Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc trả lời phỏng vấn Bloomberg: Việt Nam sẽ đạt mục tiêu tăng trưởng 6,7%

Tuesday, 30/05/2017, 16:30 PM

Doanhnhanvietuc – Du lịch, Nông nghiệp, Xuất khẩu điện tử sẽ là 3 mũi tiên phong của năm nay.

Trước chuyến thăm nước Mỹ theo lời mời của Tổng thống Donald Trump, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã dành cho trang tin tài chính – kinh tế nổi tiếng Bloomberg một bài phỏng vấn tại Hà Nội. Các vấn đề của nền kinh tế, những giải pháp để mục tiêu 6,7% thành hiện thực và một niềm tin đổi mới nền kinh tế Việt Nam được người đứng đầu Chính phủ thể hiện rõ ràng.

Những chiếc điện thoại bị lỗi…

Giải thích cho tăng trưởng của Việt Nam rơi xuống mức thấp 5,1% quý I vừa qua, Thủ tướng nhấn mạnh lý do khách quan là việc Samsung đã cắt giảm mức sản xuất của mình. Hiểu theo cách khác, điều này đã cho thấy kinh tế Việt Nam đang bị phụ thuộc vào xuất khẩu của các ‘ông lớn FDI’ như thế nào.

“Tăng trưởng quý I bị chậm lại xảy ra do một vài lý do. Thứ nhất là do giá dầu thô giảm. Lý do thứ hai là từ ngành công nghiệp điện tử. Chúng tôi đã thiệt hại khoảng 1 tỷ USD giá trị xuất khẩu do Galaxy Note 7” –  Thủ tướng cho biết.

Nhìn lại thì trong suốt khoảng thời gian có mặt tại Việt Nam, Samsung đã giúp Việt Nam trở thành một trung tâm sản xuất điện tử lớn, với giá trị 15 tỉ USD nhận đầu tư từ nhiều tập đoàn công nghệ khổng lồ cũng như các công ty hỗ trợ các tập đoàn này, ví dụ như nhà sản xuất pin Samsung SDI.

Samsung hiện cũng chính là nhà xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam. Điện thoại di động và linh kiện đang chiếm 27% kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam, số liệu năm ngoái, tương đương với giá trị gần 40 tỷ USD. Trong số này, phần lớn đóng góp là của Samsung.

Nhìn sang các quý tới, để kinh tế Việt Nam tăng trưởng, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc và Chính phủ đang chuẩn bị các chiến lược để làm tăng xuất khẩu của hai sản phẩm chính là điện tử và nông nghiệp.

Thủ tướng nói: “Chúng tôi đã có những kế hoạch để củng cố từ các ngành công nghiệp tới mức các sản phẩm, với những nghiên cứu kỹ lưỡng về các thị trường khác nhau để thúc đẩy xuất khẩu”.

Thủ tướng có niềm tin mạnh mẽ với mục tiêu 6,7%

Cuộc phỏng vấn ngắn với Bloomberg của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã thể hiện quyết tâm của cả Chính phủ về mục tiêu 6,7%.

Thủ tướng tự tin kinh tế Việt Nam trong năm 2017 này vẫn sẽ đạt được mục tiêu tăng trưởng 6,7%, mà vẫn giữ ổn định lạm phát, bất chấp trong quý I/2017 vừa qua, Việt Nam đã nhận mức tăng trưởng thấp trong 3 năm.

Thủ tướng cũng chia sẻ những bước mà Việt Nam đang tiến hành để củng cố nền kinh tế, qua đó duy trì vị thế một trong số những nền kinh tế phát triển nhanh nhất thế giới. Những nội dung này một lần nữa khẳng định lại những gì Thủ tướng đã nói trong một cuộc phỏng vấn tại Văn phòng Chính phủ tại Hà Nội ngày 27/5 vừa qua.

“Các chỉ số kinh tế chính trong tháng 5 đều rất tốt: Nền kinh tế có làn sóng xuất khẩu mạnh mẽ trong khi giá trị đầu tư nước ngoài và sản xuất nông nghiệp cũng có tín hiệu khả quan. Đây là những dấu hiệu để tin tưởng kinh tế Việt Nam sẽ tăng trưởng nhanh hơn trong quý III và IV” – Thủ tướng nói với người dẫn chương trình Haslinda Amin của Bloomberg.

Do đó, “mục tiêu tăng trưởng 6,7% là rất khó nhưng có thể đạt được” – Thủ tướng nhấn mạnh.

Để làm được điều này, Chính phủ Việt Nam sẽ cần nhiều nỗ lực, tuy nhiên cũng cần cân bằng các nỗ lực này để làm sao vừa thúc đẩy được tăng trưởng GDP nhưng cũng đảm bảo lạm phát không vượt quá mục tiêu năm 2017 là 4%. “Chúng ta phải kiềm chế lạm phát ở con số đã cam kết với Quốc hội”- Thủ tướng nói.

Các mục tiêu cụ thể cho 3 quý còn lại đã được đặt ra. Thủ tướng  cho biết ngành du lịch Việt Nam dự kiến ​​sẽ tăng 30%, xuất khẩu nông nghiệp sẽ vượt qua con số 32 tỷ USD của năm ngoái và xuất khẩu điện tử sẽ tăng cường sức mạnh cho nền kinh tế trước những khó khăn mà quốc gia này đã phải đối mặt trong quý I và các quý tiếp sau.

‘Đổi mới’…

Xuất khẩu là động lực phát triển chính của Việt Nam, đã có tổng cộng khoảng 16 hiệp định thương mại tự do (FTA) được hoàn thành. Hiện nay, xuất khẩu của Việt Nam đã tăng lên mức kỷ lục 177 tỷ USD ở năm ngoái. Một con số khác chứng minh đà xuất khẩu của Việt Nam là giá trị nhập hàng Việt của các nhà nhập khẩu đến từ Mỹ đã lên đến 42 tỷ USD, tăng hơn gấp đôi trong vòng 5 năm.

