và doanh nhân.

“Chính phủ đã mở ra nhiều kênh để doanh nghiệp có thể giãi bày và chia sẻ. Những hành động quyết liệt ấy đã làm cho cộng đồng doanh nghiệp bừng thức và tự tin với tinh thần khởi nghiệp mạnh mẽ”, ông Lân Dũng khẳng định.

Bởi theo GS, khi doanh nghiệp đã mong muốn làm giàu chính đáng thì bức tranh kinh tế sẽ khởi sắc.

Tính đến hết tháng 9 tăng trưởng kinh tế đã đạt mức 7,46%, cao nhất trong 7 năm qua. Giá tiêu dùng bình quân cả năm tăng khoảng 1,6%, đã mua thêm hơn 6 tỷ USD, nâng mức dự trữ ngoại hối lên trên 45 tỷ USD, cao nhất từ trước đến nay. Ước tính tổng thu ngân sách nhà nước tăng 10,1% so với năm 2016…

Thủ tướng dự Hội nghị UBTƯ MTTQ Việt Nam lần thứ 8

GS Nguyễn Lân Dũng phát biểu tại hội nghị.

Mặt trận cùng chung tay

Những thành tích nổi bật trong năm 2017 là không ai có thể phủ nhận. Tuy nhiên, cũng theo GS Nguyễn Lân Dũng, nếu “đi sâu, đi sát” vào với nhân dân sẽ thấy còn nhiều những bức xúc chưa được giải quyết một cách thỏa đáng như: năng suất lao động chưa cao, việc làm chưa ổn định, nhất là trước xu thế của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0; sự nghiệp đổi mới giáo dục đổi mới căn bản và toàn diện còn triển khai chậm và chưa tạo được niềm tin trong nhân dân…

Hiện vẫn còn trên 200.000 sinh viên tốt nghiệp Đại học chưa tìm được việc làm, tình trạng khiếu nại về các án oan sai do có tình trạng ép cung khiến phạm nhân kêu cứu kéo dài và chậm được giải quyết thỏa đáng.

“Nhân dân vừa phấn khởi  khi thấy Đảng và Chính quyền ra tay diệt trừ tham nhũng. Nhưng lại vừa hoang mang khi thấy vì sao ngày càng nhiều đến thế việc phát hiện các vụ án lớn và phần lớn liên quan đến cán bộ có chức, có quyền ở trung ương và địa phương”,  GS Lân Dũng bày tỏ.

Tất cả những vấn đề này đang đặt ra trách nhiệm của mỗi cá nhân, trong đó có các uỷ viên uỷ ban Mặt trận phát huy trí tuệ, tinh thần sáng tạo, đoàn kết để cùng với Đảng, Nhà nước, Chính phủ chung tay vượt qua những khó khăn, thách thức.

Người Việt ở Úc luôn hướng về Tổ quốc

Thủ tướng dự Hội nghị UBTƯ MTTQ Việt Nam lần thứ 8

Ông Trần Bá Phúc phát biểu tại hội nghị.

* Trở về Việt Nam, ông Trần Bá Phúc, đại diện cho cộng đồng người Việt Nam tại Úc đã mang đến nhiều tâm tư, tình cảm của người Việt tại Úc.

Cộng đồng người Việt tại Úc hiện có trên 300 ngàn người, là cộng đồng đông thứ 5 trong số các cộng đồng người nước ngoài tại Úc. Theo ông Trần Bá Phúc,  người Việt được các lãnh đạo đất nước sở tại đánh giá là một trong những cộng đồng có khả năng hội nhập rất tốt.

“Tuy nhiên, cộng đồng chúng tôi còn thiếu thông tin chính thống từ trong nước và cũng mong có sự hỗ trợ của Chính phủ để họ có được thông tin về những đổi mới ở quê nhà”, ông Trần Bá Phúc chia sẻ.

Người Việt tại Úc đã có nhiều hoạt động thiết thực cho quê hương đất nước như việc tham gia đóng góp cho biển đảo Việt Nam, luôn mong muốn chủ quyền của đất nước được tôn trọng, được bảo vệ toàn vẹn lãnh thổ.

