Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc lập Tổ Tư vấn kinh tế

Saturday, 29/07/2017, 18:12 PM

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc vừa lập Tổ Tư vấn kinh tế để tư vấn cho Thủ tướng Chính phủ về các vấn đề phát triển kinh tế, trong đó có nhiều chuyên gia giỏi từ Mỹ, Nhật Bản, Pháp, Singapore.

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc lập Tổ Tư vấn kinh tế

Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc vừa ký Quyết định 1120 thành lập Tổ Tư vấn kinh tế của Thủ tướng Chính phủ (Tổ Tư vấn kinh tế) để tư vấn cho Thủ tướng Chính phủ về các vấn đề phát triển kinh tế.

Theo danh sách thành viên Tổ tư vấn kinh tế đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, TS. Vũ Viết Ngoạn, nguyên Chủ tịch Ủy ban Giám sát tài chính quốc gia làm Tổ trưởng.

14 thành viên Tổ Tư vấn kinh tế, trong đó có nhiều chuyên gia kinh tế có tiếng ở các trường đại học từ nước ngoài về.

Cụ thể: PGS, TS. Trần Ngọc Anh, Đại học Indiana, Hoa Kỳ; TS. Vũ Thành Tự Anh, Giám đốc Nghiên cứu, Chương trình Giảng dạy Kinh tế Fulbright; TS. Vũ Bằng, nguyên Chủ tịch Ủy ban Chứng khoán Nhà nước; TS. Nguyễn Đình Cung, Viện trưởng Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế trung ương; GS. TS Trần Thọ Đạt, Hiệu trưởng Trường Đại học Kinh tế Quốc dân; GS.TS Tiến sĩ Nguyễn Đức Khương, Phó Giám đốc, Trưởng khoa Tài chính, Học viện Quản lý và quản trị kinh doanh, Cộng hòa Pháp; PGS. TS. Vũ Minh Khương, Đại học quốc gia Singapore; TS. Trần Du Lịch, nguyên Viện trưởng Viện Kinh tế TP HCM; TS. Trương Văn Phước, Quyền Chủ tịch Ủy ban Giám sát tài chính quốc gia; GS.TS Nguyễn Xuân Thắng, Giám đốc Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh; PGS.TS Trần Đình Thiên, Viện trưởng Viện Kinh tế Việt Nam; GS.TS Trần Văn Thọ, Đại học Wasada, Nhật Bản; GS.TS Nguyễn Quang Thuấn, Chủ tịch Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam; ông Bùi Quang Vinh, nguyên Bộ trưởng Kế hoạch và Đầu tư.

Tổ Tư vấn kinh tế có nhiệm vụ tư vấn cho Thủ tướng Chính phủ về các chiến lược, kế hoạch, đề án, chính sách phát triển kinh tế trong trung hạn và dài hạn; kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội hàng năm.

Bên cạnh đó, phân tích, dự báo, đánh giá tình hình, kết quả thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội, các chiến lược, đề án, chính sách phát triển kinh tế; trên cơ sở đó tư vấn, khuyến nghị với Thủ tướng Chính phủ các biện pháp, giải pháp để nâng cao hiệu quả thực thi hoặc đề xuất sửa đổi, bổ sung các cơ chế, chính sách nhằm đạt được các mục tiêu đề ra.

Đồng thời, tư vấn, khuyến nghị với Thủ tướng Chính phủ các giải pháp, biện pháp ứng phó kịp thời với những biến động thất thường của tình hình kinh tế trong nước và quốc tế.

Tham gia ý kiến các báo cáo, đề án lớn về kinh tế của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ trình Ban Chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị, Ban Bí thư, Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ.

Tổ Tư vấn kinh tế được chủ động làm việc với các Bộ, ngành, địa phương, cơ quan, Viện, Trung tâm nghiên cứu; được đề nghị các Bộ, ngành, địa phương, cơ quan, Viện, Trung tâm nghiên cứu cung cấp các văn bản, tài liệu, thông tin số liệu; được Văn phòng Chính phủ cung cấp thường xuyên các văn bản, tài liệu, thông tin số liệu liên quan đến thực hiện chức năng, nhiệm vụ của Tổ.

Tổ Tư vấn kinh tế được hợp tác với các chuyên gia tư vấn, cộng tác viên là các nhà khoa học, nhà kinh tế trong nước và quốc tế, người Việt Nam định cư ở nước ngoài; cán bộ quản lý đang làm việc hoặc đã nghỉ hưu, các cơ quan nghiên cứu trong nước và quốc tế để thực hiện chức năng, nhiệm vụ của Tổ.

Thành viên của Tổ Tư vấn kinh tế được mời tham dự các hội nghị, cuộc họp, làm việc của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ có nội dung liên quan đến thực hiện chức năng, nhiệm vụ của Tổ.