Nhìn lại lịch sử, Việt Nam bắt đầu mở cửa sau khi chương trình “Đổi Mới” được đưa ra và áp dụng vào những năm 1980.

Người ta gọi đây là một cuộc ‘lột xác’, mang đến nhiều động lực phát triển mới cho kinh tế Việt Nam. Bây giờ, tất nhiên, nhiều cuộc ‘Đổi mới’ tương tự cũng đang được mong chờ. Tuy nhiên, năm nay sẽ là một thách thức với Việt Nam vì thương mại toàn cầu đang sụt giảm.

Nguồn: Linh Luong Thai/Bloomberg

Bên cạnh xuất khẩu, hệ thống tài chính cũng là vấn đề được Chính phủ quan tâm. Việt Nam hiện đang đẩy mạnh việc tái cơ cấu ngành ngân hàng với những động thái mạnh mẽ hơn đối với vấn đề nợ xấu, theo Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc.

Ông nhắc lại kế hoạch của Việt Nam với các ngân hàng của Việt Nam gặp khó khăn: “Chúng tôi sẽ cho phép các nhà đầu tư nước ngoài tiếp quản các ngân hàng này nếu họ có ý định mua lại”.

Kết thúc cuộc phỏng vấn, Thủ tướng nói: “Tôi lạc quan về triển vọng kinh tế của Việt Nam trong năm nay”.

Theo trí thức trẻ

Rate this post

Leave your comment

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Tin nên xem

Đối thoại giữa Đảng Cộng sản Việt Nam và Đảng Dân chủ Xã hội Đức

Ngày 15/11, Đối thoại lần thứ 5 giữa Đảng ta và Đảng Dân chủ xã hội Đức (SPD) với chủ đề “Phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Việt Nam và Đức” đã diễn ra tại Hà Nội. Đây là hoạt động nằm trong chương trình hợp tác thường niên giữa hai Đảng. Đoàn đại biểu Đảng ta do đồng chí Hoàng Bình Quân, Ủy viên Trung ương Đảng, Trưởng ban Đối ngoại Trung… Continue readingĐối thoại giữa Đảng Cộng sản Việt Nam và Đảng Dân chủ Xã hội Đức

Việt Nam là thung lũng Silicon mới nổi của ASEAN

Mới đây, tạp chí Asian Correspondent đã có bài viết ca ngợi tiềm năng phát triển của ngành công nghệ Việt Nam. Tạp chí này nhận định, Việt Nam có nhiều điều kiện thuận lợi để trở thành Thung lũng Silicon của Đông Nam Á. Mặc dù hầu hết các nước Đông Nam Á đều có tham vọng phát triển ngành công nghệ cạnh tranh, Việt Nam là nước có điều kiện thuận lợi nhất… Continue readingViệt Nam là thung lũng Silicon mới nổi của ASEAN

Đâu mới thực sự là lý do khiến hàng loạt ngân hàng ngoại rút vốn khỏi Việt Nam?

Doanhnhanvietuc – Việc hàng loạt các ngân hàng nước ngoài muốn rút vốn khỏi ngân hàng Việt sau một thời gian hợp tác có là tín hiệu tiêu cực về môi trường kinh doanh ngân hàng tại Việt Nam? Trong thời gian gần đây, khá nhiều ngân hàng lớn trên thế giới đang hoạt động tại Việt Nam đã có động thái thu hẹp hoạt động, hoặc rút vốn khỏi một ngân hàng nội. Có ý… Continue readingĐâu mới thực sự là lý do khiến hàng loạt ngân hàng ngoại rút vốn khỏi Việt Nam?

Chủ tịch FPT Trương Gia Bình hiến kế sách “tam hóa” để nông nghiệp Việt cất cánh trước làn sóng 4.0

Doanhnhanvietuc – Xa hơn thế, ông còn mơ đến một thời điểm “…sau này sẽ tiêu dùng, không chỉ trí tuệ của người Việt mà cả mặt trời, cả đất, cả nước, cả thiên nhiên, cả văn hóa của người Việt” Trên thế giới, làn sóng về một cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 đang được dấy lên một cách mạnh mẽ. Nhiều nền kinh tế đã phải chấp nhận, thậm chí đang làm hết sức… Continue readingChủ tịch FPT Trương Gia Bình hiến kế sách “tam hóa” để nông nghiệp Việt cất cánh trước làn sóng 4.0

Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng: Lãi suất bình quân Việt Nam hiện là 7-9%/năm, trong khi Trung Quốc chỉ là 4,3% và Malaysia 4,6%

Doanhnhanvietuc – Phát biểu tại Hội nghị Thủ tướng với doanh nghiệp 2017 diễn ra sáng nay, Bộ trưởng Kế hoạch Đầu tư cho biết: “Lãi suất bình quân Việt Nam hiện là 7-9%/năm, trong khi Trung Quốc chỉ là 4,3%; Malaysia 4,6%; Hàn Quốc 2-3%; Nhật Bản 0,95%; chi phí tiếp cận điện năng cao gấp 49 lần Philippines; chi phí nộp thuế cao nhất so với ASEAN 4…”. Trong phần báo cáo đầu hội… Continue readingBộ trưởng Nguyễn Chí Dũng: Lãi suất bình quân Việt Nam hiện là 7-9%/năm, trong khi Trung Quốc chỉ là 4,3% và Malaysia 4,6%

Tin cùng chuyên mục

Có thể bạn quan tâm