Hội Doanh nhân Việt Nam tại Úc cũng đã có các chương trình vận động nhằm kêu gọi Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam cũng như thiết lập các hệ thống tiêu thụ hàng nông sản Việt Nam, nhằm giúp cho những người nông dân tiếp cận thị trường mới. Các doanh nhân người Việt tại Úc bày tỏ mong muốn được đầu tư về nước.

Mong là thành viên của Mặt trận

Đặc biệt, để có điều kiện được tham gia và nắm thông tin tình hình đất nước, ông Phúc cho rằng, người Việt tại Úc đề nghị được trở thành thành viên của MTTQ Việt Nam.

“Điều mong mỏi của chúng tôi là được giữ quốc tịch Việt Nam. Nước Úc cho phép công dân có hai quốc tịch. Cho nên, việc được giữ quốc tịch Việt Nam cũng chính là một cách để người Việt Nam ở nước ngoài là một bộ phận không thể tách rời của dân tộc Việt Nam”, ông Trần Bá Phúc khẳng định.

“Dân sinh” và “dân chủ” 

* Đại diện cho những người làm công tác Mặt trận TP Hồ Chí Minh, bà Tô Thị Bích Châu, Chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam TP Hồ Chí Minh cho biết, thời gian qua, các  hoạt động giám sát, phản biện xã hội và tham gia góp ý xây dựng Đảng, chính quyền của hệ thống MTTQ Việt Nam TP đã góp phần làm sáng tỏ một cách khách quan những kết quả và hạn chế trong việc thực hiện chính sách, pháp luật của các cơ quan, tổ chức, cá nhân từ đó đề xuất tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc trong tổ chức thực hiện trên thực tế.

Thủ tướng dự Hội nghị UBTƯ MTTQ Việt Nam lần thứ 8

Bà Tô Thị Bích Châu, Chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam TP Hồ Chí Minh phát biểu tại hội nghị.

MTTQ TP đã chủ động triển khai nhiều chương trình phối hợp thống nhất hành động triển khai nhiều chương trình phối hợp thống nhất hành động về “dân sinh” và “dân chủ” để chăm lo cho nhân dân, nhất là các gia đình chính sách khó khăn và hộ nghèo. Đồng thời phát huy dân chủ của nhân dân tích cực tham gia xây dựng Đảng, xây dựng chính quyền.
Hàng Việt Nam phải chinh phục người Việt Nam

* Đến dự với hội nghị của Mặt trận, nhà sử học Dương Trung Quốc đã mang đến một sự “thay đổi tâm thế” khi cho rằng, đã đến lúc phải thay đổi tâm thế cho Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam”.

Cuộc vận động đã trải qua 17 năm và có đóng góp to lớn, làm cho sự phát triển của sản xuất hàng hóa có cơ hội chiếm lĩnh thị trường trong nước. Tuy nhiên, sự “thay đổi tâm thế” mà ông Dương Trung Quốc muốn nhắc tới và cần phải làm ngay là đã đến lúc hàng Việt Nam phải chinh phục người Việt Nam.

“Một thị trường đứng thứ 13 về dân số thế giới, một thị trường mà các nước đang dồn đến để chiếm lĩnh mà chúng ta lại kêu gọi sự ưu tiên, chúng ta phải tự tin chúng ta đủ sức làm ra những sản phẩm hàng hóa, phải làm ra những sản phẩm hàng hóa đủ sức cạnh tranh trên thế giới và trước hết phải phục vụ cho đồng bào của mình”, ông Dương Trung Quốc bày tỏ.

Thủ tướng dự Hội nghị UBTƯ MTTQ Việt Nam lần thứ 8

Nhà sử học Dương Trung Quốc phát biểu tại hội nghị.

Cũng theo nhà sử học Dương Trung Quốc, MTTQ sớm thay đổi tâm thế, tạo ra sự nhận thức đầy đủ hơn, tự tin hơn để thúc đẩy sự phát triển về kinh tế, sự phát triển của thương hiệu quốc gia của Việt Nam.