Đã từng có Ban Nghiên cứu của Thủ tướng

Trước đó, ngày 5-10-1993, Thủ tướng Võ Văn Kiệt đã có quyết định thành lập Tổ chuyên gia tư vấn cải cách kinh tế và cải cách hành chính (còn gọi là Tổ Tư vấn cải cách). Tổ này có nhiệm vụ lập hoặc góp ý kiến về chương trình nghiên cứu cải cách kinh tế, cải cách hành chính để Thủ tướng duyệt và giao nhiệm vụ cho các cơ quan thực hiện. Ngoài ra, Tổ còn góp ý kiến phản biện các đề án, các dự thảo luật, pháp lệnh, nghị định và chính sách về cải cách kinh tế và cải cách hành chính do các cơ quan chức năng của Chính phủ soạn thảo trình Thủ tướng… Ngoài ra còn có Nhóm không thường trực là các chuyên gia tư vấn do Thủ tướng trực tiếp gửi thư mời từng người.

Thời điểm đó, Tổ này có 8 thành viên, trong đó Tổ trưởng là ông Lê Xuân Trinh – Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ; Tổ phó là ông Trần Đức Nguyên – Trợ lý Phó Thủ tướng Phan Văn Khải. Các thành viên có các chuyên gia Lê Đăng Doanh, Trần Việt Phương, Lê Đức Thúy, Nguyễn Trung, Vũ Quốc Tuấn, Đào Công Tiến.

Đến năm 1996, Tổ Tư vấn cải cách được tổ chức lại thành Tổ Nghiên cứu đổi mới kinh tế, xã hội và hành chính (gọi tắt là “Tổ nghiên cứu đổi mới”). Ông Trần Đức Nguyên được bổ nhiệm làm Tổ trưởng Tổ Nghiên cứu đổi mới.

Thủ tướng Võ Văn Kiệt thường xuyên làm việc với các thành viên thường trực của Tổ, trực tiếp nghe, đọc các báo cáo, kiến nghị, đề ra yêu cầu nghiên cứu. Hàng năm, Thủ tướng cùng các Phó Thủ tướng có cuộc họp với toàn Tổ, trực tiếp nghe các thành viên nhận xét và kiến nghị về tình hình kinh tế-xã hội và việc tiến hành cải cách kinh tế, cải cách hành chính. Thủ tướng thường mời thành viên Tổ Tư vấn tham dự các kỳ họp thường kỳ của Chính phủ, các cuộc họp Thường trực Chính phủ mở rộng bàn định một số vấn đề quan trọng về đổi mới chính sách, thể chế.

Đến ngày 30-5-1998, Thủ tướng Phan Văn Khải nâng cấp Tổ Nghiên cứu đổi mới thành Ban Nghiên cứu của Thủ tướng. Ông Trần Đức Nguyên được cử làm Trưởng ban và giữ cương vị này cho đến khi nghỉ hưu vào đầu năm 2003. Người kế nhiệm ông Nguyên trong cương vị Trưởng ban là nguyên Bộ trưởng Kế hoạch và Đầu tư Trần Xuân Giá.

Thời ông Phan Văn Khải, trước khi Chính phủ ban hành văn bản nào, Thủ tướng thường chuyển cho Ban Nghiên cứu xem trước.

Đến ngày 28-7-2006, Thủ tướng kế nhiệm Nguyễn Tấn Dũng đã ký quyết định giải thể Ban Nghiên cứu của Thủ tướng.

Sau đó, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã thành lập Tổ Tư vấn của Thủ tướng (nhiệm kỳ 2011-2016). Thông thường Tổ Tư vấn họp 1 tháng 1 lần, vào trước phiên họp Chính phủ thường kỳ 2-3 ngày. Ông Trương Đình Tuyển là nhóm trưởng, là đặc phái viên của Thủ tướng.

Danh sách Tổ tư vấn của Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng (các chức danh tương ứng với thời gian đang tham gia Tổ trong nhiệm kỳ 2011-2016 của Thủ tướng):

Ông Trương Đình Tuyển (Đặc phái viên Kinh tế của Thủ tướng, Trưởng nhóm/Tổ trưởng)

GS.TS Nguyễn Xuân Thắng (Chủ tịch Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Việt Nam)

TS Vũ Viết Ngoạn (Chủ tịch Ủy ban Giám sát Tài chính Quốc gia)

TS Cao Viết Sinh (Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư)

TS Nguyễn Sỹ Dũng (Phó chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội)

TS Nguyễn Đình Cung (Viện trưởng Viện Nghiên cứu Quản lý Kinh tế Trung ương, Bộ Kế hoạch và Đầu tư)