“Tại sao chúng ta không bảo vệ người sử dụng thương hiệu Việt bằng chính những sản phẩm của mình. Thủ tướng đã ghi nhận đây là hoạt động lớn của Mặt trận, chính vì vậy phải làm sao khẳng định được vai trò trong xây dựng thương hiệu cho hàng Việt”, ông Dương Trung Quốc khẳng định.

Nông thôn mới gắn với đạo đức

Đề cập đến vấn đề xây dựng nông thôn mới, ông Dương Trung Quốc cho rằng việc xây dựng nông thôn mới đưa ra rất nhiều tiêu chí, nhưng tiêu chí về hạ tầng không phải lúc nào cũng vì thành tích và chưa quan tâm nhiều đến đạo đức.

“Thực tế hiện nay, hiện tượng “Rau hai luống, lợn hai chuồng” vẫn tồn tại tràn lan, đó là sự hủy hoại ghê gớm về giá trị tinh thần. Xây dựng nông thôn mới, tiêu chí nhà, đường có thể xây được nhưng gìn giữ được giá trị về đạo đức và văn hóa là điều hết sức quan trọng”, nhà sử học Dương Trung Quốc nhấn mạnh.

Thủ tướng dự Hội nghị UBTƯ MTTQ Việt Nam lần thứ 8

Nguyên Chủ tịch UBTƯ MTTQ Việt Nam Huỳnh Đảm trò chuyện cùng các đại biểu tại hội nghị.

* Trong rất nhiều hội nghị của các ban ngành, có lẽ không hội nghị nào lại có được không gian sống động mà ấm cúng như hội nghị của Mặt trận. Người miền ngược, miền xuôi, người ở nước ngoài, người lao động cho đến người làm kinh doanh, từ tầng lớp trí thức đến nhà nghiên cứu khoa học… ai cũng có thể bước vào mái nhà chung Mặt trận. Bởi thế, ngôi nhà ấy luôn ấm áp tình nghĩa đồng bào.

Nguyên Chủ tịch UBTƯ MTTQ Việt Nam Huỳnh Đảm đến từ rất sớm, ông đứng ngay trước cửa để bắt tay, thăm hỏi từng người- những người mà ông từng gắn bó trong suốt gần 10 năm khi ông làm Mặt trận.

Niềm vui của những người làm công tác Mặt trận

* Trong không khí xúc động thân tình, ông Nguyễn Túc, Chủ nhiệm Hội đồng tư vấn Văn hoá – Xã hội – người đã có 48 năm gắn bó với công tác Mặt trận bày tỏ niềm vui, năm 2018 bắt đầu bằng một sự kiện mà nhân dân cả nước vui mừng đó là Hội nghị trực tuyến Chính phủ với các địa phương triển khai nhiệm vụ kinh tế xã hội và ngân sách nhà nước có sự tham gia đầy đủ của lãnh đạo Đảng, Nhà nước, MTTQ để cùng bàn những nhiệm vụ chung và cụ thể của cả hệ thống chính trị. Cuộc họp đó được nhân dân xem như hội nghị Diên Hồng thời kỳ đổi mới.

Thủ tướng dự Hội nghị UBTƯ MTTQ Việt Nam lần thứ 8

Ông Nguyễn Túc phát biểu tại hội nghị.

Và hôm nay, lần đầu tiên sau 14 năm gián đoạn, Thủ tướng đã đến dự Hội nghị UBTƯ MTTQ Việt Nam (Thủ tướng Chính phủ Phan Văn Khải dự hội nghị UBTƯ MTTQ Việt Nam vào tháng 2/2004 – PV).

Hai sự kiện này, theo ông Túc, chính là hiện thân tiêu biểu về đổi mới phương thức lãnh đạo, báo hiệu một quyết tâm lớn là Đảng và Chính phủ quyết không ngừng sửa đổi lối làm việc để cán bộ gần dân hơn, sát dân hơn, mọi chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của nhà nước thể hiện đầy đủ hơn ý chí và nguyện vọng của nhân dân.