TS Trần Đình Thiên (Viện trưởng Viện Kinh tế Việt Nam)

TS Đặng Kim Sơn (Viện trưởng Viện Chính sách và Chiến lược Nông nghiệp, Bộ NN&PTNT)

TS Võ Trí Thành (Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu Quản lý Kinh tế Trung ương, Bộ Kế hoạch và Đầu tư)

GS.TSKH Nguyễn Quang Thái (Tổng thư ký kiêm Phó Chủ tịch thường trực Hội Kinh tế Việt Nam)

TS Trần Du Lịch (Đại biểu Quốc hội, nguyên Viện trưởng Viện Kinh tế TP.HCM)

TS Lê Xuân Nghĩa (Chủ tịch Ủy ban Giám sát Tài chính Quốc gia, sau đó là Viện trưởng Viện Nghiên cứu Kinh doanh)

TS Nguyễn Đức Thành (Viện trưởng Viện Nghiên cứu Kinh tế và Chính sách, Trường Đại học Kinh tế, Đại học Quốc gia Hà Nội).

Theo nguoilaodong

Rate this post

Leave your comment

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Tin nên xem

Các ngân hàng thương mại đứng ở đâu trong hệ sinh thái tài chính tiêu dùng điện tử?

Doanhnhanvietuc – Trong hệ sinh thái tài chính tiêu dùng, khách hàng có vị trí trung tâm và ngân hàng giữ vai trò chủ chốt. “Khi số thuê bao di động vượt quá dân số, thanh toán di động là lĩnh vực có tiềm năng rất lớn. Phát triển tốt dịch vụ này sẽ góp phần quan trọng vào việc thực hiện đề án thanh toán không dùng tiền mặt của Chính phủ”, Chuyên gia… Continue readingCác ngân hàng thương mại đứng ở đâu trong hệ sinh thái tài chính tiêu dùng điện tử?

Cơ hội đạt mục tiêu tăng trưởng 6,7%: Bức tranh kinh tế nửa đầu năm phát tín hiệu tích cực

Doanhnhanvietuc – Tăng trưởng GDP đạt 5,73%, trong đó nông nghiệp, dịch vụ phục hồi mạnh. Lạm phát 6 tháng ở mức thấp, chỉ tăng 0,2%. Những số liệu cho đến hết nửa năm đã được công bố, bức tranh tăng trưởng của nền kinh tế trong năm 2017 đã dần được hình thành. Những tín hiệu tích cực mới nhất trong quý II đang làm người ta dần yên tâm về một nền kinh tế… Continue readingCơ hội đạt mục tiêu tăng trưởng 6,7%: Bức tranh kinh tế nửa đầu năm phát tín hiệu tích cực

Những “kịch bản” cho thị trường bất động sản năm 2018

Doanhnhanvietuc – Theo Hiệp hội bất động sản TP.HCM (HoREA), thị trường bất động sản năm 2018 dự đoán sẽ tiếp tục tăng trưởng tích cực và nhiều khả năng vẫn giữ được ổn định như năm 2017. Trong đó, phân khúc thị trường căn hộ vừa túi tiền có 1-2 phòng ngủ, có giá bán trên dưới 1 tỷ đồng/căn vẫn là phân khúc chủ đạo và có tính thanh khoản cao nhất của… Continue readingNhững “kịch bản” cho thị trường bất động sản năm 2018

Kinh tế Việt Nam năm 2017: Cơ hội cất cánh!

Năm 2017, Quốc hội đã thông qua chỉ tiêu GDP phải tăng khoảng 6,7%, tốc độ tăng giá tiêu dùng bình quân khoảng 4%; Tổng kim ngạnh xuất khẩu tăng khoảng 6 – 7%… Nhiều mảng sáng Về tổng thể, năm 2017, bức tranh kinh tế Việt Nam sẽ tiếp tục các động lực tăng trưởng đã tích lũy từ năm trước và có thể nhận thêm nhiều xung lực mới và cơ hội mới,… Continue readingKinh tế Việt Nam năm 2017: Cơ hội cất cánh!

Kinh tế thế giới thời Donald Trump

Sau khi ông Donald Trump trở thành tổng thống đắc cử Mỹ, dư luận chung lo ngại rằng, với chính sách có phần khác biệt của mình, ông Trump sẽ khiến nền kinh tế thế giới bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Mô hình thương mại Trong chiến dịch tranh cử tổng thống, ông Donald Trump đã cam kết sẽ phát triển kinh tế Mỹ dựa trên sự bảo hộ và một trong những chính sách… Continue readingKinh tế thế giới thời Donald Trump

Tin cùng chuyên mục

Có thể bạn quan tâm