Đặc biệt, cũng là sự mở đầu cho sự phối hợp chặt chẽ, thiết thực hơn nữa giữa Chính phủ và MTTQ Việt Nam.

“Đây thực sự là niềm vui cho những người làm công tác Mặt trận, cho nhân dân”, ông Nguyễn Túc bày tỏ.

Không “trên nóng dưới lạnh”

Ông Nguyễn Túc gọi mối quan hệ giữa Chính phủ và Mặt trận là “anh em sinh đôi” song hành trong hệ thống chính trị.

Với tất cả tinh thần khiêm tốn, ông Nguyễn Túc cho rằng, năm 2017 là năm “được mùa” của công tác Mặt trận.

Theo đó, năm qua Mặt trận đã thực hiện tốt sự phối hợp, thống nhất hành động để làm tốt sự phối hợp giữa UBTƯ MTTQ Việt Nam với Chính phủ, Quốc hội, Chủ tịch nước và phát huy sức mạnh của các tổ chức thành viên  để củng cố khối đại đoàn kết toàn dân tộc.

Tuy nhiên để sự phối hợp giữa Chính phủ và Mặt trận ngày càng hiệu quả hơn, ông Túc cho rằng cần phải xoá bỏ hiện tượng “trên nóng, dưới lạnh”. Tại Hội nghị này, ông Nguyễn Túc đã đề nghị Thủ tướng có chỉ thị nhắc nhở chính quyền các cấp thi hành nghiêm chỉnh những công việc mà hai bên đã cam kết phối hợp thực hiện trong thời gian qua.

Trao đổi với các đại biểu hội nghị về công tác phòng chống tham nhũng, lãng phí, ông Nguyễn Túc cho rằng, sau 30 đổi mới, mặt trái của kinh tế thị trường ngày càng thể hiện rõ, cho nên vẫn chưa ngăn chặn được tham nhũng, lãng phí.

Từ Đại hội lần thứ 6 của Đảng bắt đầu ghi nhận sự đổi mới, Đại hội 7 bắt đầu xuất hiện “một số cán bộ có chức có quyền thoái hóa, biến chất”, đại hội 8 là “một bộ phận “, đại hội IX là “một bộ phận không nhỏ”, sang đến Đại hội X, chúng ta định bỏ chữ “ không nhỏ”…

“Chỉ có Mặt trận mới dám nói trong bối cảnh hiện nay không thể bỏ được chữ “không nhỏ” vì tham nhũng, lãng phí ngày càng tinh vi hơn. Vì thế với sự quyết liệt của Nghị quyết Trung ương 4 khoá XII, hy vọng trong thời gian tới chúng ta sẽ có những bước chuyển biến mạnh mẽ”, ông  Túc nhấn mạnh.

Cũng theo Chủ nhiệm Hội đồng tư vấn Văn hóa – Xã hội, Mặt trận ngày càng thể hiện vai trò sát dân hơn. Đặc biệt qua những vụ án cho thấy hầu hết là người dân phát hiện, thông qua cơ quan báo chí thông báo với Đảng, Nhà nước. Chính vì vậy Ban Thường trực UBTƯ MTTQ Việt Nam đã vào cuộc cùng với báo chí đi đến cùng những vụ việc mà nhân dân phản ánh.

“Mặt trận phải giữ chữ tín trong công việc của mình. Chữ tín trong vận động, chăm lo cho công tác an sinh xã hội, chữ tín trong phòng chống tham nhũng”, ông Nguyễn Túc khẳng định.

Giám sát để quản lý xã hội

Thủ tướng dự Hội nghị UBTƯ MTTQ Việt Nam lần thứ 8

Bí thư Thành ủy TP HCM Nguyễn Thiện Nhân phát biểu tại hội nghị.

* Năm 2018 cũng là năm đầu tiên mà Đảng bộ thành phố tập trung lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Nghị quyết số 54 của Quốc hội về thí điểm cơ chế, chính sách đặc thù phát triển Thành phố Hồ Chí Minh.

Theo Bí thư Thành uỷ Nguyễn Thiện Nhân: “Nhiệm vụ của MTTQ thành phố trong thời gian tới là rất nặng nề, cần phải thật sự nỗ lực, phát huy vai trò giám sát của mình và của nhân dân, phát huy vai trò tích cực trong tham gia kiểm soát quyền lực, giám sát để quản lý xã hội”. (Xem toàn văn bài phát biểu)

* Trong không khí vui tươi của những ngày đầu năm 2018, Hội nghị lần thứ 8 UBTƯ MTTQ Việt Nam khoá VIII được tổ chức trong bối cảnh các tầng lớp nhân dân đang vui mừng phấn khởi về thành công tốt đẹp của Hội nghị lần thứ 6 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá XII; Kỳ họp thứ tư Quốc hội khoá 14; Tuần lễ Cấp cao Diễn ðàn Hợp tác kinh tế châu Á – Thái Bình Dương (APEC) lần thứ 25 diễn ra thành công tốt đẹp tại thành phố Ðà Nẵng với những con số kỷ lục, đáng ghi nhận như: 121 thỏa thuận hợp tác, hợp đồng đã được ký kết, trị giá gần 20 tỷ USD, gấp gần 10 lần tổng giá trị các thỏa thuận được ký tại APEC năm 2006, hơn 4.000 lượt doanh nghiệp tham gia các sự kiện…

Thủ tướng dự Hội nghị UBTƯ MTTQ Việt Nam lần thứ 8

Chủ tịch Trần Thanh Mẫn phát biểu tại hội nghị.

Trong lời phát biểu khai mạc hội nghị, Chủ tịch Trần Thanh Mẫn khẳng định, tất cả những điều trên đã thể hiện được vị trí vai trò của Việt Nam trên trường quốc tế.

Ðặc biệt tình hình kinh tế – xã hội nước ta đạt được những kết quả quan trọng, trên tất cả các lĩnh vực với tốc độ tăng trưởng 6,81 % trong đó 13/13 chỉ tiêu kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội đạt, trong đó 5 chỉ tiêu vượt mục tiêu kế hoạch đã đề ra.

Theo người đứng đầu Mặt trận, năm 2017, với sự nỗ lực của toàn Đảng, toàn quân, toàn dân, sự điều hành kịp thời, quyết liệt của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, đất nước đã đạt nhiều thành tựu quan trọng.

Đó là kinh tế tăng trưởng khá, an sinh xã hội được quan tâm; chính trị ổn định; trật tự, an toàn xã hội được đảm bảo; quốc phòng, an ninh được giữ vững; đối ngoại được mở rộng, vị thế của nước ta trên trường quốc tế tiếp tục được nâng cao. Cùng với đó khối đại đoàn kết toàn dân tộc được củng cố và tăng cường, tạo tiền đề quan trọng cho sự phát triển của đất nước mạnh mẽ hơn nữa trong năm 2018 và những năm tiếp theo.

Trong thành tích chung đó, có sự đóng góp thiết thực của hệ thống Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức thành viên của Mặt trận từ Trung ương đến cơ sở và địa bàn khu dân cư.

Theo Chủ tịch  Trần Thanh Mẫn, năm qua, MTTQ Việt Nam và các tổ chức thành viên các cấp đã tích cực, chủ động thực hiện có hiệu quả 5 nội dung Chương trình phối hợp thống nhất hành động Hội nghị UBTƯ MTTQ Việt Nam lần thứ 6 đề ra và đạt được nhiều kết quả nổi bật, toàn diện, góp phần quan trọng thực hiện các nhiệm vụ chính trị của mỗi địa phương và đất nước.

Các địa phương phấn khởi vì năm qua, Ban Thường trực, Đoàn Chủ tịch, UBTƯ MTTQ Việt Nam đã có các chủ trương và tổ chức nhiều hoạt động ý nghĩa, thiết thực, được đông đảo các tầng lớp nhân dân ghi nhận, đồng tình và hưởng ứng thực hiện.

“Những kết quả nêu trên đã khẳng định đường lối đổi mới của Đảng ngày càng đi vào cuộc sống. Lòng yêu nước, tinh thần đoàn kết, ý chí tự lực, tự cường, khắc phục khó khăn, vượt qua thách thức của nhân dân cả nước ngày được phát huy”, Chủ tịch UBTƯ MTTQ Việt Nam Trần Thanh Mẫn nhấn mạnh.

Cũng tại hội nghị, người đứng đầu MTTQ Việt Nam đã thông tin tới các đại biểu kết quả Hội nghị lần thứ 13 Đoàn Chủ tịch UBTƯ MTTQ Việt Nam khoá VIII đã thành công tốt đẹp.

Thủ tướng dự Hội nghị UBTƯ MTTQ Việt Nam lần thứ 8

Quang cảnh hội nghị.

Cụ thể, Hội nghị đã nhận được nhiều ý kiến góp ý tâm huyết, trách nhiệm, sâu sắc của các cụ, các vị, các đồng chí trong Đoàn Chủ tịch và đã thống nhất cao thông qua các nội dung quan trọng trong chương trình Hội nghị.

Ngay sau Hội nghị, Chủ tịch Trần  Thanh Mẫn đã trực tiếp trao đổi, báo cáo với Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc về kết quả Hội nghị và các ý kiến đề xuất của các cụ, các vị, các đồng chí trong Đoàn Chủ tịch với Trung ương Đảng, Chính phủ, Quốc hội về các vấn đề liên quan đến công tác Mặt trận.

Đặc biệt, cũng trong ngày 4/1, Ban Bí thư đã ban hành Chỉ thị số 17 về lãnh đạo Đại hội MTTQ Việt Nam các cấp và Đại hội đại biểu toàn quốc MTTQ Việt Nam lần thứ IX nhiệm kỳ 2019-2024.

Theo người đứng đầu Mặt trận, việc Thủ tướng Chính phủ thay mặt lãnh đạo Đảng, Nhà nước tới dự và có bài phát biểu tại Hội nghị này chính là cơ sở rất quan trọng để MTTQ và các tổ chức thành viên các cấp xác định trọng tâm công tác trong năm 2018 và chuẩn bị Đại hội Mặt trận các cấp, tiến tới Đại hội đại biểu toàn quốc MTTQ Việt Nam lần thứ IX. (Xem bài phát biểu của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc)

Trên tinh thần thẳng thắn và cởi mở, Hội nghị UBTƯ MTTQ Việt Nam lần thứ 8 sẽ bàn, thảo luận và thông qua Dự thảo Báo cáo kết quả công tác Mặt trận năm 2017 và Chương trình phối hợp và thống nhất hành động của UBTƯ MTTQ Việt Nam năm 2018; Đề án tổ chức Đại hội Mặt trận các cấp tiến tới Đại hội đại biểu toàn quốc MTTQ Việt Nam lần thứ IX, nhiệm kỳ 2019 – 2024; Chương trình hành động của MTTQ Việt Nam thực hiện công tác phòng, chống tham nhũng, lãng phí giai đoạn 2018 – 2020; Tờ trình của Ban Thường trực về bổ sung nhân sự Ban Thường trực, Đoàn Chủ tịch và UBTƯ MTTQ Việt Nam.

Cũng tại hội nghị này, UBTƯ MTTQ Việt Nam sẽ trao tặng danh hiệu thi đua và khen thưởng cho Ủy ban MTTQ Việt Nam các tỉnh, thành phố có thành tích xuất sắc trong công tác Mặt trận năm 2017.

Một số hình ảnh tại Hội nghị:

Thủ tướng dự Hội nghị UBTƯ MTTQ Việt Nam lần thứ 8

Thủ tướng dự Hội nghị UBTƯ MTTQ Việt Nam lần thứ 8

Thủ tướng dự Hội nghị UBTƯ MTTQ Việt Nam lần thứ 8

Thủ tướng dự Hội nghị UBTƯ MTTQ Việt Nam lần thứ 8

Thủ tướng dự Hội nghị UBTƯ MTTQ Việt Nam lần thứ 8

Theo daidoanket

Rate this post

Leave your comment

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Tin nên xem

Thủ tướng nhắc EVN về 9,7 tỷ USD được Chính phủ bảo lãnh

Doanhnhanvietuc – Tổ công tác của Thủ tướng truyền đạt ý kiến Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc yêu cầu EVN báo cáo, làm rõ một số vấn đề, trong đó có việc EVN giữ vị trí “quán quân” về nợ vay so với các tập đoàn, tổng công ty Nhà nước khác. Ngày 21/6, Tổ công tác của Thủ tướng Chính phủ do Phó Chủ nhiệm VPCP Nguyễn Cao Lục, Tổ phó Tổ công tác dẫn… Continue readingThủ tướng nhắc EVN về 9,7 tỷ USD được Chính phủ bảo lãnh

Đây là 6 nhiệm vụ lớn Thủ tướng giao cho BIDV để phấn đấu vào top 25 ngân hàng thương mại lớn nhất ASEAN

Thủ tướng cũng đưa ra 6 nhiệm vụ lớn đặt ra cho BIDV nhằm nâng tầm cỡ để trở thành một ngân hàng thương mại hàng đầu khu vực, mang tầm cỡ quốc tế. Mới đây, Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) đã tổ chức lễ kỷ niệm 60 năm thành lập (26/4/1957-26/4/2017). Đến tham dự buổi lễ có Nguyên Tổng Bí thư Lê Khả Phiêu, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc,… Continue readingĐây là 6 nhiệm vụ lớn Thủ tướng giao cho BIDV để phấn đấu vào top 25 ngân hàng thương mại lớn nhất ASEAN

Câu hỏi lớn hậu Formosa: Ai chịu trách nhiệm?

Một lần nữa vấn đề trách nhiệm liên quan tới sự cố Formosa xả thải lại được đặt ra. Tại phiên thảo luận tại Quốc hội sáng 2/11, đại biểu Quốc hội Trần Công Thuật, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Trưởng đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Quảng Bình cho biết, cuộc tiếp xúc cử tri nào ông cũng được nghe những phản ánh, bất bình, bức xúc của cử tri về vấn… Continue readingCâu hỏi lớn hậu Formosa: Ai chịu trách nhiệm?

Hai ngọn lửa khích lệ tinh thần doanh nhân

Doanhnhanvietuc – Đại diện cộng đồng doanh nghiệp nói rằng ngọn lửa chống tham nhũng và cải thiện môi trường kinh doanh đang khích lệ mạnh mẽ tinh thần của doanh nhân. Trả lời phỏng vấn Báo điện tử Chính phủ nhân Ngày Doanh nhân Việt Nam (13/10), Chủ tịch Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) Vũ Tiến Lộc cho rằng ‘doanh nhân không chỉ cần hoa hồng mà cần bánh mì”.… Continue readingHai ngọn lửa khích lệ tinh thần doanh nhân

Thủ tướng ra chỉ thị về cắt giảm điều kiện kinh doanh

Thủ tướng nghiêm cấm các bộ, cơ quan ngang bộ, địa phương tự đặt thêm điều kiện kinh doanh, danh mục hàng hóa, thủ tục kiểm tra chuyên ngành trái quy định … Thủ tướng Chính phủ vừa ban hành Chỉ thị số 20/CT-TTg về tăng cường cải cách hoạt động kiểm tra chuyên ngành và cắt giảm, đơn giản hóa điều kiện kinh doanh. Theo đánh giá của Chính phủ, bên cạnh một số… Continue readingThủ tướng ra chỉ thị về cắt giảm điều kiện kinh doanh

Tin cùng chuyên mục

Có thể bạn quan tâm